• .
adsads
shutterstock 529004911
Lượt Xem 11 K

Cận Tết – khoảng thời gian chúng ta ngần ngại và ít chuẩn bị nhảy việc nhất vì luyến tiếc lương thưởng và sợ những khởi đầu mới. Nhưng nếu biết tận dụng đúng cách, đây sẽ là “thời điểm vàng” giúp bạn tạo nên đột phá lớn trong sự nghiệp thay cho những nỗi lo đánh mất lương thưởng cuối năm. Vậy phải làm sao để chỉ với 10 ngày còn lại, bạn có thể lội ngược dòng và thay đổi tình hình công việc đang gặp nhiều trục trặc và mở ra một chương mới khác biệt.

Có phải càng cận Tết, cơ hội tìm kiếm việc làm của bạn sẽ càng giảm đi hay không? Tại sao càng đến gần Tết, người ta lại càng hạn chế nhảy việc? Và tại sao thời gian này lại là thời điểm thích hợp dành cho bạn? Cùng HR Insider phân tích các vấn đề này qua góc nhìn chuyên sâu từ thực tế thị trường tuyển dụng ngày nay!

 

Thị trường tuyển dụng sôi động nhưng lại quá ít ứng viên

Người đi làm không còn quá lạ lẫm khi thị trường tuyển dụng sau Tết Âm Lịch là thời điểm sôi động và bùng nổ nhất. Vì hầu hết mọi người đều mang tâm lí chung là đợi nhận thưởng và nhảy việc ngay khi ra Tết. Đặc biệt là ở những trung tâm kinh tế lớn như TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng để có việc làm, một người tìm việc ở thời điểm này có khi phải “chọi” từ 40 – 48 người khác.

Còn 10 Ngày Nữa Là Tết – Có Đủ Để Bạn Nhảy Việc Không?

Cận Tết – thời điểm ít “đối thủ” cạnh tranh giúp bạn dễ dàng thu hút các nhà tuyển dụng hơn.

Đây là thời điểm tìm kiếm việc làm được đánh giá là “béo bở” nhất nhưng không là duy nhất. Nếu hiểu hơn về thị trường tuyển dụng, mùa cận Tết cũng là thời điểm hấp dẫn không kém với các nhân sự có kinh nghiệm. Khi bạn không cần phải cạnh tranh với nhiều ứng viên mà vẫn có thể tìm kiếm công việc như mong muốn. Đây cũng là thời điểm bạn có nhiều cơ hội để đàm phán, đề xuất các yêu cầu chính đáng về lương, thưởng, công việc, hợp đồng với nhà tuyển dụng hơn. Tại sao vậy?

Vì cuối năm là thời điểm các nhà tuyển dụng rục rịch lên kế hoạch và chuẩn bị nhân sự thay thế cho các “cuộc ra đi” có thể dự đoán trước. Chiến lược này có tên là “Đại Dương Xanh” và đang được các công ty hàng đầu ưu chuộng áp dụng để đảm bảo công việc được vận hành trơn tru khi Tết vào. Nên nếu đã có quyết định nhảy việc, cận Tết là thời điểm thích hợp để bạn cập nhật hồ sơ cá nhân và bắt đầu tìm kiếm các công việc phù hợp.

 

Cơ hội định giá bản thân “khôn ngoan” hơn

Cận Tết có thể không phải là thời điểm tuyệt vời nhất để bạn nhảy việc và tìm kiếm cơ hội khi còn hàng đống việc gia đình phải lo toan. Nhưng đây lại là thời điểm thích hợp nhất để bạn “định giá” lại bản thân của mình.

Còn 10 Ngày Nữa Là Tết – Có Đủ Để Bạn Nhảy Việc Không?

Cận Tết là thời điểm tuyệt vời để bạn “định giá” lại bản thân của mình.

Hầu hết chúng ta đều tin rằng, càng làm lâu năm tại một công ty, chuyên môn và cơ hội càng rộng mở. Nhưng ở thời điểm hiện tại, chân lý này dường như đã không còn chính xác. Tại sao ư? Theo nhiều chuyên gia tuyển dụng chia sẻ, mỗi người đi làm chúng ta nên xem xét hết các cơ hội công việc mới nếu có, và mỗi năm nên cập nhật CV, đi phỏng vấn 1-2 lần để “định giá” lại bản thân, đánh giá xem với kinh nghiệm, kỹ năng của mình hiện tại thì thị trường lao động đánh giá thế nào, để nhận biết bản thân mình thực sự giỏi hay chưa giỏi mảng nào, từ đó có thể cập nhật, phát triển bản thân nhiều hơn. Vì khi ở mãi một vị trí tại một công ty, bạn trở nên quen việc hơn chứ không có nghĩa là kiến thức, chuyên môn của bạn vững vàng, hoàn thiện hơn.

Vậy tại sao thời điểm cận Tết, bạn lại định giá bản thân “khôn ngoan” hơn? Ở giai đoạn ít đối thủ cạnh tranh này sẽ giúp bạn được nhà tuyển dụng ưu ái và dành nhiều thời gian chia sẻ, trao đổi và đưa ra các đánh giá khách quan hơn cả về chính bản thân bạn và tình hình ngành nghề bạn theo đuổi hiện tại. Lợi thế này cũng sẽ giúp các bạn có kinh nghiệm tự tin hơn để phác họa hướng đi năm mới với lộ trình sự nghiệp cụ thể và rõ ràng hơn.

Tóm lại, cận Tết là khoảng thời gian khá ngắn nhưng nếu tận dụng đúng cách, bạn hoàn toàn có thể thay đổi cục diện hiện tại và mở ra cho mình một chương mới trong sự nghiệp.

Hy vọng bài viết sẽ cung cấp thêm cho bạn những góc nhìn mới về vấn đề nhảy việc cuối năm của mình. Vì dù ra đi hay ở lại, 10 ngày trước Tết cũng là khoảng thời gian vừa đủ để bạn tạo nên cú lội ngược dòng trước thềm năm mới.

Nếu bạn vẫn đang băn khoăn về vấn đề ra đi hay ở lại dịp cận Tết, bạn có thể tham khảo thêm bài viết trái chiều về vấn đề nhảy việc cuối năm của HR Insider để tìm ra câu trả lời phù hợp cho mình hơn nhé!

 

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

"Bị mất việc vì quá hướng ngoại" - Cái giá phải trả của việc hoạt ngôn không kiểm soát

Ở môi trường công sở, người nhân viên hướng ngoại thường được sếp quý, đồng nghiệp yêu mến bởi tính hoạt bát, hòa đồng của...

Bộ phím tắt văn phòng, tham khảo ngay kẻo không biết là phí

Làm việc văn phòng thường xuyên phải sử dụng máy tính để soạn thảo văn bản, nhập liệu dữ liệu, thao tác với bảng tính,...

Tìm việc mới trong khi vẫn đang làm công việc hiện tại, có nên hay không?

Mỗi khi ngồi trước quyết định về sự nghiệp, chúng ta thường đối mặt với những lựa chọn khó khăn và đầy rủi ro.

Biến cố lớn đang xảy ra với những con giáp này, cẩn thận ứng phó dù sao vẫn hơn

Bạn có từng cảm thấy như cuộc sống đang chuẩn bị đối diện với một biến cố lớn và không thể lường trước được? 

"Ác mộng ngày thứ 2" của người đi làm và cách xử lý

Bạn có bao giờ bắt đầu một tuần mới với cảm giác như mình đang bước vào một cuộc chiến không mong muốn? 

Bài Viết Liên Quan

"Bị mất việc vì quá hướng ngoại" - Cái giá phải trả của việc hoạt ngôn không kiểm soát

Ở môi trường công sở, người nhân viên hướng ngoại thường được sếp quý, đồng...

Bộ phím tắt văn phòng, tham khảo ngay kẻo không biết là phí

Làm việc văn phòng thường xuyên phải sử dụng máy tính để soạn thảo văn...

Tìm việc mới trong khi vẫn đang làm công việc hiện tại, có nên hay không?

Mỗi khi ngồi trước quyết định về sự nghiệp, chúng ta thường đối mặt với...

Biến cố lớn đang xảy ra với những con giáp này, cẩn thận ứng phó dù sao vẫn hơn

Bạn có từng cảm thấy như cuộc sống đang chuẩn bị đối diện với một...

"Ác mộng ngày thứ 2" của người đi làm và cách xử lý

Bạn có bao giờ bắt đầu một tuần mới với cảm giác như mình đang...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers