adsads
pexels photo 4340139
Lượt Xem 2 K

Trước khi kết thúc buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng thường sẽ hỏi ứng viên rằng: “Bạn còn câu hỏi nào muốn đặt cho chúng tôi không?” Đây là thời cơ tốt để người xin việc tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng, thông qua việc đưa ra những câu hỏi khéo léo về vị trí ứng tuyển cũng như công ty. Vậy đi phỏng vấn nên hỏi gì để ghi điểm với nhà tuyển dụng? Tất cả sẽ được VietnamWorks giải đáp cặn kẽ trong bài viết dưới đây.

Top những câu hỏi thực tế giúp bạn ghi điểm với nhà tuyển dụng khi đi phỏng vấn

Top những câu hỏi thực tế giúp bạn ghi điểm với nhà tuyển dụng đi phỏng vấn

1. Tại sao nên đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng? – Yếu tố giúp bạn ghi điểm khi tham gia phỏng vấn

 

Trong một buổi phỏng vấn xin việc, có rất nhiều cách để bạn ghi điểm đối với nhà tuyển dụng như CV chỉn chu, năng lực chuyên môn đáp ứng yêu cầu công việc, có hiểu biết về vị trí ứng tuyển cũng như về công ty,… Nhưng rất ít người biết rằng việc đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng cũng là một cách hay để tạo ấn tượng với họ một cách khéo léo khi đi phỏng vấn.

Bạn có thể thông qua câu hỏi cho nhà tuyển dụng để thể hiện cá tính bản thân, đó là một trong những tiêu chí để đánh giá khách quan mức độ phù hợp của bạn với công việc cũng như là công ty. Ngoài ra, đặt câu hỏi còn mang lại cho bạn những lợi ích như:

  • Tìm hiểu về văn hoá, bộ máy tổ chức và quy định của công ty.
  • Làm rõ các thông tin về mô tả công việc để dễ dàng hơn hơn khi đảm nhận nhiệm vụ.
  • Nói lên nguyện vọng của bản thân khi ứng tuyển vào vị trí nào đó tại công ty.

Những yếu tố giúp bạn ghi điểm khi phỏng vấn với nhà tuyển dụng:

  • Trang phục chỉnh tề, phù hợp với môi trường phỏng vấn.
  • Có mặt đúng giờ: Bạn nên tìm đường đến địa chỉ công ty trước một ngày và có mặt tại địa điểm phỏng vấn trước 10 – 15 phút.
  • Sử dụng ngôn ngữ cơ thể để truyền đạt ý kiến cá nhân.
  • Khi hiểu về công ty, bạn sẽ dễ dàng trò chuyện và tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng.
  • Chuẩn bị kiến thức phù hợp với vị trí công việc bạn ứng tuyển.
  • Thái độ hoà nhã, thân thiện khi phỏng vấn.
  • Chuẩn bị tinh thần cho những câu hỏi tình huống thực tiễn.
  • Tập phỏng vấn trước gương hoặc người khác.
  • Tìm hiểu câu hỏi “Đi phỏng vấn nên hỏi gì?”, để chuẩn bị tinh thần cho trước khi kết thúc buổi phỏng vấn phải đặt ra.
  • Trả lời và truyền đạt ý kiến ngắn gọn, đúng trọng tâm.

2. Đi phỏng vấn nên hỏi gì để tạo thiện cảm với nhà tuyển dụng?

 

Đi phỏng vấn nên hỏi gì? Đây là những gợi ý của chúng tôi nhằm giúp bạn tạo thiện cảm với nhà tuyển dụng.

2.1 Câu hỏi cho thấy sự quan tâm đối với công việc

 

Bất kỳ nhà tuyển dụng nào cũng muốn biết liệu ứng viên có xác định gắn bó lâu dài với công ty hay không. Vì thế, hãy thể hiện thái độ nhiệt huyết của bạn đối với vị trí ứng tuyển bằng những câu hỏi quan tâm như:

  • Nếu tôi được tuyển chọn vào công ty thì mục tiêu tôi cần đạt được trong vòng 6 tháng đến 1 năm là gì?
  • Công ty sẽ dựa vào những yếu tố nào để đánh giá hiệu suất làm việc?
  • Tôi phải báo cáo công tác của bản thân theo tuần hay theo tháng? Ai là người sẽ tiếp nhận bản báo cáo công việc của tôi?

2.2 Câu hỏi liên quan đến vị trí ứng tuyển

 

Hãy cho nhà tuyển dụng biết là bạn thật sự tập trung vào vị trí mà mình đã chọn bằng những câu hỏi liên quan tới công việc đó. Điều này cũng giúp bạn hiểu rõ hơn về công việc của mình, tránh những hiểu lầm về sau:

  • Anh/chị có thể cho tôi biết về những việc chưa được đề cập trong bản mô tả công việc không?
  • Những kỹ năng, chuyên môn mà tôi cần có cho vị trí này là gì? (Dù bạn đã biết nhưng việc lắng nghe lời khuyên từ nhà tuyển dụng chắc chắn sẽ đầy đủ và giúp bạn nắm rõ hơn tính chất công việc).
  • Lộ trình thăng tiến của công ty diễn ra như thế nào?
    Để hiểu rõ hơn về vị trí ứng tuyển, anh/chị vui lòng cho tôi biết về ưu, nhược điểm cũng như trách nhiệm của người trước đây đảm nhận công việc này là gì không?
  • Mục tiêu cụ thể định hướng cho vị trí công việc này là gì?
  • Chế độ đãi ngộ dành cho nhân viên mới và nhân viên chính thức khi đảm nhận công việc này là gì?
  • Anh/chị có thể cho tôi biết thời gian bắt đầu làm việc của công ty khi tôi được nhận không?

2.3 Câu hỏi về thời gian hồi âm kết quả

 

Bạn có thể hỏi về thời gian cũng như là quy trình thông báo kết quả ứng tuyển.

Có một số công ty sẽ phải trải qua 2 buổi phỏng vấn đề tìm người phù hợp cho vị trí mà họ tuyển dụng. Vì thế, bạn nên kết thúc buổi phỏng vấn bằng cách hỏi về quy trình tiếp theo và thời gian diễn ra như thế nào.

Top những câu hỏi thực tế giúp bạn ghi điểm với nhà tuyển dụng khi đi phỏng vấn

Hãy đặt câu hỏi về thời gian có kết quả tuyển dụng để nắm quyền chủ động

Từ đó, bạn có thể xác định mình đang ở giai đoạn nào của quy trình tuyển dụng để không rơi vào thế bị động và có thể chuẩn bị tâm lý cho vòng tiếp theo.

  • Anh/chị có phiền nếu tôi giữ liên lạc để biết về các thông tin sau buổi phỏng vấn này không?
  • Tiếp theo sẽ đến giai đoạn nào của quá trình phỏng vấn này vậy?

2.4 Câu hỏi về mức lương và quyền lợi nhân viên

 

Câu hỏi về mức lương và quyền lợi nhân viên là câu hỏi quan trọng khi bạn ứng tuyển vào bất kỳ vị trí nào trong công ty. Tuy nhiên, đây là một câu hỏi khá nhạy cảm, vì thế bạn không nên hỏi vào buổi phỏng vấn đầu tiên, nếu bạn thắc mắc thì hãy đợi nhà tuyển dụng tự đề cập với bạn.

2.5 Câu hỏi về doanh nghiệp

 

Việc đặt ra những câu hỏi về doanh nghiệp nhằm giúp bạn có cái nhìn tổng quát về công ty mà mình muốn ứng tuyển. Bạn có thể hỏi thêm về bộ phận mà bạn làm việc, cơ cấu tổ chức, chiến lược của công ty, đội ngũ nhân sự,…

Một số câu hỏi bạn có thể đặt ra cho nhà tuyển dụng về doanh nghiệp bao gồm:

  • Văn hóa của công ty chúng ta là gì?
  • Thế mạnh trong kinh doanh của doanh nghiệp là gì?
  • Phúc lợi mà nhân viên được hưởng sau khi được tuyển dụng vào công ty là gì?
  • Anh/chị có thể cho tôi biết về cơ cấu tổ chức cũng như giá trị cốt lõi, tầm nhìn và sứ mệnh của công ty mình không?
  • Bạn có thể chia sẻ đôi chút về mục tiêu phát triển của công ty trong 5 – 10 năm tới không?

3. Một số lưu ý để đặt câu hỏi khéo léo hơn

 

  • Câu hỏi đặt ra đúng thời điểm: Trong các buổi phỏng vấn, đa phần thì nhà tuyển dụng sẽ nắm thế chủ động và đặt ra câu hỏi cho ứng viên. Bạn chỉ nên hỏi lại khi chưa rõ và vào cuối buổi phỏng vấn khi được người phỏng vấn yêu cầu đặt câu hỏi. Bạn nên biết khi nào là lúc mình nên đặt câu hỏi, đừng chen ngang hay hỏi bất ngờ giữa cuộc phỏng vấn, nhất là những nội dung không liên quan.
  • Thái độ chân thành và lịch sự: Khi đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng, ứng viên hãy nói lên điều mình thắc mắc với thái độ lịch sự, nhã nhặn để thể hiện rằng bạn thật sự quan tâm đến vấn đề đó vì nó ảnh hưởng đến công việc và sự nghiệp của bạn.
  • Câu hỏi ngắn gọn, rõ ràng: Tốt nhất bạn nên chuẩn bị câu hỏi sẵn ở nhà để không bị ấp úng. Bạn cần trình bày rõ trọng tâm vấn đề mà bạn quan tâm. Điều này không những giúp nhà tuyển dụng dễ hiểu mà họ còn đánh giá được khả năng ngôn ngữ và tư duy logic của bạn.
  • Chỉ đề cập tới nội dung phỏng vấn và công việc, tránh hỏi về vấn đề cá nhân: Dù bạn có tò mò về người phỏng vấn thì khi đặt câu hỏi cũng chỉ nên tập trung vào công việc, không nên hỏi nhiều đến nguyện vọng cá nhân hay “tọc mạch” về vấn đề riêng tư của người khác để tránh gây mất thiện cảm.
  • Cảm ơn sau khi nhận được câu trả lời: Việc làm này nhằm thể hiện thái độ tôn trọng của bạn khi được người khác giải đáp thắc mắc. Dù bạn có hài lòng với câu trả lời hay không thì vẫn nên mỉm cười và cảm ơn họ để thể hiện thái độ lịch sự và chuyên nghiệp.

4. Chú ý những vấn đề không nên hỏi nhà tuyển dụng

 

  • Hỏi về chuyện cá nhân: Những chuyện đời tư cá nhân không liên quan tới công việc là câu hỏi tối kỵ ở môi trường công sở cũng như tại buổi phỏng vấn. Vì thế đừng để bạn có ấn tượng xấu mà chỉ nên tập trung vào công ty và công việc mà bạn ứng tuyển.
  • Hỏi về thời gian tăng lương và thăng chức: Trong buổi phỏng vấn đầu tiên mà bạn chỉ chăm chăm vào việc thăng chức và tăng lương thì nhà tuyển dụng sẽ đánh giá bạn là người thực dụng, không tập trung vào lợi ích sự nghiệp mà chỉ vì vật chất.

Top những câu hỏi thực tế giúp bạn ghi điểm với nhà tuyển dụng khi đi phỏng vấn

Bạn không nên hỏi về thời gian tăng lương và thăng chức

  • Hỏi về thời gian nghỉ: Hỏi trực tiếp về thời gian nghỉ phép sẽ khiến nhà tuyển dụng đánh giá bạn là người lười biếng, không quan tâm tới công việc và phát triển bản thân. Bạn có thể tìm những thông tin này trên trang thông tin của doanh nghiệp.

Qua bài viết trên, VietnamWorks đã cung cấp cho bạn câu trả lời cho thắc mắc Đi phỏng vấn nên hỏi gì? Hy vọng bài viết đã mang lại kiến thức hữu ích, giúp bạn đạt được thành công dễ dàng hơn trong các buổi phỏng vấn.

Xem thêm: Cách trả lời phỏng vấn: Bạn thích làm việc độc lập hay làm việc nhóm?

 

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Bí quyết trả lời phỏng vấn ngon lành: Biết cách chạm "điểm nóng" và "nỗi đau" của sếp và doanh nghiệp

Nhiều ứng viên khi tham gia phỏng vấn thường tập trung nói quá nhiều về bản thân, trình bày dài dòng về học vấn, kinh nghiệm, kỹ năng, v.v. mà không dành thời gian tìm hiểu về công ty và vị trí ứng tuyển. Tuy nhiên, nhiều nhà tuyển dụng cho biết những ứng viên biết cách chạm vào “nỗi đau” của doanh nghiệp lại có khả năng trúng tuyển cao hơn.

Nhân số học: Khám phá con số thái độ để biết tính cách & thái độ của bạn trong công việc

Với lĩnh vực nhân số học, nhiều người tin rằng con số chủ đạo sẽ có tác động nhất định đến tính cách và thái độ của bạn trong công việc. 

Bị hỏi khó những câu hỏi phỏng vấn liên quan đến đời tư, phải trả lời sao cho khéo?

Bên cạnh những câu hỏi về kỹ năng, kinh nghiệm rất phổ biến trong vòng phỏng vấn, nhiều nhà tuyển dụng còn đặt ra những câu hỏi liên quan đến đời tư với mong muốn khai thác ứng viên tối đa. Tuy nhiên, những câu hỏi đó lại vô tình đặt ứng viên vào tình thế khó xử và không biết phải xử lý sao cho khéo. 

Cam đoan về lý lịch của bản thân

Hướng dẫn viết cam đoan về lý lịch của bản thân đúng chuẩn

Cam đoan về lý lịch của bản thân là một văn bản quan trọng, thể hiện sự trung thực, trách nhiệm và góp phần tạo dựng uy tín cho cá nhân. Việc viết cam đoan đúng chuẩn sẽ mang lại nhiều lợi ích cho bản thân trong học tập, công việc và cuộc sống.

Cách viết đơn xin đi làm sớm trước thời hạn thai sản chi tiết và mẫu đơn

Việc viết đơn xin đi làm sớm trước thời hạn thai sản là một thủ tục quan trọng, giúp người lao động có cơ hội trở lại công việc một cách nhanh chóng và hợp pháp sau khi sinh con. Bằng cách này, họ có thể tiếp tục đóng góp và phát triển trong môi trường làm việc của mình, đồng thời đảm bảo quyền lợi được hưởng từ chế độ thai sản.

Bài Viết Liên Quan

Bí quyết trả lời phỏng vấn ngon lành: Biết cách chạm "điểm nóng" và "nỗi đau" của sếp và doanh nghiệp

Nhiều ứng viên khi tham gia phỏng vấn thường tập trung nói quá nhiều về bản thân, trình bày dài dòng về học vấn, kinh nghiệm, kỹ năng, v.v. mà không dành thời gian tìm hiểu về công ty và vị trí ứng tuyển. Tuy nhiên, nhiều nhà tuyển dụng cho biết những ứng viên biết cách chạm vào “nỗi đau” của doanh nghiệp lại có khả năng trúng tuyển cao hơn.

Nhân số học: Khám phá con số thái độ để biết tính cách & thái độ của bạn trong công việc

Với lĩnh vực nhân số học, nhiều người tin rằng con số chủ đạo sẽ có tác động nhất định đến tính cách và thái độ của bạn trong công việc. 

Bị hỏi khó những câu hỏi phỏng vấn liên quan đến đời tư, phải trả lời sao cho khéo?

Bên cạnh những câu hỏi về kỹ năng, kinh nghiệm rất phổ biến trong vòng phỏng vấn, nhiều nhà tuyển dụng còn đặt ra những câu hỏi liên quan đến đời tư với mong muốn khai thác ứng viên tối đa. Tuy nhiên, những câu hỏi đó lại vô tình đặt ứng viên vào tình thế khó xử và không biết phải xử lý sao cho khéo. 

Cam đoan về lý lịch của bản thân

Hướng dẫn viết cam đoan về lý lịch của bản thân đúng chuẩn

Cam đoan về lý lịch của bản thân là một văn bản quan trọng, thể hiện sự trung thực, trách nhiệm và góp phần tạo dựng uy tín cho cá nhân. Việc viết cam đoan đúng chuẩn sẽ mang lại nhiều lợi ích cho bản thân trong học tập, công việc và cuộc sống.

Cách viết đơn xin đi làm sớm trước thời hạn thai sản chi tiết và mẫu đơn

Việc viết đơn xin đi làm sớm trước thời hạn thai sản là một thủ tục quan trọng, giúp người lao động có cơ hội trở lại công việc một cách nhanh chóng và hợp pháp sau khi sinh con. Bằng cách này, họ có thể tiếp tục đóng góp và phát triển trong môi trường làm việc của mình, đồng thời đảm bảo quyền lợi được hưởng từ chế độ thai sản.

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers