adsads
Lượt Xem 7 K

Theo lẽ thông thường, chúng ta thường nghĩ rằng chỉ cần bạn trả lương nhân viên đủ hậu hĩnh, họ sẽ càng năng suất hơn. Tuy nhiên, thực tế thì lại không chỉ đơn giản như vậy. Một nghiên cứu gần đầy đã chỉ ra rằng, có một mối quan hệ mật thiết giữa sự hạnh phúc của nhân viên và năng suất làm việc của họ. Có rất nhiều công ty đang lưu ý đến điều này – và họ cũng đang nhận về được nhiều kết quả mỹ mãn cho chính mình đấy.

Một nghiên cứu gần đây bởi các nhà kinh tế học tại trường Đại học Warwick đã tìm ra rằng, niềm hạnh phúc có thể gia tăng 12% năng suất làm việc, trong khi sự buồn bã làm giảm đi 10% năng suất. Nhóm nghiên cứu cũng cho rằng: “Sự hạnh phúc có một sự tác động nhân quả vô cùng to lớn và tích cực đến với năng suất làm việc. Những cảm xúc tích cực xuất hiện nhằm mục đích tiếp thêm năng lượng cho con người”.

Những sự khích lệ về mặt tài chính thì chưa đủ để khiến nhân viên làm việc năng suất hơn

Giáo sư Andrew Oswald, một trong ba nhà nghiên cứu dẫn đầu của nghiên cứu này, cho rằng đầu tư vào sự ủng hộ và sự hài lòng của nhân viên sẽ giúp phát sinh ra niềm hạnh phúc khi làm việc. Tại Google, sự hài lòng của nhân viên tăng 37% là nhờ vào những sự khích lệ kể trên – và cho rằng sự khích lệ về mặt tài chính thì chưa đủ để khiến nhân viên hết mình hơn trong công việc.

Shawn Anchor, tác giả của cuốn sách The Happiness Advantage chỉ ra rằng, não bộ hoạt động tốt hơn khi con người cảm thấy tích cực. Nhờ vào nguồn năng lượng đó, con người sẽ có xu hướng sáng tạo hơn, và giải quyết vấn đề một cách nhạy bén và hiệu quả hơn. Một nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng, khi nhân viên cảm thấy vui vẻ, họ sẽ phối hợp ăn ý hơn khi cùng nhau hướng đến một mục tiêu chung nào đó. Theo Anchor, sự khích lệ cho doanh nghiệp nên được đề ra một cách rõ ràng – “sự hạnh phúc mang lại nhiều lợi nhuận” cho công ty chính là một bước đi đúng đắn.

Vì sao nhân viên cảm thấy hạnh phúc đều tăng 12% hiệu suất làm việc?

Các mối quan hệ đều mang tầm quan trọng – đặc biệt là ở giai đoạn đầu

Việc cải thiện sự hài lòng của nhân viên không chỉ riêng là gánh nặng của các công ty mà thôi. Nghiên cứu chỉ ra rằng, có nhiều cách đơn giản để nhân viên có thể cải thiện sự hạnh phúc của chính mình – ví dụ như giúp đỡ đồng nghiệp, ngồi thiền ít nhất hai phút mỗi ngày, hay ngẫm nghĩ lại ba điều mà họ cảm thấy biết ơn trong ngày làm việc của mình.

Hay nói cách khác, các mối quan hệ và tỉnh thức đều quan trọng – đặc biệt là ở giai đoạn đầu. Hai nhà nghiên cứu từ Harvard, Phil Stone và Tal Ben-Shahar đã tìm ra rằng, học sinh có sự ủng hộ mạnh mẽ từ xã hội – ở trường và cả ở nhà, thường có xu hướng vui vẻ và giải tỏa áp lực tốt hơn. Và khi những đứa trẻ này lớn lên, chúng sẽ biết cách áp dụng những kỹ năng này vào nơi làm việc của mình. Nhân viên có mối quan hệ mật thiết với đồng nghiệp tương tự cũng sẽ trở nên hứng thú hơn trong công việc, và có biểu hiện tốt hơn khi làm việc dưới áp lực cao.

Điều này dẫn đến một tranh luận rằng, nhân viên càng hạnh phúc thì càng có khả năng trở thành những nhà lãnh đạo tài ba hơn. Theo Alexander Kjerulf – nhà sáng lập Woohoo Inc. và “tổng giám đốc hạnh phúc” của tổ chức, hạnh phúc chính là “động lực chính để phát triển năng suất”. Theo quan điểm của ông, nhân viên hạnh phúc sẽ đưa ra những quyết định đúng đắn hơn, có khả năng quản lý tốt thời gian của mình, và sở hữu những kỹ năng thiết yếu để trở thành một nhà lãnh đạo giỏi.

Phần lớn nhân viên không thích thú với công việc của mình

Nhìn vào vẻ bề ngoài, chắc hẳn rằng có rất nhiều cách để cải thiện yếu tố hạnh phúc. Một nghiên cứu gần đây từ Gallup đã chỉ ra rằng, chỉ 13% nhân viên cảm thấy hứng thú, đồng nghĩa rằng phần lớn nhân viên không hề thích thú với công việc của mình. Qua một tính toán gần đây cho thấy rằng, các công ty ở Mỹ phải tốn khoảng 450 – 550 triệu đô hàng năm cho việc này. Nhưng nếu nhìn theo một cách khác, nhân viên có biểu hiện làm việc không hăng hái chính là một cơ hội để các công ty tìm cách cải thiện năng suất trong công việc – bằng cách đầu tư vào phúc lợi và cả sự hạnh phúc của nhân viên mình.

Tuy vậy, dùng bao nhiêu tài nguyên là đủ vẫn là một câu hỏi chưa có lời giải đáp. Cùng lúc đó, chúng ta cần có nhiều nghiên cứu hơn để xác định rằng phương pháp nào thì đem lại các kết quả tích cực hơn. Tuy nhiên, vẫn có lí do rất chính đáng rằng đây là một trong những trường hợp hiếm hoi để bạn có thể thật sự khiến cho mọi người cảm thấy hạnh phúc.

– HR Insider/Theo Fast Company –

VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một thước đo quan trọng đánh giá khả năng của con người trong việc đối mặt và vượt qua những thử thách, khó khăn trong cuộc sống cũng như công việc. AQ cao không chỉ giúp nhân viên có khả năng chịu đựng và phục hồi nhanh chóng mà còn thúc đẩy sự sáng tạo, đổi mới và hiệu quả làm việc. Vậy, các nhà quản lý cần làm gì để nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên? Bài viết dưới đây VietnamWorks sẽ giúp bạn tìm ra những bí quyết hiệu quả.

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm việc căng thẳng, vai trò của người lãnh đạo càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, đặc biệt khi người nhân viên gặp phải “thất bại” trong công việc. Bài viết này không chỉ chia sẻ những bài học thực tế, mà còn khẳng định rằng, sau mỗi "thất bại" luôn có cơ hội để trở lại mạnh mẽ hơn, nếu chúng ta - những người quản lý biết cách nhìn nhận và hành động đúng đắn.

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức nào, và việc có một quy trình tuyển dụng bài bản sẽ giúp công ty không chỉ tìm được những ứng viên phù hợp mà còn là nền tảng xây dựng được thành công bền vững cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, dù đã cố gắng xây dựng một quy trình tuyển dụng bài bản, nhiều công ty và HR vẫn gặp phải những khó khăn và trở ngại khiến quá trình tuyển dụng trở nên không hiệu quả. Hãy cùng VietnamWorks tìm hiểu những "điểm nghẽn" này qua bài viết sau.

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ làm việc hiệu quả giữa sếp và nhân viên. Khi nhân viên tin tưởng sếp của họ, họ sẽ có xu hướng làm việc chăm chỉ hơn, cống hiến hết mình và sẵn sàng gắn bó lâu dài với công ty. Vậy làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin đối với đội ngũ nhân sự mới?

Top 6 chỉ số quan trọng để đánh giá quy trình tuyển dụng

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc sở hữu một quy trình tuyển dụng hiệu quả đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc thu hút, tuyển dụng và giữ chân nhân tài. Quy trình tuyển dụng hiệu quả không chỉ giúp doanh nghiệp tìm được những ứng viên phù hợp nhất với vị trí mà còn góp phần nâng cao hình ảnh thương hiệu và tạo dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp.

Bài Viết Liên Quan

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một thước đo quan trọng đánh giá khả năng của con người trong việc đối mặt và vượt qua những thử thách, khó khăn trong cuộc sống cũng như công việc. AQ cao không chỉ giúp nhân viên có khả năng chịu đựng và phục hồi nhanh chóng mà còn thúc đẩy sự sáng tạo, đổi mới và hiệu quả làm việc. Vậy, các nhà quản lý cần làm gì để nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên? Bài viết dưới đây VietnamWorks sẽ giúp bạn tìm ra những bí quyết hiệu quả.

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm việc căng thẳng, vai trò của người lãnh đạo càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, đặc biệt khi người nhân viên gặp phải “thất bại” trong công việc. Bài viết này không chỉ chia sẻ những bài học thực tế, mà còn khẳng định rằng, sau mỗi "thất bại" luôn có cơ hội để trở lại mạnh mẽ hơn, nếu chúng ta - những người quản lý biết cách nhìn nhận và hành động đúng đắn.

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức nào, và việc có một quy trình tuyển dụng bài bản sẽ giúp công ty không chỉ tìm được những ứng viên phù hợp mà còn là nền tảng xây dựng được thành công bền vững cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, dù đã cố gắng xây dựng một quy trình tuyển dụng bài bản, nhiều công ty và HR vẫn gặp phải những khó khăn và trở ngại khiến quá trình tuyển dụng trở nên không hiệu quả. Hãy cùng VietnamWorks tìm hiểu những "điểm nghẽn" này qua bài viết sau.

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ làm việc hiệu quả giữa sếp và nhân viên. Khi nhân viên tin tưởng sếp của họ, họ sẽ có xu hướng làm việc chăm chỉ hơn, cống hiến hết mình và sẵn sàng gắn bó lâu dài với công ty. Vậy làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin đối với đội ngũ nhân sự mới?

Top 6 chỉ số quan trọng để đánh giá quy trình tuyển dụng

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc sở hữu một quy trình tuyển dụng hiệu quả đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc thu hút, tuyển dụng và giữ chân nhân tài. Quy trình tuyển dụng hiệu quả không chỉ giúp doanh nghiệp tìm được những ứng viên phù hợp nhất với vị trí mà còn góp phần nâng cao hình ảnh thương hiệu và tạo dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp.

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers