adsads
shutterstock 2170083649 1
Lượt Xem 3 K

Muôn hình vạn trạng nơi làm việc

Hàng ngày, bạn phải dành hàng giờ đồng hồ giao tiếp tại nơi làm việc. Bên cạnh những mối quan hệ sâu sắc, chắc hẳn bạn không ít lần gặp những đồng nghiệp khó chiều. Đây là điều hiển nhiên, bởi mỗi người có tính cách khác nhau tạo thành sự đa dạng trong môi trường công sở. 

Trong đó, kiểu người lắm chuyện luôn đem đến phiền phức và mệt mỏi cho bạn. Kiểu người này có sở thích soi mói và tò mò cuộc sống riêng tư của bạn. Nếu phải đối mặt với kiểu đồng nghiệp “bẩn”, bạn chỉ cần tránh mặt họ là xong. Những kiểu người tò mò sẽ luôn tìm cách tiếp xúc và dò xét về bạn. Họ quên rằng mỗi người đều có sự riêng tư cần được tôn trọng. Đối diện với dạng người này, bạn tuyệt giao cũng không được, trốn tránh cũng chẳng xong. Bởi bản tính hóng chuyện đã ăn sâu vào trong tiềm thức, moi tin tức trở thành bản năng của họ. Đây là kiểu người khó xử lý nhất. Bởi họ vẫn chưa làm điều gì ảnh hưởng đến bạn. Những người này chỉ mới dừng lại ở mức độ moi tin nên khó lòng đưa ra hướng xử lý phù hợp. 

Tuy nhiên, bạn cần nhận định rõ kiểu người lắm chuyện và người quan tâm đến bạn. Nếu đồng nghiệp dò xét chuyện gia đình, tình trạng hôn nhân hay sở thích ; đơn giản đối phương có thể đang cảm mến bạn. Kiểu người tôi đang muốn bàn tới là luôn tìm cách moi thông tin riêng tư của bạn một cách thái quá. Hiện tại, bạn có thể chưa nhận ra những ẩn ý phía sau đó. Nhưng vô tình trao nhiều thông tin mật, điều đó sẽ trở thành điểm yếu chí mạng của bạn. 

Cách đối phó với đồng nghiệp lắm chuyện

Khi deadline đang dồn dập, bạn không có đủ thời gian để xử lý đống công việc chất chồng. Cô nàng đồng nghiệp bên cạnh cứ không ngừng “hỏi chuyện” bạn. Dù là vấn đề riêng tư cũng trở thành chủ đề “săn tin” của cô bạn lắm chiêu này. Bạn phải làm sao để giải quyết đây?

Thẳng thắn

Người ta thường nói “ Thuốc đắng giã tật, lời thật mất lòng”. Trường hợp bạn luôn bị làm phiền gây ảnh hưởng đến công việc. Im lặng mãi sẽ không phải là phương pháp hay. Bởi người lắm chuyện thường không biết điểm dừng. Lúc này, thẳng thắn trao đổi là cách tốt nhất. Bạn có thể vừa nhắc nhở nhẹ bằng những câu nói bông đùa : “ Chị thích em sao mà hỏi nhiều thế ? hoặc Chị hỏi thông tin của em để làm gì ?” Nếu đồng nghiệp vẫn “lì đòn”, bạn có thể từ chối thẳng câu trả lời. Đây là thông tin riêng tư, bạn không làm gì sai khi nói không với kiểu câu hỏi như thế. Nên nhớ, môi trường làm việc là nơi bạn cống hiến sức mình để tìm thu nhập nuôi cuộc sống. Bạn không nhất thiết phải trở nên thân thiện với tất cả mọi người. Nhất là kiểu người tọc mạch luôn bị ghét nhất công sở. Bởi dạng người này thường ít khi tập trung vào việc chính, “buôn dưa lê” là mục tiêu hàng đầu họ quan tâm. Từ đó, hiệu quả công việc của họ không được như kỳ vọng. Dây dưa với họ chỉ kéo tụt thành tích của bạn hơn thôi. 

Chuyển địa điểm

Tôi biết phải thường xuyên bị người khác soi mói không dễ chịu gì. Khi bạn phải đối mặt với áp lực từ công việc, thường xuyên nhận được câu hỏi ngớ ngẩn từ họ chỉ khiến bản thân mệt mỏi hơn. Có lẽ thời điểm nào đó bạn sẽ cảm thấy khó chịu khi đối diện với họ. Nhưng bạn tuyệt đối không được cáu gắt hay lớn tiếng nơi làm việc. Điều đó chỉ khiến người khác đánh giá bạn thiếu chuyên nghiệp trong cách cư xử. 

Nếu thấy câu hỏi đào sâu chuyện cá nhân thái quá, bạn có thể chọn cách rời đi để lảng tránh câu trả lời. Trường hợp bạn liên tục bị làm phiền gây ảnh hưởng đến công việc, hãy tìm cách chuyển chỗ ngồi làm việc xa tầm mắt của họ. Chúng ta hãy tận dụng mọi cơ hội để tách mình ra khỏi đó. Bởi cố dây dưa với kiểu đồng nghiệp này chẳng mang lại lợi ích cho bạn. Đừng để người khác đánh đồng bạn với kiểu đồng nghiệp “lắm lời” này nhé.

Điều hướng câu chuyện

Nếu bạn đang phải đối mặt với lời soi mói từ người khác không biết cách trả lời. Hãy thử cách hoãn binh nhé. Bạn có thể nói “ Giờ tôi đang bận. Trưa chúng ta bàn sau nhé” để từ chối câu trả lời ngay lập tức. Đây chỉ là cách cứu nguy tạm thời. Tuy nhiên, trường hợp bạn đang rơi vào thế bí lại giúp cắt đứt câu chuyện tức thời.

Không trả lời

Nếu bạn đã thử nhiều cách nhưng đều vô hiệu với đồng nghiệp lắm chuyện này. Tốt nhất hãy im lặng. Khi không nhận được phản hồi, họ tự khắc sẽ im lặng. Tuy nhiên, đây không phải là cách xử lý khôn khéo nhất. Trường hợp, bạn đã “đuối” phương pháp để xử lý có thể áp dụng cách này. Có thể, đồng nghiệp đó sẽ “từ” mặt bạn. Nhưng loại bớt đồng nghiệp khó chiều hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến bạn phải không nào.

Tìm sự trợ giúp từ người khác

Chúng ta đều biết “gừng càng già càng cay”. Hãy để ý những đồng nghiệp gạo cội xung quanh đối phó với đồng nghiệp lắm chuyện này ra sao. Bạn có thể tìm họ để xin lời khuyên xử lý hoặc nhờ đến sự trợ giúp để trị hội “buôn chuyện” này.

Cuộc sống nơi công sở vốn có lắm chuyện oái oăm khó lường trước được. Việc bạn đối mặt với đồng nghiệp “bẩn tính” là điều rất khó tránh khỏi. Tuy nhiên, không phải đồng nghiệp nào cũng xấu. Quan trọng bạn phải cẩn trọng trong việc chọn bạn mà chơi. Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ thêm thông tin bổ ích cho bạn “ xử đẹp” đồng nghiệp thích săn tin nơi làm việc.

 

>> Xem thêm: Lần đầu làm quản lý: Đâu là thách thức cần vượt qua?

 

— HR Insider —
VietnamWorks 
– Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Khi thấy Sếp có điểm chưa tốt, là nhân viên bạn có nên sẵn sàng góp ý?

Khen thì dễ nhưng chê thì khó! Chẳng ai muốn bị chê trách góp ý cả, nhất là khi đó là cấp dưới của mình....

Sau khi đã đủ trải nghiệm, điều gì khiến ta muốn gắn bó với một công ty?

Khi còn trẻ, mỗi người đều bước vào hành trình sự nghiệp của mình với nhiều hoài bão và kỳ vọng. Thế nhưng khi đã...

Muốn đi làm ổn định, 10 chữ “Đừng” bạn tuyệt đối ghi nhớ tại chốn công sở

Môi trường làm việc là một hệ thống phức tạp với nhiều quy tắc cố định và cả quy tắc “ngầm” mà bất kỳ nhân...

"Bị mất việc vì quá hướng ngoại" - Cái giá phải trả của việc hoạt ngôn không kiểm soát

Ở môi trường công sở, người nhân viên hướng ngoại thường được sếp quý, đồng nghiệp yêu mến bởi tính hoạt bát, hòa đồng của...

"Ác mộng ngày thứ 2" của người đi làm và cách xử lý

Bạn có bao giờ bắt đầu một tuần mới với cảm giác như mình đang bước vào một cuộc chiến không mong muốn? 

Bài Viết Liên Quan

Khi thấy Sếp có điểm chưa tốt, là nhân viên bạn có nên sẵn sàng góp ý?

Khen thì dễ nhưng chê thì khó! Chẳng ai muốn bị chê trách góp ý...

Sau khi đã đủ trải nghiệm, điều gì khiến ta muốn gắn bó với một công ty?

Khi còn trẻ, mỗi người đều bước vào hành trình sự nghiệp của mình với...

Muốn đi làm ổn định, 10 chữ “Đừng” bạn tuyệt đối ghi nhớ tại chốn công sở

Môi trường làm việc là một hệ thống phức tạp với nhiều quy tắc cố...

"Bị mất việc vì quá hướng ngoại" - Cái giá phải trả của việc hoạt ngôn không kiểm soát

Ở môi trường công sở, người nhân viên hướng ngoại thường được sếp quý, đồng...

"Ác mộng ngày thứ 2" của người đi làm và cách xử lý

Bạn có bao giờ bắt đầu một tuần mới với cảm giác như mình đang...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers