adsads
Shutterstock 2190988485 1
Lượt Xem 7 K

Mong muốn làm sếp ở tuổi 35

Ở độ tuổi này, người ta thường mơ đến gia đình hạnh phúc cùng công việc ổn định. Nhưng không ít trường hợp rơi vào tình trạng thất nghiệp, công việc bấp bênh mãi không tìm được bến đỗ tốt. Trên thực tế, nhiều người rất khó tìm được việc phù hợp ở độ tuổi này. Một số khác rơi vào trường hợp “ tiến thoái lưỡng nan” vì quá chán công việc cũ nhưng không dám nhảy việc. Tình trạng này diễn ra không chỉ ở lao động phổ thông, ngay cả nhân viên văn phòng gặp phải cũng không ít. Những người rơi vào tình huống này thường không có sự nghiệp nổi bật. Họ thường có tư tưởng sống để hưởng thụ và không chịu cố gắng khi còn trẻ. Những ngụy biện “ ta chỉ có một đời để sống” luôn là cái cớ để họ buông thả và không cố gắng trau dồi mình. 

Khi tuổi trẻ qua đi, chúng ta muốn tìm việc phù hợp lại vướng phải rào cản tuổi tác. Nhất là khi dịch Covid-19 vừa qua đi, nhiều người tuổi 35 lại càng cảm nhật rõ sự khó khăn khi tìm việc. Giữ công việc đã khó, ước mơ trở thành sếp dường như quá xa vời. Nếu sự nghiệp mãi không tiến triển, cuộc sống ổn định lại trở thành mong ước xa xỉ. 

Không thể phủ nhận, tiền lương mới là mục đích chính để bạn làm việc. Nhưng được đề bạc lên vị trí cao hơn đồng nghĩa với cơ hội nghề nghiệp mở rộng. Từ đó, mức lương chắc chắn sẽ cao hơn ban đầu. Mặt khác, những người được đề bạc thường sẽ có năng lực tương xứng, dù đi đâu cũng sẽ dễ dàng tìm được công việc phù hợp. Thế nên, mong ước làm sếp ở tuổi 35 để ổn định công việc và cuộc sống vẫn luôn là niềm khao khát của biết bao người. Nhưng làm sao để tạo được vị thế vững chắc vẫn luôn là thách thức lớn đối với nhiều người.

Vì đâu sự nghiệp mãi dậm chân tại chỗ?

Thực tế, không ít người cứ mãi loay hoay tìm chỗ đứng trong công việc. Số khác luôn bằng lòng với thực tại, dù công việc nhàm chán, lương thấp, không có cơ hội phát triển. Chính những bạn trẻ “ngủ quên” trên con đường sự nghiệp và không có chí tiến thủ thường rơi vào tình thế thất nghiệp ở tuổi “băm”. Khi tuổi trẻ qua đi, chúng ta mới bàng hoàng nhận ra đã phung phí thời gian cho những điều vô bổ. Liệu có quá trễ để bắt đầu lại không ?

Câu trả lời là “ Không !”

Bởi ông chủ McDonald’s – Ray Kroc chỉ giàu lên khi đã 52 tuổi. Tôi nói điều này không phải để bạn tiếp tục chìm đắm trong sự thất bại. Chúng ta phải hiểu không bao giờ quá trễ để cố gắng làm lại. Nếu có thể, hãy cố gắng phấn đấu cho sự nghiệp càng sớm càng tốt. Nếu sự “giác ngộ” càng trễ bao lâu, bạn sẽ sống trong vất vả bấy lâu. Bởi những gì bạn làm hôm nay sẽ phản ánh tương lai của bạn. Nếu vẫn còn sống trong nỗi ám ảnh vì chưa từng làm sếp, hãy dẹp bỏ ba rào cản ngăn bước chân bạn sau đây nhé. 

Không có kế hoạch phát triển rõ ràng

Không ít người đi làm với tư tưởng hưởng thụ, hoặc công việc vừa ổn định đôi chút liền lập gia đình. Sự vội vàng và không có định hướng cho tương lai khiến những đối tượng này mãi chẳng bật lên được. Bởi thời gian của họ dành hết cho việc vui chơi hoặc bề bộn công việc gia đình mãi chẳng có thời gian dành cho công việc. Vòng xoáy bận rộn mãi cứ cuốn họ vào việc của cá nhân, chẳng còn thời gian định hướng cho công việc. Những đối tượng này thường có xu hướng chấp nhận, làm việc qua loa cho xong. Đến khi tuổi trẻ qua đi, dù họ muốn nhảy việc nhưng với mớ kinh nghiệm không chuyên bất kỳ vị trí nào rất khó tìm được việc mới. Thế nên, những người không có kế hoạch làm việc rõ ràng công việc rất khó phát triển. Nếu chẳng may bị sa thải, cơ hội được “ săn đón” ở những công ty uy tín rất hiếm xảy ra. 

Không biết “ nâng cấp” bản thân

Môi trường làm việc luôn diễn ra sự đào thải thường xuyên. Nhất là khi đại dịch Covid -19 vừa qua, nhiều doanh nghiệp đóng cửa khiến người lao động tìm việc ngày một khó khăn hơn. Dù là lao động phổ thông hay vị trí văn phòng nếu không thuộc dạng “lành nghề”, kỹ năng cứng rất khó tìm được bến đỗ mới. Thế nên, chúng ta cần phải thường xuyên “nâng cấp” bản thân thành phiên bản giới hạn. Chỉ như vậy, chúng ta mới đủ khả năng cạnh tranh với lớp lao động trẻ đang dần tiến lên. Quy luật công việc luôn là thế, không tiến ắt sẽ lùi. Đừng để bản thân bị đào thải chỉ vì mãi chẳng chịu cập nhật kiến thức mới.

Bạn đã đủ tập trung cho công việc ?

Một chân vốn dĩ không thể đạp cùng lúc hai thuyền. Nếu bạn đang kiêm nhiều công việc cùng lúc chỉ vì muốn kiếm thêm thu nhập hãy suy nghĩ lại. Những công việc bên ngoài liệu có đang ảnh hưởng đến công việc chính không ? Nếu có, hãy dừng lại ngay. Đừng mãi ham việc mà không tập trung công việc chính. Đến cuối cùng, bạn sẽ đạt được những gì ? Công việc chính thức mãi dậm chân tại chỗ, việc làm thêm mãi chẳng thể phát triển hơn. 

 Vốn dĩ “ Một nghề chính chuyên còn hơn không chuyên chín nghề”. Câu nói này rất đúng. Bởi bạn chỉ cần tập trung cho sự nghiệp chính và phấn đấu hết mình không sớm thì muộn cũng đạt được thành công. Chỉ cần bạn làm việc hết mình, những cống hiến đó sẽ được đền đáp xứng đáng. Từ đó, mức lương chắc chắn sẽ tăng theo tốc độ phát triển năng lực của bạn. 

Chúng ta nên biết: Tuổi 35 rực rỡ hay ảm đạm phụ thuộc vào nỗ lực bạn bỏ ra trước đó. Đừng mãi dễ dãi đối với bản thân khi bạn đang trong khoảng thời gian tuổi trẻ. Bởi xã hội sẽ chẳng bao dung với kẻ lười nhác. Thế nên, đừng để bản thân trả cái giá đắc trong tương lai. Hy vọng những ai đã và đang đọc bài viết này sớm tìm được định hướng phát triển sự nghiệp cho chính mình.  

>> Xem thêm: 5 tình huống thực tế và cách giải quyết dành cho lãnh đạo

— HR Insider —
VietnamWorks 
– Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan
The bottom line là gì

The bottom line là gì? Hiểu về ý nghĩa và ứng dụng trong kinh doanh

Lợi nhuận ròng - The bottom line đóng vai trò then chốt trong việc đánh giá sức khỏe tài chính của doanh nghiệp. Từ việc...

KPI Marketing là gì? Điểm danh 28 KPI quan trọng trong Marketing

KPI Marketing là gì? Điểm danh 28 KPI quan trọng trong Marketing

KPI Marketing là một công cụ quan trọng giúp đo lường và đánh giá hiệu quả của các chiến dịch marketing. Bài viết này sẽ...

Cách phân biệt lợi nhuận thuần và lợi nhuận gộp

HRI chỉ rõ cách phân biệt lợi nhuận thuần và lợi nhuận gộp

Trong mọi hoạt động kinh doanh, lợi nhuận là mối quan tâm hàng đầu và là mục tiêu cuối cùng cho mọi hoạt động của...

Manufacture là gì? Tìm hiểu chi tiết về quy trình sản xuất hiện đại

Manufacture là gì? Tìm hiểu chi tiết về quy trình sản xuất hiện đại

Bạn thắc mắc manufacture là gì và tầm quan trọng của nó trong ngành công nghiệp hiện đại? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua...

Bán hàng cá nhân là gì

Bán hàng cá nhân là gì? Khám phá quy trình thực hiện bán hàng cá nhân hiệu quả

Bán hàng cá nhân là gì? Đây là câu hỏi mà nhiều doanh nghiệp và người bán hàng quan tâm. Bán hàng cá nhân là...

Bài Viết Liên Quan
The bottom line là gì

The bottom line là gì? Hiểu về ý nghĩa và ứng dụng trong kinh doanh

Lợi nhuận ròng - The bottom line đóng vai trò then chốt trong việc đánh...

KPI Marketing là gì? Điểm danh 28 KPI quan trọng trong Marketing

KPI Marketing là gì? Điểm danh 28 KPI quan trọng trong Marketing

KPI Marketing là một công cụ quan trọng giúp đo lường và đánh giá hiệu...

Cách phân biệt lợi nhuận thuần và lợi nhuận gộp

HRI chỉ rõ cách phân biệt lợi nhuận thuần và lợi nhuận gộp

Trong mọi hoạt động kinh doanh, lợi nhuận là mối quan tâm hàng đầu và...

Manufacture là gì? Tìm hiểu chi tiết về quy trình sản xuất hiện đại

Manufacture là gì? Tìm hiểu chi tiết về quy trình sản xuất hiện đại

Bạn thắc mắc manufacture là gì và tầm quan trọng của nó trong ngành công...

Bán hàng cá nhân là gì

Bán hàng cá nhân là gì? Khám phá quy trình thực hiện bán hàng cá nhân hiệu quả

Bán hàng cá nhân là gì? Đây là câu hỏi mà nhiều doanh nghiệp và...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers