adsads
10 ly do khien cac anh tai roi bo cong ty ban va giai phap de phong ngua 1
Lượt Xem 9 K

       

        1. Những nhân viên kiệt xuất có thể rời đi chỉ vì họ có thể

Nhân viên tốt nhất của bạn sẽ luôn có tùy chọn rời đi. Dấu hiệu cảnh báo có thể là họ sẽ nghỉ phép thường xuyên hơn (để tiến hành phỏng vấn) hoặc giảm số giờ họ đang làm việc. Hãy giữ chân nhân viên của bạn bằng cách tìm hiểu những động lực khiến họ làm việc và gắn bó. Đó có thể là các khóa đào tạo nghiệp vụ với chuyên gia, là cơ hội được đi nước ngoài để phát triển. Nếu đó là tiền lương, hãy kiểm tra xem về mức độ cạnh tranh của bảng lương công ty so với những đối thủ cùng ngành để tìm ra giải pháp hợp lý.

        2. Nhân viên không cảm nhận được giá trị của họ

Các nhân viên tốt nhất bỏ cuộc khi họ ngừng được xem là có giá trị và cảm thấy họ không được lắng nghe trong công ty. Vì vậy, với tư cách là quản lý, bạn có thể khen ngợi nhân viên một cách khéo léo và riêng tư. Đồng thời, sự thừa nhận công khai về những cống hiến sẽ vô cùng cần thiết để tán thưởng những “công thần”. Nếu nhà quản lý nhận thấy một nhân viên xuất sắc đang bị trượt dài bởi những lỗi lầm không đáng có thì hãy nhanh chóng sắp xếp một cuộc trò chuyện với anh ấy/cô ấy để tìm hiểu nguyên nhân gốc rễ để từ đó có cách xử trí phù hợp.

        3. Mức lương thấp được hiểu là năng lực bị đánh giá thấp

Nhà tâm lý học Daniel Pink cho rằng mọi người được thúc đẩy bởi quyền tự chủ, sự chủ động và mục tiêu. Nghiên cứu Bersin cho thấy rằng trong số top 10% nhân viên hàng đầu, tiền lương có mối tương quan trực tiếp với sự trung thành của họ. Mức lương dần trở thành một thông số quan trong thể hiện sự đánh giá của công ty cho những nỗ lực cống hiến, vậy nên các nhà quản trị nhân sự hãy luôn cập nhật mặt bằng lương chung của toàn thị trường để kịp thời có những đánh giá và giải pháp hợp lý cho vấn đề lương bổng của công ty mình.

        4. Họ không được công ty trọng dụng

Những nhân viên kiệt xuất luôn có cái nhìn toàn cảnh về các kế hoạch dài hạn của công ty và họ có thể tự xác định mục tiêu và trách nhiệm của mình trong kế hoạch đó. Cũng chính vì thế, họ dễ rơi vào tình trạng chán nản do các công việc thực tế không đi theo đúng hoạch định ban đầu. Vì vậy, các nhà quản lý nên tìm cách tận dụng tài năng của họ theo những cách mới để hỗ trợ họ hoàn thành mục tiêu và nâng cao hiệu suất của cả nhóm.

        5. Nhân viên tốt rời bỏ sếp tồi

Điều này đồng nghĩa với việc là một nhà quản lý, bạn cũng phải không ngừng trau dồi bản thân để trở nên tốt và phù hợp hơn với môi trường công việc. Ngoài ra, với trách nhiệm quản lý, bạn cần xây dựng một môi trường lành mạnh để mọi người cùng nhau phấn đấu. Hãy cố tạo ra môi trường lý tưởng nơi các nhân viên có thể tranh tài công bằng với nhau, cùng nhau phát triển.

        6. Nhân viên không hài lòng khi công việc không thách thức

Một nhân viên thông thường khi đi làm sẽ tìm kiếm 3 yếu tố ở công việc của họ: khả năng thăng tiến, cải thiện thu nhập, và một môi trường tích cực thách thức họ. Là một người quản lý, bạn có nghĩa vụ hiểu những động lực làm việc của nhân viên và cố gắng tạo điều kiện để thúc đẩy những động lực đó.  

        7. Khoảng cách thế hệ

Thế hệ X muốn độc lập. Millennials muốn trở thành trung tâm của một nhóm. Để thu hút từng nhân tài, bạn cần tạo ra môi trường mà họ thuộc về. Hãy khuyến khích nhân viên của mình đóng góp các phản hồi thường kỳ và sử dụng các phản hồi như là gợi ý để tạo ra môi trường làm việc tối ưu.

        8. Sếp thờ ơ

Những anh tài có thể rời bỏ công ty vì nhiều lý do, và một trong số đó là sự thiếu quan tâm từ cấp trên. Hãy tránh tình trạng này bằng cách trò chuyện thường xuyên với từng nhân viên. Hãy hỏi han về động lực thúc đẩy họ làm việc hoặc điều quan trọng với họ. Sở thích của họ, mục tiêu nghề nghiệp là gì? Hãy thể hiện sự quan tâm này trong cả 1 chặng đường dài để khiến nhân viên không cảm thấy lạc lõng trong văn phòng.

        9. Đãi ngộ khác tốt hơn

Thường thì mọi người bỏ cuộc vì nhận một offer công việc khác tốt hơn. Trong hầu hết các trường hợp, những đãi ngộ từ đối thủ có thể nhỉnh hơn về lương hoặc cơ hội thăng tiến. Nhưng những đãi ngộ này chỉ là mặt nổi của vấn đề. Bạn vẫn có thể giữ chân nhân viên bằng cách khám phá phần “tảng băng chìm” trong động lực làm việc của họ – như sự hài lòng về đồng nghiệp, cơ hội phát triển cá nhân, sự tự chủ trong công việc, và mục tiêu dài hạn. Hãy cố gắng thúc đẩy những động lực này để giảm thiểu nguy cơ bỏ việc.

        10. Văn hóa dung túng cho những hành vi xấu

Nếu bạn đang rơi vào tình trạng “chảy máu nhân lực” thì đã đến lúc để nhìn lại văn hóa làm việc nhóm tại công ty. Hãy xem xét xem liệu văn hóa đó có đang “dung túng” cho những hành vi sai trái và khiến người làm đúng cảm thấy thua thiệt? Nếu văn hóa của công ty luôn chấp nhận sự sai phạm của những nhân viên này thì bạn có nguy cơ cao sẽ mất nhân viên tốt nhất của mình.

 

adsads
Bài Viết Liên Quan

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một thước đo quan trọng đánh giá khả năng của con...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm việc căng thẳng, vai trò của người lãnh đạo càng...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức nào, và việc có một quy trình tuyển...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ làm việc hiệu quả giữa sếp và nhân viên....

Top 6 chỉ số quan trọng để đánh giá quy trình tuyển dụng

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc sở hữu một quy trình tuyển dụng hiệu quả đóng vai trò vô cùng quan trọng trong...

Bài Viết Liên Quan

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan...

Top 6 chỉ số quan trọng để đánh giá quy trình tuyển dụng

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc sở hữu một quy trình tuyển dụng...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers