adsads
Untitled design 39
Lượt Xem 3 K

Văn hóa doanh nghiệp là cái được hình thành từ lâu nhưng lại là khái niệm mới trong lĩnh vực kinh tế tại Việt Nam. Văn hóa là “linh hồn” của mỗi tổ chức kinh tế. Nó ảnh hưởng và giữ vai trò quan trọng trong sự nghiệp hình thành và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Vậy để tạo nên văn hóa lành mạnh cần có những bước nào?

 

1/ Xây dựng nền tảng văn hóa doanh nghiệp

Khi xây dựng một ngôi nhà, dù bạn có muốn trang trí và thiết kế như thế nào thì nền móng bên dưới luôn là cái quan trọng nhất. Bởi từ nền tảng đó, người ta mới có thể phát triển và sáng tạo ra những điều mới.

Văn hóa cũng vậy, bạn cần định hình trước phương hướng phát triển của doanh nghiệp hay nói chính xác hơn là giá trị cốt lõi mà doanh nghiệp bạn đang hướng đến. 

Để làm được điều đó, bạn có thể đặt ra cho mình những câu hỏi “Bạn muốn công ty được người khác biết đến như thế nào?, Mục tiêu kinh doanh là gì?, Giá trị cuối cùng của doanh nghiệp muốn hướng đến là gì? Bạn muốn doanh nghiệp mình sẽ được mọi người nhìn nhận như thế nào?…”

 

2/ Thực hiện chiến lược tuyển dụng nhân viên phù hợp với văn hóa doanh nghiệp

Sau khi bạn đã tạo dựng được nền móng vững chắc về mục tiêu và giá trị cốt lõi của doanh nghiệp, bước tiếp theo chính là hãy đặt những viên gạch đầu tiên cho doanh nghiệp bằng cách thực hiện kế hoạch tuyển dụng.

Yêu cầu tuyển dụng phải bám sát với mục tiêu của văn hóa mà bạn đề ra. Hãy đặt ra những câu hỏi:

  • Để xây dựng văn hóa của doanh nghiệp như yêu cầu thì cần những con người như thế nào?
  • Ứng viên cần có những kỹ năng nào?
  • Ứng viên cần có kiến thức chuyên môn gì?
  • Nhân viên có cần có tố chất gì để đáp ứng được yêu cầu doanh nghiệp? 
  • ….

 

3/ Định vị giá trị cốt lõi và đưa chúng vào thực tiễn công việc

Đừng để những giá trị cốt lõi mà bạn đề ra chỉ là lý thuyết suông, hãy ứng dụng nó vào thực tiễn công việc.

Giá trị cốt lõi mà doanh nghiệp hướng đến có thể liên quan đến các chuẩn mực, quy định hành vi ứng xử nơi công sở, các giá trị nhân cách của nhân viên, trách nhiệm, tầm nhìn và sứ mệnh mà doanh nghiệp muốn hướng đến.

Và để hình thành được hệ thống giá trị cốt lõi mang tính thực tiễn, bạn cần trả lời được 2 câu hỏi:

  • Bạn đang tin tưởng vào điều gì?
  • Niềm tin và hy vọng của tổ chức doanh nghiệp cần được thực hiện bằng những hành động nào?

 

4/ Liên tục đánh giá và cải thiện văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp không phải là cái cố định, nó luôn thay đổi và xê dịch theo dòng chảy của xã hội. Vì thế, bạn cần gìn giữ các giá trị cốt lõi và không ngừng đổi mới nó để phù hợp với xu hướng phát triển của thời đại. 

Cách tốt nhất để làm được điều này chính là: thực hiện các đợt khảo sát và tiếp nhận ý kiến từ phía nhân viên công ty,…để tìm ra vấn đề hiện có trong văn hóa doanh nghiệp. Từ đó, có thể cân nhắc thay đổi và cải thiện cho thích hợp.

 

5/ Thúc đẩy đam mê cho những đồng nghiệp của bạn

Thật ra, giá trị cốt lõi trong văn hóa doanh nghiệp mà bạn hướng đến chỉ là ý chí của riêng bạn. Điều quan trọng để nền văn hóa mà bạn muốn có thể hình thành và phát triển mạnh mẽ trong cộng đồng chính là bạn phải học cách lan tỏa đam mê đó đến với cộng đồng.

Hãy truyền lửa đam mê của mình đến với đồng nghiệp, cộng đồng phát triển mạnh là khi mỗi cá nhân hướng về một giá trị chung.

 

6/ Hãy để nhân viên được đưa ra ý kiến cá nhân

Văn hóa doanh nghiệp muốn tồn tại bền vững cần tôn trọng quyền tự chủ của mỗi cá nhân. Bạn sẽ không thể có được những thành quả hay sản phẩm tốt khi chỉ biết đến quan điểm cá nhân. 

Vì vậy, lãnh đạo trong doanh nghiệp nên là người nói với nhân viên đích đến mà cần, còn lại cách để đi đến đích thì nên tôn trọng lựa chọn của mỗi cá nhân. Điều này sẽ giúp hình thành nền văn hóa nơi doanh nghiệp lành mạnh và bình đẳng, công bằng.

Mong rằng, văn hóa sẽ không còn là khái niệm xa lạ sau khi bạn đọc xong bài viết này. Hãy tạo nên một doanh nghiệp có nền văn hóa lành mạnh và phát triển với 6 bước cơ bản trên.

 

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một thước đo quan trọng đánh giá khả năng của con...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm việc căng thẳng, vai trò của người lãnh đạo càng...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức nào, và việc có một quy trình tuyển...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ làm việc hiệu quả giữa sếp và nhân viên....

Top 6 chỉ số quan trọng để đánh giá quy trình tuyển dụng

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc sở hữu một quy trình tuyển dụng hiệu quả đóng vai trò vô cùng quan trọng trong...

Bài Viết Liên Quan

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan...

Top 6 chỉ số quan trọng để đánh giá quy trình tuyển dụng

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc sở hữu một quy trình tuyển dụng...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers