• .
adsads
Untitled design 60
Lượt Xem 3 K

Thuế suất thuế thu nhập cá nhân đã không còn là khái niệm xa lại với người lao động hiện nay. Tuy nhiên, hiểu rõ về bản chất cũng như cách tính thuế thu nhập cá nhân thì không phải ai cũng nắm rõ. Ở bài viết này, chúng ta cũng tìm hiểu cụ thể về các khoản trong việc tính thuế thu nhập cá nhân nhé!

 

1. Khái niệm thuế thu nhập cá nhân

Thuế thu nhập cá nhân là sắc thuế trực thu đánh vào thu nhập cá nhân. Hàng tháng, người lao động phải trích một khoản tiền từ tiền lương và các nguồn thu nhập khác vào ngân sách nhà nước.

Đặc điểm: 

  • Trực thu
  • Có độ nhạy cảm cao
  • Mang tính lũy tiến

 

2. Cách tính thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương

Khi tính thuế thu nhập cá nhân, việc đầu tiên chúng ta cần xác định đối tượng cư trú là gì? Vì người lao động tại Việt Nam được chia thành 2 loại đối tượng là: Cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú.

Cách tính thuế thu nhập cá nhân

Cách tính thuế thu nhập cá nhân tiền lương, tiền công của cá nhân cư trú có HĐLĐ từ 3 tháng trở lên:

Thuế TNCN = Thu nhập chịu thuế * thuế suất thuế TNCN

Thu nhập chịu thuế = Thu nhập cá nhân – Các khoản giảm trừ – các khoản miễn thuế

Cách tính thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công của cá nhân cư trú có HĐLĐ dưới 3 tháng:

  • Dưới 2 triệu/lần chi trả thì cá nhân nhận 100% thu nhập
  • Từ 2 triệu trở lên/lần chi trả: Khấu trừ 10% tại nguồn trước khi chi trả

Cách tính thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công của cá nhân không cư trú: 

Khấu trừ trực tiếp tại nguồn 20% trước khi chi trả thu nhập

 

3. Bài tập ví dụ

Bài tập

Ông X là người Việt Nam và làm việc tại Việt Nam. Năm 2016, Ông X có ký hợp đồng lao động với công ty A. Và theo hợp đồng lao động thì công ty A sẽ trả cho ông X 75 triệu đồng/tháng. Công ty sẽ mua thẻ hội viên sân golf cho ông X 10 năm với tổng giá trị là 240 triệu. 

Ngoài các khoản bảo hiểm bắt buộc mà công ty tham gia theo quy định về Luật lao động và Luật bảo hiểm thì công ty A còn đồng ý tham gia quỹ hưu trí tự nguyện cho ông X. Quỹ hưu trí tự nguyện Bảo Việt với số tiền phải đóng là 1,2 triệu/tháng. Công ty A còn đồng ý trả cho ông X tiền nhà, tiền điện nước với một khoản 10 triệu/tháng (chưa tính VAT). 

Trong đó, khấu trừ bảo hiểm bắt buộc trước khi trả lương cho ông X với số tiền là 2 triệu/tháng. Ông X không có người phụ thuộc. Theo thỏa thuận trên hợp đồng lao động giữa công ty A và ông X thì lương trên hợp đồng sẽ là lương chưa bao gồm thuế suất thuế thu nhập cá nhân. Có nghĩa là, ngoài các khoản thu nhập trên, công ty A cũng đã trả thuế suất thuế thu nhập cá nhân cho ông X trong năm 2016 với số tiền 300 triệu.

Từ tháng 7/2016, ông X cũng ký với công ty B một hợp đồng dạy học thu nhập 10 triệu/tháng. Như vậy từ tháng 7 đến hết tháng 12 lương của ông X sẽ là 60 triệu. Trước khi trả lương cho ông X, công ty B sẽ khấu trừ 10% thuế suất thuế thu nhập cá nhân.

Xác định tổng thu nhập chịu thuế suất thuế thu nhập cá nhân của ông X trong năm 2016 là bao nhiêu?

 

Bài làm

  1. Xác định đối tượng nộp thuế: Cá nhân cư trú
  2. Xác định thu nhập chịu thuế theo từng nguồn

Công ty B:

Tổng thu nhập chịu thuế năm 2016 là 60 triệu

Công ty A:

Xác định tiền nhà tính thuế

  • Thu nhập chưa bao gồm tiền nhà: 77 triệu/tháng gồm:

Lương: 75 triệu/tháng

Thẻ hội viên sân golf: 240/(10*12) = 2 triệu/tháng

  • Các khoản giảm trừ: 12 triệu/tháng gồm:

Giảm trừ bản thân: 9 triệu/tháng

Giảm trừ bảo hiểm bắt buộc: 2 triệu/tháng

Quỹ hưu trí: 1 triệu/tháng

Thu nhập dùng để quy đổi tiền nhà: 77 triệu – 12 triệu = 65 triệu

Thu nhập quy đổi tính tiền nhà: (65 triệu – 9,85 triệu)/0,65 = 84,85 triệu

Thu nhập chịu thuế chưa bao gồm tiền nhà: 84,85 triệu + 12 triệu = 96,85 triệu

15% tổng thu nhập chịu thuế chưa bao gồm tiền nhà: 15% * 96,85 triệu = 14,53 triệu

Khi đó, chúng ta thấy tiền đóng tiền nhà hàng tháng nhỏ hơn 15% tổng thu nhập chịu thuế chưa bao gồm tiền nhà.

Vì vậy, tiền nhà dùng để tính thuế là 11 triệu

Xác định thu nhập tính thuế hàng tháng

Xác định thu nhập dùng để quy đổi: 11 triệu + 65 triệu = 76 triệu

Tính thu nhập tính thuế: (76 triệu – 9,85 triệu)/0,65 = 101,77 triệu

Vậy, tổng thu nhập chịu thuế mà ông X phải chịu năm 2016 ở công ty A là: (101,77 triệu + 12 triệu) * 12 = 1.365,23 triệu

Như vậy, bài viết đã đưa ra các cách tính thuế thu nhập cá nhân dựa trên tiền lương và các nguồn thu nhập khác. Khi đi làm việc nắm rõ các nguồn tiền trong tiền lương của mình là rất quan trọng. Hãy chuẩn bị cho mình thật kỹ các kiến thức về thuế suất thuế thu nhập cá nhân nhé!

 

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Thông cáo: Cảnh giác các đối tượng mạo danh Navigos Group lừa đảo tuyển dụng

Gần đây, Công ty cổ phần Navigos Group Việt Nam (đơn vị sở hữu hai thương hiệu tuyển dụng nhân sự VietnamWorks và Navigos Search) đã phát hiện một số trường hợp lừa đảo mạo danh thương hiệu để thực hiện hành vi gian lận trong tuyển dụng.

Ứng viên cần tỉnh táo trước 4 "lời hứa" này trong vòng phỏng vấn

Trong không khí căng thẳng của buổi phỏng vấn, nhiều ứng viên dễ bị cuốn theo những lời hứa hẹn hấp dẫn từ nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, kinh nghiệm từ nhiều chuyên gia nhân sự cho thấy, không phải mọi lời hứa đều sẽ trở thành hiện thực. Hãy cùng tìm hiểu những lời hứa phổ biến mà ứng viên cần đặc biệt thận trọng khi đối mặt.

Cách AI giúp bạn dự đoán và nắm bắt cơ hội nghề nghiệp trong năm 2025?

Thay vì lo ngại sự phát triển vượt bậc của trí tuệ nhân tạo (AI), nhiều nhân sự vẫn chưa biết rằng thực tế mọi người có thể ứng dụng AI để dự đoán xu hướng và nắm bắt cơ hội nghề nghiệp. Vậy cụ thể thì AI có thể hỗ trợ bạn như thế nào trong việc định hướng và phát triển sự nghiệp? 

Khi Sếp mới đến vào cuối năm: Làm thế nào để xây dựng ấn tượng hiệu quả?

Tạo được ấn tượng đẹp trong mắt Sếp mới giúp mọi chuyện “thuận buồm xuôi gió” hơn, đồng thời đón nhận được nhiều cơ hội hấp dẫn hơn trong công việc. Tuy nhiên, để xây dựng ấn tượng hiệu quả trong lòng Sếp mới, đặc biệt là Sếp mới đến vào thời điểm cuối năm khi công việc bộn bề, quả không hề đơn giản. Bài viết dưới đây, VietnamWorks sẽ mách bạn vài Tips thú vị giúp thu hút sự chú ý và “ghi điểm tuyệt đối” trong mắt Sếp mới dịp cuối năm này nhé!

Sếp rời đi cuối năm: Làm sao để thích nghi và duy trì động lực làm việc?

Cuối năm bộn bề công việc, Sếp của bạn lại chuẩn bị rời đi. Điều này khiến nhiều nhân viên cảm thấy bối rối, không biết làm sao để thích nghi cũng như duy trì được động lực làm việc cho năm mới. Nếu bạn cũng đang rơi vào hoàn cảnh này thì bài viết dưới đây sẽ hữu ích với bạn!

Bài Viết Liên Quan

Thông cáo: Cảnh giác các đối tượng mạo danh Navigos Group lừa đảo tuyển dụng

Gần đây, Công ty cổ phần Navigos Group Việt Nam (đơn vị sở hữu hai thương hiệu tuyển dụng nhân sự VietnamWorks và Navigos Search) đã phát hiện một số trường hợp lừa đảo mạo danh thương hiệu để thực hiện hành vi gian lận trong tuyển dụng.

Ứng viên cần tỉnh táo trước 4 "lời hứa" này trong vòng phỏng vấn

Trong không khí căng thẳng của buổi phỏng vấn, nhiều ứng viên dễ bị cuốn theo những lời hứa hẹn hấp dẫn từ nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, kinh nghiệm từ nhiều chuyên gia nhân sự cho thấy, không phải mọi lời hứa đều sẽ trở thành hiện thực. Hãy cùng tìm hiểu những lời hứa phổ biến mà ứng viên cần đặc biệt thận trọng khi đối mặt.

Cách AI giúp bạn dự đoán và nắm bắt cơ hội nghề nghiệp trong năm 2025?

Thay vì lo ngại sự phát triển vượt bậc của trí tuệ nhân tạo (AI), nhiều nhân sự vẫn chưa biết rằng thực tế mọi người có thể ứng dụng AI để dự đoán xu hướng và nắm bắt cơ hội nghề nghiệp. Vậy cụ thể thì AI có thể hỗ trợ bạn như thế nào trong việc định hướng và phát triển sự nghiệp? 

Khi Sếp mới đến vào cuối năm: Làm thế nào để xây dựng ấn tượng hiệu quả?

Tạo được ấn tượng đẹp trong mắt Sếp mới giúp mọi chuyện “thuận buồm xuôi gió” hơn, đồng thời đón nhận được nhiều cơ hội hấp dẫn hơn trong công việc. Tuy nhiên, để xây dựng ấn tượng hiệu quả trong lòng Sếp mới, đặc biệt là Sếp mới đến vào thời điểm cuối năm khi công việc bộn bề, quả không hề đơn giản. Bài viết dưới đây, VietnamWorks sẽ mách bạn vài Tips thú vị giúp thu hút sự chú ý và “ghi điểm tuyệt đối” trong mắt Sếp mới dịp cuối năm này nhé!

Sếp rời đi cuối năm: Làm sao để thích nghi và duy trì động lực làm việc?

Cuối năm bộn bề công việc, Sếp của bạn lại chuẩn bị rời đi. Điều này khiến nhiều nhân viên cảm thấy bối rối, không biết làm sao để thích nghi cũng như duy trì được động lực làm việc cho năm mới. Nếu bạn cũng đang rơi vào hoàn cảnh này thì bài viết dưới đây sẽ hữu ích với bạn!

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers