adsads
Shutterstock 2205528213 1
Lượt Xem 2 K

Văn hóa doanh nghiệp được ví như một nền văn hóa của con người, bởi lẽ chúng đều có điểm chung là xuất phát từ niềm tin, lối suy nghĩ và hành động lặp đi lặp lại như thói quen. Mỗi một người trong doanh nghiệp đều có thể tác động đến văn hóa bằng lời nói, lối sống và tầm nhìn của cá nhân mình. 

Trên thực tế, mỗi một tổ chức sẽ có một nền văn hóa khác nhau, phù hợp với tính chất và mục tiêu của tổ chức mình. Một người lãnh đạo giỏi phải tìm được văn hóa riêng. 

 

Những biểu hiện thường thấy ở mỗi doanh nghiệp

Biểu hiện trực quan đầu tiên phải nhắc đến đó là phong cách ăn mặc của nhân viên trong doanh nghiệp. Tùy vào tính chất công việc của doanh nghiệp mà nhân viên sẽ có nhiều kiểu phong cách khác nhau. Một môi trường năng động, cởi mở sẽ khác với môi trường chính chuyên.  

Mặc áo đồng phục của công ty cũng là một nét văn hóa riêng. Điều này không những giúp làm đẹp hình ảnh công ty mà còn góp phần nâng cao tinh thần làm việc của nhân viên. 

Cách ứng xử giữa mỗi người với nhau trong doanh nghiệp cũng là một nét văn hóa. Thực tế, đây là một trong những yếu tố quan trọng làm nên sự chuyên nghiệp và lớn mạnh của một doanh nghiệp. Một tổ chức bền vững là khi mọi người luôn đối xử công bằng, bình đẳng, tôn trọng và yêu thương nhau.  

Xét một cách sâu sắc hơn, văn hóa doanh nghiệp được xây dựng bởi nhà lãnh đạo thông qua tầm nhìn, sứ mệnh của doanh nghiệp. Khi tìm hiểu rõ về doanh nghiệp, tức nắm được tầm nhìn, sứ mệnh của doanh nghiệp, ta cũng sẽ hiểu rõ được nền văn hóa của doanh nghiệp đó. 

 

Vai trò của văn hóa doanh nghiệp 

Đầu tiên, là tạo dựng được động lực cho nhân viên làm việc. Khi tất cả các thành viên có chung thói quen, lối tư duy và mục đích thì thành công của tập thể có thể đạt được. Đây là chìa khóa mở cánh cửa thành công cho công ty. 

Thứ hai, là xây dựng tinh thần đoàn kết giữa các thành viên với nhau. Người ta thường nói, văn hóa là cái còn thiếu khi doanh nghiệp có tất cả và là cái còn lại khi doanh nghiệp không còn gì nữa. Bởi lẽ nếu xây dựng đúng đắn sẽ giúp nhân viên gắn bó khắng khít với nhau, cùng nhau vượt qua khó khăn thử thách, đưa doanh nghiệp đến sự phát triển và thành công. 

Thứ ba, giúp các thành viên hiểu được giá trị bản thân đối với doanh nghiệp. Một nền văn hóa phù hợp sẽ giúp các thành viên hiểu rằng, mình có giá trị đối với tổ chức, mình là một phần không thể thiếu đối với tổ chức. 

 

Phương pháp xây dựng 

Bước 1: Xác định giá trị cốt lõi của doanh nghiệp 

Muốn xác định được giá trị cốt lõi cũng như hướng đi của văn hóa doanh nghiệp, người lãnh đạo phải tự mình trả lời các câu hỏi: 

  • Tầm nhìn, sứ mệnh của doanh nghiệp? 
  • Mục tiêu mà doanh nghiệp hướng đến? 
  • Nền văn hóa doanh nghiệp người lãnh đạo hướng đến có phù hợp với phần đông các thành viên? 

Bước 2: Truyền thông và ứng dụng 

Khi xác định được giá trị cốt lõi, nhà lãnh đạo sẽ đưa ra được nền văn hóa mà tổ chức sẽ hướng đến. Sau đó truyền thông rộng rãi đến các thành viên và bắt đầu tiến trình thực hiện bằng các cách sau: 

  • Ban hành các quy định, thể chế bằng văn bản đến các thành viên.  
  • Tổ chức buổi họp mặt nói chuyện giữa lãnh đạo và nhân viên để hiểu rõ hơn về văn hóa mới. 
  • Triển khai các hoạt động văn hóa cụ thể như: thay đổi kiến trúc, thiết kế phòng làm việc; quy định đồng phục công ty; quy định chế độ khen thưởng, các buổi team building. 
  • Nhà lãnh đạo liên tục cập nhật là có quy chế thay đổi văn hóa bắt kịp với xu thế nhưng vẫn phù hợp với các giá trị cốt lõi của công ty. 

Bước 3: Hoạch định chiến lược thay đổi  

Khi ban hành và thực thi, nhà lãnh đạo phải liên tục cập nhật dư luận từ các thành viên. Xem xét phản ứng và nhận các ý kiến đóng góp. Tiếp theo đó nên chọn lọc ý kiến mà thay đổi cho phù hợp. 

Tuy nhiên, phải hoạch định được thời gian thay đổi văn hóa, ví dụ định kì 6 tháng/lần. Không nên thay đổi liên tục. Và khi thay đổi phải cân nhắc thật kĩ lưỡng. 

Xây dựng nền văn hóa đúng đắn là một trong những bước quan trọng tạo được  sự bền vững cho tổ chức. Ngoài ra, xây dựng nền văn hóa phù hợp còn giúp thành viên của công ty tự tin, thoải mái và làm việc hăng say hơn. Là nhà lãnh đạo, song song với việc suy nghĩ hướng phát triển của doanh nghiệp, phải nghĩ đến một nền văn hóa mà doanh nghiệp hướng đến. 

 

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

3 chữ C quan trọng của sếp

Theo chuyên gia, thực hiện 3 chữ C, bao gồm Clarity (sự rõ ràng), Consistency (sự nhất quán) và Choice (sự lựa chọn), sẽ khiến...

Nghệ thuật quản lý: bí quyết giúp nhân tài cảm thấy bản thân có giá trị

Thu hút và giữ chân nhân tài là một trong những thách thức lớn nhất mà các doanh nghiệp phải đối mặt trong thời đại...

Xây dựng chương trình đào tạo nội bộ giúp nhân viên "linh hoạt" trước mọi tình huống

Năm 2024 hứa hẹn là một năm đầy thách thức nhưng cũng mang lại nhiều cơ hội thú vị cho các chuyên gia pháp chế...

Tái Tạo Sự Tự Tin Cho Nhân Viên Hậu Giai Đoạn “Nói Lời Tạm Biệt” Với Đồng Nghiệp

Trong bất kỳ tổ chức nào, việc sa thải là một phần không thể tránh khỏi của quá trình thích nghi và thay đổi, đặc...

"Job Shadowing" - sự thúc đẩy phát triển cho cả nhân viên và doanh nghiệp

Job Shadowing, hay còn được gọi là việc đồng hành là một hình thức đào tạo thực hành trong đó một nhân viên theo dõi,...

Bài Viết Liên Quan

3 chữ C quan trọng của sếp

Theo chuyên gia, thực hiện 3 chữ C, bao gồm Clarity (sự rõ ràng), Consistency...

Nghệ thuật quản lý: bí quyết giúp nhân tài cảm thấy bản thân có giá trị

Thu hút và giữ chân nhân tài là một trong những thách thức lớn nhất...

Xây dựng chương trình đào tạo nội bộ giúp nhân viên "linh hoạt" trước mọi tình huống

Năm 2024 hứa hẹn là một năm đầy thách thức nhưng cũng mang lại nhiều...

Tái Tạo Sự Tự Tin Cho Nhân Viên Hậu Giai Đoạn “Nói Lời Tạm Biệt” Với Đồng Nghiệp

Trong bất kỳ tổ chức nào, việc sa thải là một phần không thể tránh...

"Job Shadowing" - sự thúc đẩy phát triển cho cả nhân viên và doanh nghiệp

Job Shadowing, hay còn được gọi là việc đồng hành là một hình thức đào...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers