adsads
Untitled design 7
Lượt Xem 3 K
  • “Zen Master of Marketing” bởi tạp chí Entrepreneur
  • “Millenial Master of the Universe” bởi FastCompany.com
  • Giải thưởng “Hermes Gold award for Educational Programming in Electronic Media”
  • Giải thưởng “Global Empowerment award for Marketing and Technology” bởi Anokhi Media
  • Technology Titan Emerging Company CEO
  • Top 25 Doanh nhân dưới 25 tuổi” bởi Business Week vào năm 2009
  • Top 100 những doanh nhân trẻ được vinh danh tại Nhà Trắng và Liên Hợp Quốc
  • Top 30 Doanh nhân dưới 30 tuổi” ở Mỹ năm 2014 bởi Inc. Magazine
  • 30 người có nhiều tầm ảnh hưởng dưới 30 tuổi” của Forbes vào năm 2015
  • “Người có tiếng nói” ở lĩnh vực Truyền thông & Mạng xã hội trong ba năm liên tục được bình chọn bởi LinkedIn

Đây là những thành tích ấn tượng của Shama Hyder, một trong những nhà chiến lược có tầm nhìn trong thời đại số và tiếp thị toàn cầu, CEO của Zen Media. Bà là một trong những nhà tiên phong khuyến khích các doanh nghiệp chú trọng hơn vào trải nghiệm của người tài và hình thức thương mại điện tử B2E (mô hình tương tác giữa doanh nghiệp và nhân viên).

Là một nhà quản lí hay lãnh đạo doanh nghiệp, chúng ta thường không thể bỏ qua và dành ra một khối lượng lớn thời gian cho việc thu hút và giữ chân khách hàng của mình, đồng thời cố gắng đi nhanh hơn và làm tốt hơn so với các công ty đối thủ. Nếu đủ thông minh, chúng ta sẽ biết cách luôn luôn lắng nghe và thấu hiểu khách hàng cần gì, muốn gì, và làm thế nào để có thể phục vụ khách hàng một cách hiệu quả hơn.

Trong khi bạn sợ mất khách hàng, sợ họ chạy sang bên đối thủ, thì bạn lại vô tình không biết còn một thứ khác quan trọng không kém cũng dễ dàng hao hụt sang bên họ đó chính là nhân viên của mình. Và những chiến lược tiếp thị thương hiệu tuyển dụng vốn quan trọng không kém so với những chiến dịch tiếp thị sản phẩm rầm rộ kia.

Đối xử tận tình với nhân viên luôn là một chiếc chìa khóa cho sự thành công của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, ví như Richard Branson hay Warren Buffet. Hình thức thương mại điện tử B2E (Doanh nghiệp – Nhân viên) sử dụng mạng máy tính cho phép doanh nghiệp cung cấp sản phẩm và dịch vụ tới nhân viên công ty, sẽ góp phần thúc đẩy mọi thứ theo chiều hướng tốt hơn thế nữa.

Với hình thức thương mại điện tử B2E, công ty sẽ có những cuộc đối thoại cởi mở, rõ ràng hơn đến với nhân viên của mình. Ngoài ra, nó còn cung cấp rất nhiều các lợi ích, phúc lợi, và một môi trường làm việc lí tưởng mà ngày nay ai ai cũng hằng mong ước.

Vậy, tại sao điều này lại quan trọng đến vậy?

 

Nhân viên ngày nay mong muốn sếp của họ minh bạch, rõ ràng và đa dạng như chính những mặt hàng mà họ đang ủng hộ.

Thời nay, nhân viên cũng chính là khách hàng của mỗi doanh nghiệp: họ có mặt trên thị trường công nghệ kỹ thuật số, cũng giống như khách hàng của bạn vậy. Do đó, như bao khách hàng khác, họ mong muốn những điều tương tự khi lựa chọn một mặt hàng nào đó cho mình.

Họ muốn chứng kiến giá trị thực của sản phẩm trong thực tế – và dĩ nhiên, vì họ là một phần của công ty, họ chính là những vị khách được quan sát ở hàng ghế đầu tiên nhất. Nếu giá trị của công ty bạn là hướng tới lợi ích của cộng đồng, nhưng bạn thực hiện điều đó với duy nhất một ngày tình nguyện mỗi năm thì chính nhân viên của bạn sẽ là những người đặt câu hỏi cho điều đó. Và với hàng loạt các mạng xã hội như hiện nay, chỉ với một cú click chuột, thì câu hỏi bạn đặt ra đã có thể ngay lập tức thành khuyết điểm để bạn mất đi vài ứng viên tiềm năng vào tay đối thủ.

Vì sao bạn mất người vào tay công ty đối thủ?

Thế hệ Millennials (những người sinh ra từ khoảng năm 1980 đến những năm đầu thập niên 2000) và thế hệ Gen Z (những bạn trẻ được sinh từ năm 1996 trở đi), mong muốn họ có nhiều tự chủ và sự lựa chọn trong công việc hơn là những thế hệ trước.

Điều này đi rất gần với cách mà mối tương quan giữa khách hàng – doanh nghiệp trong thời đại số đang tạo ra. Khách hàng ngày nay không chỉ được tiếp cận với một khối lượng thông tin khổng lồ, mà còn có thêm nhiều sự lựa chọn liên quan đến cách trình bày sản phẩm, khi nào nó ra mắt, và tại sao họ lại ưa thích nhãn hàng này.

Hãy xem xét những trang web như Glassdoor hay FairyGodBoss, nơi mà cho phép nhân viên được tự do nhận xét và bày tỏ quan điểm cho những trải nghiệm của chính họ ở những nơi họ đã và đang làm việc. Những trang web này đã có một tác động nhất định đối với quá trình tuyển dụng – theo một báo cáo bởi Future Workplace và CareerArc, 55% người tìm việc sau khi đọc được một nhận xét tiêu cực về công ty họ chuẩn bị ứng tuyển sẽ quyết định không nộp đơn nữa vì lí do đó.

Tại nơi làm việc, nhờ vào những thiết bị công nghệ văn phòng, nhân viên sẽ được đa dạng hóa sự lựa chọn của mình hơn khi họ được tự mình quyết định cách thức và thời gian làm việc. Những phúc lợi như làm việc tại gia, hay giờ giấc linh hoạt cũng được rất nhiều nhà lãnh đạo đưa ra để nhân viên tự do lựa chọn.

Nếu công ty của bạn vẫn tiếp tục bắt nhân viên dính liền với những quy củ nghiêm khắc mà không hề có bất kì một lí do chính đáng nào, có thể rằng bạn đang trở nên quá cũ kĩ và lỗi thời trong con mắt của nhân viên thế hệ ngày nay rồi đấy.

 

Trải nghiệm của nhân viên sẽ tác động trực tiếp đến trải nghiệm của khách hàng

Nhân viên hạnh phúc cũng có nghĩa là bạn sẽ có những khách hàng hạnh phúc. Mối liên hệ giữa thái độ làm việc (cách mà nhân viên cảm nhận về công việc của chính mình và doanh nghiệp) và kết quả kinh doanh của công ty (thành công hay thất bại) đã được minh chứng rất nhiều lần. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều công ty, vì tập trung quá nhiều công sức cho khách hàng mà vô tình hoặc cố ý gây nhiều bất lợi đến trải nghiệm của nhân viên.

Nhân viên nếu gắn bó tốt với tổ chức, họ sẽ không chỉ thể hiện qua việc làm việc tốt hơn, mà còn là một đại sứ đắt giá cho thương hiệu tuyển dụng của bạn. Đó có thể là những tiếp viên hàng không nói đùa với nhau qua máy liên lạc nội bộ trên một chuyến bay đến vùng Tây Nam nước Mỹ, hay là một người bán hàng trong giờ nghỉ đã nói về việc họ yêu thích công việc của mình như thế nào trên Twitter. Nhân viên – chính là những người truyền tải câu chuyện đầy mạnh mẽ và thuyết phục nhất cho bộ mặt công ty mình.

 

Điều quan trọng cuối cùng: Nhân viên dù trung thành đến mấy sẽ tìm kiếm một trải nghiệm mới tốt hơn nếu họ cảm thấy ở công việc hiện tại, họ chưa có được điều mà mình mong muốn

Như báo cáo của The Balance, theo số liệu của Cục Thống kê Lao động Mỹ năm 2018, thời gian làm việc trung bình của một nhân viên ở mỗi công ty là 4.3 năm cho nam và 4.0 năm cho nữ.

Hiện nay, mọi người đều có xu hướng thích nhảy việc; và hơn hết, họ có thể hoàn toàn có thể tự mình tìm việc tại gia – ngoại trừ khâu phỏng vấn hoặc thậm chí không cần phải bước chân đi đâu cả.

Các công ty nên xem dụng quá trình tuyển dụng như là một cơ hội để quảng bá cho văn hóa của mình nhằm thu hút tốt hơn những thí sinh đầy triển vọng. Nếu quảng bá công ty chưa tốt, hoặc nhân viên tài năng không biết công ty có môi trường làm việc lí tưởng như thế nào, thì đừng quá ngạc nhiên khi bạn bị công ty đối thủ “cuỗm tay trên” đấy.

Ngoài trọng tâm là khách hàng, đầu tư vào nhân viên cũng không hề kém phần quan trọng cho những chiến lược cạnh tranh cũng như thành công về lâu về dài của tổ chức công ty. Vì thế, hãy biết cân nhắc và cân bằng điều gì là tốt nhất cho công ty, để công ty đối thủ sẽ không có cơ hội bắt lấy nguồn tài nguyên nhân lực vô cùng quý giá này nhé!

 

— HR Insider / Theo Forbes —
VietnamWorks
 – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

5 sáng kiến về văn hóa doanh nghiệp được Google áp dụng vào năm 2024

Google, gã khổng lồ công nghệ sở hữu công cụ tìm kiếm phổ biến nhất hành tinh, không chỉ tạo ra cuộc cách mạng internet...

AirBnB dùng văn hóa để "chinh phục" nhân viên của mình như thế nào?

Airbnb, một trong những công ty công nghệ hàng đầu thế giới, không chỉ nổi tiếng với dịch vụ cho thuê nhà trực tuyến mà...

Tiêu chí đánh giá nhân sự hiệu quả tại Amazon

Amazon, một trong những tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới, đã xây dựng một hệ thống đánh giá hiệu suất nhân sự độc...

Phát triển nhân viên: hãy học theo Spotify

Trong thế giới kinh doanh đầy biến động và cạnh tranh, việc phát triển nhân viên không chỉ là lựa chọn mà là chìa khóa...

Top 10 công ty hàng đầu ứng dụng "Bài kiểm tra năng lực" để nhận diện nhân tài

Trên hành trình tìm kiếm và giữ chân nhân tài, các công ty hàng đầu thế giới ngày càng chú trọng vào việc áp dụng...

Bài Viết Liên Quan

5 sáng kiến về văn hóa doanh nghiệp được Google áp dụng vào năm 2024

Google, gã khổng lồ công nghệ sở hữu công cụ tìm kiếm phổ biến nhất...

AirBnB dùng văn hóa để "chinh phục" nhân viên của mình như thế nào?

Airbnb, một trong những công ty công nghệ hàng đầu thế giới, không chỉ nổi...

Tiêu chí đánh giá nhân sự hiệu quả tại Amazon

Amazon, một trong những tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới, đã xây dựng...

Phát triển nhân viên: hãy học theo Spotify

Trong thế giới kinh doanh đầy biến động và cạnh tranh, việc phát triển nhân...

Top 10 công ty hàng đầu ứng dụng "Bài kiểm tra năng lực" để nhận diện nhân tài

Trên hành trình tìm kiếm và giữ chân nhân tài, các công ty hàng đầu...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers