adsads
4 cach ceo pepsico tiep suc va giu chan cac anh tai 3
Lượt Xem 108 K

Trong một lần phỏng vấn với FastCompany, bà Indra chia sẻ một trong những bí quyết dẫn đến thành công đến từ việc tạo ra môi trường khiến mọi nhân viên có điều kiện tận lực cống hiến, thu hút và giữ chân những nhân tài bậc nhất.

Để làm được điều này, bà Indra đã thường xuyên sử dụng một số “kỹ thuật” để khuyến khích nhân viên phát triển và nâng cao “sự trung thành” của họ với công ty.

  1. Thấu hiểu nhân viên và gia đình của họ bằng cách sáng tạo nhất có thể.

Trong một bài phỏng vấn với Linkedln, bà Indra đã miêu tả khoảnh khắc “vỡ òa” khi bà trở về thăm mẹ ở Ấn Độ sau khi được đảm nhiệm chức vụ CEO tại Pepsico. Bạn bè và họ hàng đã nhìn mẹ cô bằng một ánh mắt khác – kính trọng hơn, và họ liên tục chúc mừng và khen ngợi mẹ cô – người đã hoàn thành trọn vẹn trách nhiệm sinh thành và nuôi dạy Indra nên người.

Ghi nhớ điều này, bà đã quyết định viết thư cho cha mẹ của các quản lý trong công ty để bày tỏ sự biết ơn. Không lâu sau đó, Indra còn bắt đầu gửi thư đến vợ/chồng của nhân viên để bày tỏ sự trân trọng của bà.

Tìm cách để thể hiện sự trân trọng và biết ơn với sự đóng góp của nhân viên là phương pháp hữu hiệu để tạo động lực làm việc cho họ đồng thời cho họ thêm lý do để yêu công việc, tiếp tục gắn bó và cống hiến hết mình.

  1. Cho nhân viên của bạn thấy những cái đích rõ ràng, cực kỳ rõ ràng.

Trong mắt của bà Indra, mục đích làm việc của nhân viên sẽ luôn gắn với các trách nhiệm xã hội và phục vụ cho các sứ mệnh của Pepsico. Đó là việc kế thừa danh tiếng của công ty để tiếp tục tạo ra những giá trị khác biệt cho khách hàng.

Hôm nay, tại Pepsico, nhân viên sẽ làm việc để hoàn thành các sứ mệnh: làm ra những loại thực phẩm lành mạnh hơn, bảo vệ môi trường và khơi dậy hứng khởi cho mọi người. Chẳng han, bà đang chỉ đạo cá nhóm nghiên cứu của mình xem xét các sản phẩm truyền thống của Pepsico là Doritos, Cheetos, Lay’s Chips – và cải tiến chúng để ít mặn hơn, ít béo hơn và phù hợp hơn với khách hàng có ý thức về sức khỏe. Về mặt cải thiện môi trường, nông dân trồng khoai tây của tập đoàn đã thành công cắt giảm 50% lượng nước tiêu thụ trong 5 năm qua.

Cung cấp cho nhân viên ý thức rõ ràng về mục đích làm việc là một công cụ tuyệt vời để giữ chân họ. Thực tế cho thấy, hơn một nửa số chuyên gia ở Hoa Kỳ muốn làm việc cho một công ty có sứ mệnh và tầm nhìn phù hợp với các giá trị cá nhân của họ. Đó là điều mà bất kỳ công ty nào có thể làm để giữ chân nhân viên của mình và tiếp thêm động lực cho họ.

  1. Để nhân viên có quyền tự chủ và nhiều sức ảnh hưởng hơn

Bà Indra cho phép nhân viên của mình giải quyết vấn đề một cách sáng tạo. Trong chuyến đi đến nhà máy Fritolay ở Jonesboro, Arkansas, Indra dạo 1 vòng nhà máy và nhận ra rằng các công nhân ở đây thể tự chủ trong công tác xử lý các rác thải nhựa và tái chế chúng thành những vật dụng có ích.

Các nhân viên của Pepsico trên toàn thế giới được khuyến khích để tạo ra những hương vị đậm bản sắc địa phương cho sản phẩm khoai tây Lay’s. Chỉ cần sản phẩm khoai tây giữ được độ giòn đặc trưng, nhân viên có thể làm chúng có vị tảo biển cho thị trường Trung Quốc hay vị mực ở thị trường Thái Lan.

Trong một công ty trị giá 63 tỷ đô la – Pepsico, bà Indra cho phép các đội của mình hoạt động như các doanh nhân nhỏ và thực hiện các ý tưởng của mình để đạt được kết quả. Khi người lao động cảm thấy họ có thể tạo ra sự khác biệt thực sự, họ sẽ có xu hướng gắn bó và “trung thành” hơn với doanh nghiệp.

  1. Đảm bảo rằng nhân viên có môi trường để “tận lực cống hiến”.

Bà Indra hiểu rõ rằng Pepsico sẽ giữ chân được nhiều anh tài nếu công ty tạo điều kiện cho nhân viên được “tận hưởng” công việc của mình. Điều này bao gồm thời gian làm việc, các chế độ chăm sóc sức khỏe, chế độ thai sản và các ngày phép. Nhưng triết lý của Indra vượt xa những điều này.

Trong một cuộc phỏng vấn khác, bà chia sẻ: “Pepsico muốn tạo ra một môi trường mà nơi mọi nhân viên có thể mang cả bản thân để làm việc chứ không chỉ làm để kiếm sống. Chúng tôi muốn đảm bảo rằng tất cả mọi người trên thế giới có cơ hội đến làm việc tại PepsiCo, không chỉ những người may mắn có được một nền giáo dục ưu việt.”

Được sinh ra và lớn lên ở Ấn Độ, bà Indra nhận thức sâu sắc về những khác biệt về văn hoá. Tại Ả-rập Xê-út, nơi luật pháp ngăn cản phụ nữ và nam giới làm việc cùng nhau, PepsiCo đã xây dựng các xưởng sản xuất tách biệt để sử dụng lao động nữ và vẫn tôn trọng các quy định nghiêm ngặt của đất nước.

 

Thấu hiểu nhu cầu của nhân viên về phúc lợi công ty

Nắm bắt và thấu hiểu nhu cầu của nhân viên cũng không kém phần quan trọng trong việc thu phục và giữ chân nhân tài. Tải ngay Báo cáo Phúc Lợi Nhân Viên Việt Nam năm 2017 để cập nhật thông tin mới nhất và có cái nhìn khách quan hơn về những mong đợi này!

adsads
Bài Viết Liên Quan

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một thước đo quan trọng đánh giá khả năng của con người trong việc đối mặt và vượt qua những thử thách, khó khăn trong cuộc sống cũng như công việc. AQ cao không chỉ giúp nhân viên có khả năng chịu đựng và phục hồi nhanh chóng mà còn thúc đẩy sự sáng tạo, đổi mới và hiệu quả làm việc. Vậy, các nhà quản lý cần làm gì để nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên? Bài viết dưới đây VietnamWorks sẽ giúp bạn tìm ra những bí quyết hiệu quả.

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm việc căng thẳng, vai trò của người lãnh đạo càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, đặc biệt khi người nhân viên gặp phải “thất bại” trong công việc. Bài viết này không chỉ chia sẻ những bài học thực tế, mà còn khẳng định rằng, sau mỗi "thất bại" luôn có cơ hội để trở lại mạnh mẽ hơn, nếu chúng ta - những người quản lý biết cách nhìn nhận và hành động đúng đắn.

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức nào, và việc có một quy trình tuyển dụng bài bản sẽ giúp công ty không chỉ tìm được những ứng viên phù hợp mà còn là nền tảng xây dựng được thành công bền vững cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, dù đã cố gắng xây dựng một quy trình tuyển dụng bài bản, nhiều công ty và HR vẫn gặp phải những khó khăn và trở ngại khiến quá trình tuyển dụng trở nên không hiệu quả. Hãy cùng VietnamWorks tìm hiểu những "điểm nghẽn" này qua bài viết sau.

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ làm việc hiệu quả giữa sếp và nhân viên. Khi nhân viên tin tưởng sếp của họ, họ sẽ có xu hướng làm việc chăm chỉ hơn, cống hiến hết mình và sẵn sàng gắn bó lâu dài với công ty. Vậy làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin đối với đội ngũ nhân sự mới?

Top 6 chỉ số quan trọng để đánh giá quy trình tuyển dụng

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc sở hữu một quy trình tuyển dụng hiệu quả đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc thu hút, tuyển dụng và giữ chân nhân tài. Quy trình tuyển dụng hiệu quả không chỉ giúp doanh nghiệp tìm được những ứng viên phù hợp nhất với vị trí mà còn góp phần nâng cao hình ảnh thương hiệu và tạo dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp.

Bài Viết Liên Quan

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một thước đo quan trọng đánh giá khả năng của con người trong việc đối mặt và vượt qua những thử thách, khó khăn trong cuộc sống cũng như công việc. AQ cao không chỉ giúp nhân viên có khả năng chịu đựng và phục hồi nhanh chóng mà còn thúc đẩy sự sáng tạo, đổi mới và hiệu quả làm việc. Vậy, các nhà quản lý cần làm gì để nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên? Bài viết dưới đây VietnamWorks sẽ giúp bạn tìm ra những bí quyết hiệu quả.

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm việc căng thẳng, vai trò của người lãnh đạo càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, đặc biệt khi người nhân viên gặp phải “thất bại” trong công việc. Bài viết này không chỉ chia sẻ những bài học thực tế, mà còn khẳng định rằng, sau mỗi "thất bại" luôn có cơ hội để trở lại mạnh mẽ hơn, nếu chúng ta - những người quản lý biết cách nhìn nhận và hành động đúng đắn.

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức nào, và việc có một quy trình tuyển dụng bài bản sẽ giúp công ty không chỉ tìm được những ứng viên phù hợp mà còn là nền tảng xây dựng được thành công bền vững cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, dù đã cố gắng xây dựng một quy trình tuyển dụng bài bản, nhiều công ty và HR vẫn gặp phải những khó khăn và trở ngại khiến quá trình tuyển dụng trở nên không hiệu quả. Hãy cùng VietnamWorks tìm hiểu những "điểm nghẽn" này qua bài viết sau.

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ làm việc hiệu quả giữa sếp và nhân viên. Khi nhân viên tin tưởng sếp của họ, họ sẽ có xu hướng làm việc chăm chỉ hơn, cống hiến hết mình và sẵn sàng gắn bó lâu dài với công ty. Vậy làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin đối với đội ngũ nhân sự mới?

Top 6 chỉ số quan trọng để đánh giá quy trình tuyển dụng

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc sở hữu một quy trình tuyển dụng hiệu quả đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc thu hút, tuyển dụng và giữ chân nhân tài. Quy trình tuyển dụng hiệu quả không chỉ giúp doanh nghiệp tìm được những ứng viên phù hợp nhất với vị trí mà còn góp phần nâng cao hình ảnh thương hiệu và tạo dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp.

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers