adsads
Shutterstock 2210353303 1
Lượt Xem 1 K

1. Nhân viên giảm hiệu suất trong công việc

Nếu bạn phát hiện một vài nhân viên của mình có sự giảm sút hiệu suất trong công việc thì khoan đưa ra lời phê bình hay trách móc. Hãy xác định nguyên nhân khiến người nhân viên đó làm việc không hiệu quả và đề xuất giải pháp giúp học cải thiện.

Gợi ý nội dung góp ý:

“Em là một trong những nhân viên luôn có thành tích tốt mỗi tháng và năng động chăm chỉ trong công việc. Tuy nhiên, gần đây Anh/chị nhận thấy hiệu suất công việc của em có hơi giảm xuống, vì vậy anh/ chị muốn biết liệu em có đang gặp vấn đề gì không. Anh/chị có thể hỗ trợ để giúp em cải thiện tình trạng này”

Hãy cho nhân viên cảm nhận được sự đồng cảm và niềm tin từ bạn, điều này giúp họ cảm thấy được tiếp thêm động lực để cố gắng nhiều hơn và lấy lại phong độ làm việc nhanh chóng.

2. Nhân viên không hòa thuận

Nếu bạn gặp phải tình huống nhân viên không hòa thuận với các thành viên khác thì đây cũng là tình huống khá phức tạp. Nguyên nhân chính thường xuất phát từ hành vi và lời nói của mỗi người, do đó đòi hỏi bạn phải thật khéo léo khi giải quyết. Hãy xác định rõ ràng lý do tạo nên sự không hòa thuận và lý do làm các thành viên cảm thấy khó chịu hoặc xa cách.

Gợi ý nội dung góp ý:

“Trong quá trình làm việc với mọi người em có gặp khó khăn gì không. Nếu có áp lực hay khúc mắc gì hãy tâm sự với an/chị để anh /chị hỗ trợ em tìm cách xử lý. Nếu em không chia sẻ để mọi người cùng hiểu thì em lớn tiếng sẽ khiến nhiều người cảm thấy khó chịu.

Chúng ta sẽ cộng tác với nhau lâu dài do đó em nên điều chỉnh cách thể hiện cảm xúc trong lúc làm việc sẽ tốt hơn cho cả em và tất cả mọi người”.

Việc nhân viên không hòa thuận đôi khi cần thời gian để giải quyết. Tuy nhiên, để tránh ảnh hưởng lâu dài cho các thành viên khác trong nhóm, bạn nên chỉ ra vấn đề cho nhân viên đó, lắng nghe chia sẻ và đề xuất cách để họ thay đổi.

3. Nhân viên phạm lỗi trong công việc

Khi người nhân viên mắc lỗi trong công việc, có thể ngay lập tức họ sẽ nhận ra vấn đề hoặc vô tình không để ý. Thay vì la mắng và khiển trách làm họ trở nên sợ hãi hơn, hãy giúp trao đổi và giúp họ nhìn ra hậu quả để tránh lặp lại lỗi này trong tương lai.

Gợi ý nội dung góp ý:

“Anh/chị biết em là người luôn cố gắng hoàn thành tốt công việc. Nhưng lỗi em gây ra vừa qua đã để lại hậu quả khá lớn, tuy nhiên anh/chị muốn cho em cơ hội để sửa sai và rút ra bài học từ sai lầm đó?

Sau lần này, anh/ chị hi vọng em đã học được nhiều thứ, hãy chuẩn bị tốt để tránh lặp lại sai lầm tương tự trong tương lai. Em hãy đề xuất cách khắc phục hậu quả, anh/chị sẽ cân nhắc hỗ trợ em trong thời gian này”.

Biện khiển trách và bỏ mặc nhân viên tự lo hết mọi hậu quả đôi khi không đem lại kết quả như mong đợi trong những lần sau. Do đó, hãy cho họ cơ hội để sửa sai và hướng dẫn họ xử lý để họ rút được kinh nghiệm trong những lần sau. Điều này, cho thấy bạn đang thúc đẩy nhân viên của mình dám thử thách, chấp nhận rủi ro và vượt qua sai lầm, từ đó đội nhóm của bạn sẽ ngày càng phát triển.

4. Nhân viên trễ deadline

Việc trễ deadline trong công việc là điều không hiếm gặp, tuy nhiên nếu để tình trạng này diễn ra thường xuyên sẽ tạo tiền đề xấu cho đội nhóm. Khi nhân viên của bạn làm trễ tiến độ công việc, điều này quả thật là điều đáng thất vọng. Nhưng lúc này, bạn nên xử lý hậu quả, thay vì nổi nóng và tức phê bình người nhân viên. Xác định nguyên nhân và các bên bị ảnh hưởng để hỗ trợ họ cách giải quyết phù hợp.

Gợi ý nội dung góp ý:

“Em là người chưa từng trễ deadline trước đây, em có thể chia sẻ với anh/chị nguyên nhân của lần này không? Hay khối lượng công việc anh giao cho em chưa phù hợp, nếu có thể hãy trao đổi trực tiếp với anh/chị? Vị dự án của chúng ta phải làm theo quy trình, do đó nếu em không hoàn thành công việc của mình đúng hạn thì sẽ ảnh hưởng đến cả nhóm.

Lần sau, nếu em gặp khó khăn trong việc tập trung tối đa nguồn lực để hoàn thành đúng hạn, hãy trao đổi với anh/chị để được bố trí sự giúp đỡ. Anh chị hy vọng vấn đề này sẽ không còn lặp lại trong những dự án sau. Em hãy dành thời gian để sắp xếp lại khối lượng công việc của mình và phân bố thời gian phù hợp”.

Hầu hết mọi người đều cố gắng để hoàn thành công việc đúng hạn, tuy nhiên nếu nhân viên của bạn khó khăn trong khâu quản lý thời gian và khối lượng công việc. đồng thời, bạn cũng nên hỏi thăm đội nhóm của mình thường xuyên để nắm bắt tình hình làm việc của mọi người, hạn chế được tình trạng trễ công việc. Bên cạnh đó, những lúc như thế này việc trách móc và phê bình đôi khi sẽ làm nhân viên của bạn cảm thấy thiếu sự thấu hiểu và lắng nghe từ người lãnh đạo. .

5. Nhân viên đặt mục tiêu thiếu thực tế

Để có lộ trình phát triển bền vững và không bị nhụt chí, các mục tiêu đều cần có sự thiết thực. Nếu nhân viên viên đặt mục tiêu lớn đừng vội mừng, hãy giúp họ đảm bảo đó không phải là mục tiêu thiếu thực tế. Là một người leader bạn nên giúp thành viên của mình đặt ra mục tiêu phù hợp với năng lực và tạo cơ hội để họ đạt được thành công.

Gợi ý nội dung góp ý:

Anh/chị đánh giá cao sự cố gắng của em dựa trên mục tiêu của quý này. Tuy nhiên, các mục tiêu em đề ra vẫn chưa thật sự hoàn thành hết. Có thể em đang cảm thấy nản chí nhưng anh chị tin rằng em là người có năng lực chỉ là bây giờ em nên điều chỉnh một xíu về mục tiêu của mình. Theo anh/ chị để tạo động lực cho bản thân tốt hơn, em hãy thử  đưa ra nhiều mục tiêu nhỏ hoặc giới hạn mục tiêu xuống vừa vơi level hiện tại. Như vậy em sẽ dễ kiểm soát và thúc đẩy bản thân tốt hơn”.

Một môi trường làm việc năng động, hiệu quả là khi ở đó nhân viên không chỉ được khen thưởng, động viên để hoàn thành tốt mục tiêu mà còn học hỏi nhiều điều. Việc giúp nhân viên học cách lên kế hoạch và thiết lập mục tiêu làm việc hiệu quả sẽ giúp cho đội nhóm của bạn phát triển bền vững 

Nếu người lãnh đạo không đưa ra các góp ý kịp thời có thể dẫn đến đội nhóm làm việc không hiệu quả và lãng phí nguồn lực của tổ chức.Tuy nhiên, đưa ra góp ý mang tính xây dựng thì người lãnh đạo phải có sự khéo léo và có sự định hướng tốt cho nhân viên. Hy vọng thông qua các tình huống thực tế bên trên, có thể giúp bạn có thêm kinh nghiệm trong việc đưa ra lời góp ý cho nhân viên và phát triển đội nhóm của mình.

Xem thêm: Nâng cao kỹ năng đào tạo nhờ mentee phù hợp

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Làm gì khi sếp & nhân viên không cùng “tiếng nói chung”?

Bạn đã từng cảm thấy khó chịu, bực bội, hoặc thất vọng trong quá trình làm việc với sếp của mình chưa? Bạn có thấy rằng sếp không hiểu bạn, không tôn trọng bạn, hoặc không công bằng với bạn? Có lẽ bạn mong muốn có một sếp tốt hơn, người có "tiếng nói chung" với bạn?

“Sông có khúc, người có lúc” - Đã đến lúc học cách tha thứ cho nhân viên mắc phải lỗi lầm

“Sông có khúc, người có lúc" - một câu ca dao đơn giản nhưng chứa đựng một sự thấu hiểu sâu sắc về cuộc sống và con người. Trong môi trường làm việc, việc xảy ra những lỗi lầm không phải là điều bất ngờ.

Sếp nên làm gì khi nhân viên "miễn dịch" với lời góp ý

Trong môi trường làm việc, việc nhận phản hồi và góp ý từ nhân viên là một phần quan trọng của quá trình phát triển và cải thiện. Tuy nhiên, đôi khi, sếp có thể gặp phải tình trạng nhân viên "miễn dịch" với các lời góp ý hoặc phản hồi. Hiểu rõ nguyên nhân và biết cách xử lý tình huống này không chỉ là một kỹ năng quản lý hiệu quả mà còn là chìa khóa để xây dựng một môi trường làm việc tích cực và phát triển.

New Project 42

Tôi muốn "phá kén" giống sếp của mình

“Phá kén” là quy trình tất yếu trong tự nhiên để trưởng thành của loài bướm. Với con người cũng vậy, đôi khi chúng ta phải đưa ra sự lựa chọn bước ra khỏi vùng an toàn.

Shutterstock 2149852003

4 đặc điểm của nhân viên được sếp quý, đồng nghiệp nể

Các chủ doanh nghiệp thường chỉ tập trung vào các kỹ năng kỹ thuật và không đánh giá các phẩm chất và đặc điểm tạo nên một nhân viên lý tưởng. Điều này có thể ảnh hưởng xấu chính năng suất, văn hoá và thậm chí tạo áp lực cho phòng nhân sự. Vì vậy bài viết dưới đây sẽ chỉ ra 4 đặc điểm của nhân viên của một nhân viên ưu tú, có những đặc điểm này giúp bạn được sếp quý, đồng nghiệp nể, lương thưởng dễ thăng hạng.

Bài Viết Liên Quan

Làm gì khi sếp & nhân viên không cùng “tiếng nói chung”?

Bạn đã từng cảm thấy khó chịu, bực bội, hoặc thất vọng trong quá trình làm việc với sếp của mình chưa? Bạn có thấy rằng sếp không hiểu bạn, không tôn trọng bạn, hoặc không công bằng với bạn? Có lẽ bạn mong muốn có một sếp tốt hơn, người có "tiếng nói chung" với bạn?

“Sông có khúc, người có lúc” - Đã đến lúc học cách tha thứ cho nhân viên mắc phải lỗi lầm

“Sông có khúc, người có lúc" - một câu ca dao đơn giản nhưng chứa đựng một sự thấu hiểu sâu sắc về cuộc sống và con người. Trong môi trường làm việc, việc xảy ra những lỗi lầm không phải là điều bất ngờ.

Sếp nên làm gì khi nhân viên "miễn dịch" với lời góp ý

Trong môi trường làm việc, việc nhận phản hồi và góp ý từ nhân viên là một phần quan trọng của quá trình phát triển và cải thiện. Tuy nhiên, đôi khi, sếp có thể gặp phải tình trạng nhân viên "miễn dịch" với các lời góp ý hoặc phản hồi. Hiểu rõ nguyên nhân và biết cách xử lý tình huống này không chỉ là một kỹ năng quản lý hiệu quả mà còn là chìa khóa để xây dựng một môi trường làm việc tích cực và phát triển.

New Project 42

Tôi muốn "phá kén" giống sếp của mình

“Phá kén” là quy trình tất yếu trong tự nhiên để trưởng thành của loài bướm. Với con người cũng vậy, đôi khi chúng ta phải đưa ra sự lựa chọn bước ra khỏi vùng an toàn.

Shutterstock 2149852003

4 đặc điểm của nhân viên được sếp quý, đồng nghiệp nể

Các chủ doanh nghiệp thường chỉ tập trung vào các kỹ năng kỹ thuật và không đánh giá các phẩm chất và đặc điểm tạo nên một nhân viên lý tưởng. Điều này có thể ảnh hưởng xấu chính năng suất, văn hoá và thậm chí tạo áp lực cho phòng nhân sự. Vì vậy bài viết dưới đây sẽ chỉ ra 4 đặc điểm của nhân viên của một nhân viên ưu tú, có những đặc điểm này giúp bạn được sếp quý, đồng nghiệp nể, lương thưởng dễ thăng hạng.

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers