adsads
ngành kế toán
Lượt Xem 567

Ngành Kinh Tế Là Gì?

Ngành kinh tế là lĩnh vực nghiên cứu về các hoạt động trao đổi, giao thương, logistics, bán hàng và cung cấp dịch vụ giữa các cá nhân, hộ kinh doanh, công ty và doanh nghiệp trong nước và quốc tế. Điều này làm cho kinh tế trở thành một lĩnh vực rộng lớn bao gồm nhiều lĩnh vực và liên quan chặt chẽ đến khoa học kỹ thuật, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ và xã hội học.

Không chỉ là một lĩnh vực quan trọng đối với tất cả các quốc gia trên thế giới, ngành kinh tế còn được coi như một mạng lưới toàn cầu bao gồm nhiều ngành nghề và các hoạt động kinh tế được liên kết chặt chẽ với nhau. Vì vậy, đối với một quốc gia muốn phát triển kinh tế, việc đào tạo và giáo dục các thế hệ tài năng trong lĩnh vực này là cực kỳ cần thiết và quan trọng

Ngành kinh tế là lĩnh vực nghiên cứu về các hoạt động trao đổi công ty và doanh nghiệp trong nước và quốc tế

Ngành kinh tế là lĩnh vực nghiên cứu về các hoạt động trao đổi công ty và doanh nghiệp trong nước và quốc tế

Các Chuyên Ngành Kinh Tế

Khối kinh tế bao gồm nhiều chuyên ngành khác nhau được chia làm 3 nhóm: chuyên ngành liên quan đến quản trị, nhóm ngành tài chính, nhóm ngành kế toán – kiểm toán. Vậy nhóm ngành này bao gồm những chuyên ngành nào?

Ngành Quản Trị

Nhắc đến nhóm ngành này, chúng ta có thể hình dung ra nội dung đào tạo chắc chắn thiên về cách quản lý, hoạch định kế hoạch hay chiến lược phát triển cho doanh nghiệp. Ngành này cung cấp cho thị trường lao động nguồn lực có kiến thức và tư duy quản lý doanh nghiệp. Những người thuộc nhóm chuyên ngành này thường sở hữu tố chất lãnh đạo, nhạy bén với sự thay đổi và khả năng phân tích cao.

Nhóm ngành này bao gồm các chuyên ngành như: quản trị kinh doanh, quản trị nhà hàng-khách sạn, quản trị du lịch, kinh doanh quốc tế, marketing,… Đây đều là những vị trí quan trọng trong doanh nghiệp. Nhân viên thuộc ngành nghề này có cơ hội phát triển cao vì thế không quá khó hiểu khi nhiều bạn trẻ thích lựa chọn chuyên ngành này.

Ngành quản trị

Ngành quản trị

Nhóm Ngành Tài Chính

Từ lâu, dân tài chính được ngưỡng mộ bởi sự thông minh và nhạy bén của mình. Đến với nhóm ngành nghề này, bạn sẽ hiểu được báo cáo tài chính, dạy kỹ năng giải quyết vấn đề và tư duy logic,…Nhóm ngành này đem lại thu nhập tốt và mức thưởng tương xứng với vấn đề khó được đặt ra. Chính vì điều đó, nó kích thích người lao động tìm tòi tìm ra các giải quyết những bài toán khó đó. Nên chắc chắn một điều, dân tài chính nhất định phải có tính kiên trì và khả năng phân tích, chịu được áp lực cao. Sinh viên thuộc nhóm ngành này có thể lựa chọn ngành: Tài chính doanh nghiệp, kế toán-tài chính. Ngoài ra, bạn cần phải trang bị cho mình kỹ năng sử dụng vi tính thành thạo. Bởi chuyên ngành này sử nhiều đến phân tích và báo cáo. Với tình trạng hiện nay, đây là chuyên ngành hấp dẫn chứa nhiều cơ hội và thách thức cho nhiều bạn trẻ.

Nhóm ngành tài chính

Nhóm ngành tài chính

Nhóm Ngành Kế Toán-Kiểm Toán

Nhóm ngành này không khác tài chính là mấy, nhưng nó đòi hỏi sự tỉ mỉ và tính toán nhiều hơn. Bởi chắc chắn, bạn phải đối mặt với con số và sổ sách mỗi ngày. Lựa chọn chuyên ngành này, bạn phải hội tụ đủ sự kiên trì, chăm chỉ và nhạy bén với những con số. Ngoài ra, khả năng ghi nhớ và nắm bắt nhanh những thay đổi của cơ quan thuế là rất cần thiết. Nhóm ngành này bao gồm các chuyên ngành như: kế toán, kế toán doanh nghiệp, kế toán thương mại, kế toán kiểm toán, kế toán tài chính.

Nhìn chung, khối kinh tế bao gồm nhiều ngành nghề khác nhau, không thể gói gọn trong một vài từ giới thiệu. Bạn có thể tham khảo thêm sách “Người trong muôn nghề: ngành kinh tế có gì?” để khám phá thêm nhiều chuyên ngành thú vị. Đặc biệt, những bạn trẻ sắp và đang đứng trước bước ngoặt lựa chọn nghề nghiệp, hãy tìm hiểu kỹ để có quyết định đúng đắn cho tương lai của mình nhé.

Nhóm ngành kế toán-kiểm toán

Nhóm ngành kế toán-kiểm toán

Thu Nhập Của Khối Ngành Kinh Tế

Trên nhiều diễn đàn, không ít các bạn trẻ lo lắng về thu nhập tương lai của mình. Những câu hỏi như “ Quản trị kinh doanh lương bao nhiêu? Ngành nào có thu nhập ổn định nhất” thu hút về hàng ngàn bình luận. Nhìn chung, tùy thuộc vào ngành nghề và cấp bậc sẽ có mức lương tương ứng. Hiện nay, sinh viên khối kinh tế mới ra trường có mức thu nhập trong khoảng 8 triệu đồng/tháng. Nếu bạn làm việc hiệu quả, mức lương sẽ không chỉ dừng lại ở đó. Nên thu nhập cao không phải là vấn đề quá khó của khối ngành kinh tế này.

Các Khối Xét Tuyển Ngành Kinh Tế

Ngành Kinh tế xét tuyển các khối sau:

Khối ngành  Môn học 
A00 Toán, Vật lý, Hóa học
A01 Toán, Vật lý, Tiếng Anh
B00 Toán, Hóa học, Sinh học
C01 Ngữ văn, Toán, Vật lý
C02 Ngữ văn, Toán, Hóa học
C04 Ngữ văn, Toán, Địa lí
C20 Ngữ văn, Địa lí, Giáo dục công dân
D01 Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh
D07 Toán, Hóa học, Tiếng Anh
D90 Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh

Các Trường Đào Tạo Ngành Kinh Tế tốt Nhất Hiện Nay

Miền Bắc

  • Đại học Kinh tế – Đại học Quốc gia Hà Nội
  • Học viện Báo chí và Tuyên truyền
  • Học viện Chính sách và Phát triển
  • Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • Học viện Tài chính
  • Đại học Kinh tế Quốc dân
  • Đại học Lao động Xã hội
  • Đại học Ngoại thương
  • Đại học Thương mại
  • Đại học Lâm nghiệp
  • Đại học Tài chính – Quản trị kinh doanh

Miền Nam

  • Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (UEH)
  • Đại học Ngoại thương cơ sở 2 (FTU2)
  • Trường Đại học Kinh tế – Luật (UEL)
  • Đại học Ngân hàng TP.Hồ Chí Minh (BUH)
  • Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh (HCMCOU)
  • Đại học Kinh tế – Tài Chính Thành phố Hồ Chí Minh (UEF)
  • Đại học Tài chính – Marketing
  • Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh

Cơ Hội Việc Làm Của Ngành Kinh Tế

Phần lớn sinh viên tốt nghiệp đều không biết các ngành kinh tế học ra để làm gì? Đừng quá lo về điều đó. Bởi khối kinh tế không những cung cấp kiến thức chuyên môn, bạn còn được giảng dạy các kiến thức tổng quát phù hợp với mọi ngành nghề. Chính vì vậy, sinh viên khối kinh tế không phải lo sợ khi lựa chọn trái chuyên ngành.

Công hội việc làm cho ngành kinh tế

Công hội việc làm cho ngành kinh tế

Ví dụ: Bạn lựa chọn chuyên ngành quản trị kinh doanh vẫn có thể ứng tuyển vị trí nhân viên thị trường. Tuy công việc ứng tuyển ở mảng marketing, nhưng bạn cũng được đào tạo kiến thức về mảng này trước đó. Cùng với sự nhanh nhẹn và năng động, tôi tin chắc bạn sẽ làm tốt vị trí này dù lựa chọn trái chuyên ngành ban đầu.

Mặt khác, doanh nghiệp luôn có nhiều vị trí dành cho sinh viên khối ngành kinh tế. Bạn có thể ứng tuyển vào các vị trí như:

  • Kế toán/kiểm toán viên
  • Nhân viên marketing
  • Nhân sự
  • Nhân viên kinh doanh
  • Quản lý khu vực
  • Chuyên viên phân tích tài chính

Những Tố Chất Cần Có Để Theo Đuổi Ngành Kinh Tế

Để thành công trong lĩnh vực Kinh tế, có những tố chất sau đây là cần thiết:

  • Khả năng suy nghĩ thấu đáo, logic và có óc phán đoán, khả năng tổng hợp và phân tích thông tin.
  • Năng khiếu về toán học và khả năng sử dụng các công cụ số học hiện đại.
  • Kỹ năng giao tiếp tốt để truyền đạt thông tin một cách rõ ràng và hiệu quả.
  • Khả năng phân tích và giải quyết các vấn đề phức tạp liên quan đến kinh tế.
  • Sự quan tâm và hiểu biết về các vấn đề kinh tế và xã hội.
  • Khả năng làm việc nhóm và năng lực giải quyết vấn đề độc lập.
  • Kỹ năng nghiên cứu, tổng hợp và sáng tạo để tìm ra các giải pháp mới và hiệu quả.

Với những tố chất trên, bạn sẽ có cơ hội để phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực Kinh tế và đóng góp cho sự phát triển của xã hội và nền kinh tế.

Kinh tế và khối ngành với đa dạng cơ hội nghề nghiệp cùng kiến thức sâu rộng. Lựa chọn chuyên ngành kinh tế này, bạn phải nhạy bén và không ngừng nỗ lực để tìm cơ hội phát triển. Trên đây là những chia sẻ sơ nét về khối ngành “Hot” nhất hiện nay. Chúc các bạn sĩ tử sớm lựa chọn được chuyên ngành phù hợp với mình!

Xem thêm: Tổng quan về ngành kế toán và cơ hội nghề nghiệp

— HR Insider —
VietnamWorks 
– Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Đối mặt với từ khóa "Tìm việc làm" tăng 17 lần, xu hướng chọn việc của Gen Z hiện nay vẫn là "Lazy-girl Job"

Nhu cầu tìm việc vẫn đang ngày một tăng cao giữa làn sóng lay-off kéo dài từ năm ngoái đến nay. Trong tình thế này, nhiều người trẻ thuộc Gen Z đề cao xu hướng làm việc “Lazy-girl Job” dù cho những công việc này có tính cạnh tranh rất cao. 

04 xu hướng tuyển dụng đang thay đổi, bạn có sẵn sàng thích nghi?

Nhiều doanh nghiệp hiện nay đang lên các chiến lược tuyển dụng mới để nhanh chóng tìm được một ứng viên lý tưởng mà vẫn tiết kiệm được thời gian cũng như nguồn lực trong toàn bộ quá trình.

Các xu hướng phỏng vấn "nóng hổi” mà người mới đi làm phải biết

Để tìm ra những ứng viên tài năng và phù hợp nhất, hiện nay nhiều doanh nghiệp đã áp dụng các hình thức phỏng vấn khác nhau nhằm kiểm tra kỹ năng, kinh nghiệm và kiến thức của ứng viên.

3 nhóm ứng viên mà doanh nghiệp lớn đang ra sức tìm kiếm

Mỗi doanh nghiệp đều có bộ quy chuẩn riêng cho việc tuyển dụng, song vẫn có những tiêu chí chung của một ứng viên mà bất kỳ nhà tuyển dụng nào cũng tìm kiếm.

Mức lương cũ quá thấp, có nên tiết lộ "Payslip" khi phỏng vấn? 

Khi đi phỏng vấn, nhà tuyển dụng thường sẽ hỏi về mức lương cũ của ứng viên để có cơ sở đánh giá và đưa ra mức lương phù hợp.

Bài Viết Liên Quan

Đối mặt với từ khóa "Tìm việc làm" tăng 17 lần, xu hướng chọn việc của Gen Z hiện nay vẫn là "Lazy-girl Job"

Nhu cầu tìm việc vẫn đang ngày một tăng cao giữa làn sóng lay-off kéo dài từ năm ngoái đến nay. Trong tình thế này, nhiều người trẻ thuộc Gen Z đề cao xu hướng làm việc “Lazy-girl Job” dù cho những công việc này có tính cạnh tranh rất cao. 

04 xu hướng tuyển dụng đang thay đổi, bạn có sẵn sàng thích nghi?

Nhiều doanh nghiệp hiện nay đang lên các chiến lược tuyển dụng mới để nhanh chóng tìm được một ứng viên lý tưởng mà vẫn tiết kiệm được thời gian cũng như nguồn lực trong toàn bộ quá trình.

Các xu hướng phỏng vấn "nóng hổi” mà người mới đi làm phải biết

Để tìm ra những ứng viên tài năng và phù hợp nhất, hiện nay nhiều doanh nghiệp đã áp dụng các hình thức phỏng vấn khác nhau nhằm kiểm tra kỹ năng, kinh nghiệm và kiến thức của ứng viên.

3 nhóm ứng viên mà doanh nghiệp lớn đang ra sức tìm kiếm

Mỗi doanh nghiệp đều có bộ quy chuẩn riêng cho việc tuyển dụng, song vẫn có những tiêu chí chung của một ứng viên mà bất kỳ nhà tuyển dụng nào cũng tìm kiếm.

Mức lương cũ quá thấp, có nên tiết lộ "Payslip" khi phỏng vấn? 

Khi đi phỏng vấn, nhà tuyển dụng thường sẽ hỏi về mức lương cũ của ứng viên để có cơ sở đánh giá và đưa ra mức lương phù hợp.

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers