• .
adsads
20 1200x900 1
Lượt Xem 482

Nguyên nhân 

Làm việc không đúng sở trường

Đây là nguyên nhân số một gây ra căng thẳng trong công việc. Nhìn chung, nếu bạn phải làm một công việc không phù hợp với tính cách, kỹ năng và sở thích của mình, bạn sẽ có xu hướng không hài lòng với công  việc của mình. Các nhiệm vụ được giao không phù hợp với kỹ năng và xu hướng của bạn cũng  tạo ra căng thẳng. Nếu bạn làm việc không phù hợp với yêu cầu của công việc, bạn sẽ nhanh chóng cảm thấy nhàm chán, mệt mỏi và  áp lực. Về lâu dài, tâm trí của bạn sẽ rất căng thẳng nếu bạn không tự tìm ra lối thoát.

Môi trường làm việc quá cạnh tranh

Môi trường làm việc đòi hỏi bạn phải luôn thực hiện công việc với số lượng lớn trong ngày, tính chất công việc khó và phức tạp. Bạn phải cạnh tranh với quá nhiều đối thủ để tạo ra cơ hội, điều đó sẽ dễ  khiến bạn gặp  căng thẳng trong công việc. Đôi khi căng thẳng đến từ việc bạn là khi bạn có quá nhiều việc phải làm, công việc nào cũng vậy, lúc nào cũng bận rộn và yêu cầu bạn phải hoàn thành nó trong một thời gian nhất định. Điều này khiến bạn luôn rơi vào trạng thái căng thẳng và dễ bị stress.

Môi trường làm việc nhàm chán

Công việc phức tạp và đòi hỏi nhiều áp lực là một nguồn căng thẳng đơn giản, nhưng khi công việc quá nhàm chán, bạn phải làm đi làm lại những việc hàng ngày sẽ khiến bạn cảm thấy chẳng có gì thú vị trong cuộc sống. Công việc nhàm chán thường đi kèm với mức lương không hấp dẫn, cơ hội thăng tiến không tồn tại. Nếu  bạn không sẵn sàng thay đổi, công việc nhàm chán cũng dễ dàng  khiến bạn chìm  trong áp lực và căng thẳng.

Xung đột với đồng nghiệp hoặc bất đồng ý kiến với cấp trên

Các mối quan hệ trong công việc rất quan trọng, chúng quyết định đến hiệu quả công việc. Nếu mối quan hệ này xảy ra mâu thuẫn, bế tắc, bất đồng  thì chắc chắn công việc sẽ không suôn sẻ, bạn cũng sẽ  căng thẳng và mệt mỏi.

Nguyên nhân từ chính bản thân

Nếu bạn là người có quá nhiều tham vọng, đặt ra quá nhiều mục tiêu quá lớn so với bản thân để rồi không thực hiện được, bạn không tránh khỏi cảm giác chán nản về bản thân. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến căng thẳng trong công việc. Tuổi tác cũng là rào cản khiến  nhân viên khó hòa nhập với môi trường doanh nghiệp… Việc không vượt qua được căng thẳng trong công việc để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng mà bạn không lường trước được

Cách khắc phục

Thay đổi chính bản thân

Bạn nên giữ một tinh thần sống lạc quan, yêu đời, dù gặp bất kỳ hoàn cảnh nào cũng không được bỏ cuộc, chùn bước hay chán nản. Giảm bớt công việc để bản thân có thời gian để tham gia các hoạt động vui chơi giải trí, đi du lịch làm giảm căng thẳng.Nếu quá chán nản với công việc hiện tại thì bạn đừng chần chừ tìm cho mình một công việc mới tốt hơn.

Thay đổi môi trường, không gian làm việc

Tại sao môi trường công sở lại dễ gây stress trong việc? Những tòa nhà cao ốc chọc trời, những văn phòng doanh nghiệp rộng lớn chứa hàng trăm, hàng ngàn nhân viên khiến không khí trở nên ngột ngạt, khó thở. Thay bức tường bê tông thô cứng bằng vách ngăn văn phòng để giúp không gian làm việc thêm nhẹ nhàng, đỡ gò bó. Vách ngăn văn phòng giúp chia tách thành từng không gian riêng cho nhân viên ngồi làm việc cảm giác thoải mái hơn, giảm bớt sự căng thẳng và stress trong công việc.

Lên lịch tập thể dục đều đặn

Cố gắng dành ra 20 phút mỗi ngày để đi bộ, theo cách đó sẽ không chỉ làm giảm stress mà còn giúp bạn sống lâu hơn nữa. Đi bộ đều đặn vào mỗi ngày sẽ ngăn chặn sự lão hóa, cải thiện sức khỏe của bạn. Ngăn chặn được sự đau bệnh cũng như chứng cao huyết áp, bị bệnh tim và bệnh loãn xương để đem đến một nguồn năng lượng sống và làm việc tốt.

Ngủ đủ giấc

Ngủ đủ giấc có thể giúp cải thiện sức khỏe và giúp bạn ít căng thẳng hơn. Ngủ không đủ giấc và căng thẳng có thể là một vòng luẩn quẩn. Việc căng thẳng, mệt mỏi suốt cả ngày dễ khiến bạn mất ngủ. Và việc thiếu ngủ có thể làm bạn mệt mỏi, căng thẳng vào ngày hôm sau.

Điều hòa các mối quan hệ 

Hãy nên nhún nhường một chút trong các mối quan hệ tại văn phòng. Học cách dễ thích ứng để thích hợp với mọi hoàn cảnh. Những may rủi trong công việc sẽ là những bài học quý giá, bồi đắp cho sự từng trải của bạn. Thay vì đối đầu với những người bạn không ưa thì hãy mềm dẻo đối với họ hơn, hòa giải các mối quan hệ thường ngày sẽ giúp cho cuộc sống của bạn dễ chịu hơn rất nhiều. Một thái độ nhún thường nhưng không phải quỵ lụy sẽ giúp cho cả hai bên đều giảm bớt căng thẳng và dễ chịu hơn. Đây cũng là cách để duy trì mối quan hệ tích cực với đồng nghiệp.

Chúng ta thường đổ lỗi áp lực công việc khiến mình stress mà quên mất rằng đây cũng có thể là động lực thúc đẩy bản thân. Nếu bạn thật sự muốn bứt phá những giới hạn, hãy tự trang bị cho mình “vũ khí” để sẵn sàng vượt qua áp lực công việc nhé!

Xem thêm: Thực phẩm giúp ngăn chặn bệnh xương khớp cho dân văn phòng

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

 

adsads
Bài Viết Liên Quan

Bí quyết viết bài chuẩn SEO tạo nội dung tối ưu hiệu quả

Khi viết SEO trên website hay SEO blog, và dù bạn là content writer hay một freelancer thì cách viết bài chuẩn SEO đều cần...

8 bước chọn đúng nghề đúng đắn dành cho bạn

Lựa chọn đúng nghề nghiệp sẽ giúp bạn cảm thấy hài lòng và hạnh phúc hơn với công việc của mình. Hơn hết còn giúp...

Các bước định hướng nghề nghiệp cho bản thân

Các bước định hướng nghề nghiệp cho bản thân một cách rõ ràng sẽ giúp bạn xây dựng một cuộc sống và sự nghiệp thành...

8 bước xác định mục tiêu dự án thành công

Việc xác định mục tiêu dự án không chỉ là một bước quan trọng mà còn mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho quá...

Xác định mục tiêu quảng cáo: Chìa khóa thành công cho chiến dịch hiệu quả

Việc xác định mục tiêu quảng cáo đúng đắn không chỉ giúp doanh nghiệp tập trung nỗ lực vào các mục tiêu cụ thể mà...

Bài Viết Liên Quan

Bí quyết viết bài chuẩn SEO tạo nội dung tối ưu hiệu quả

Khi viết SEO trên website hay SEO blog, và dù bạn là content writer hay...

8 bước chọn đúng nghề đúng đắn dành cho bạn

Lựa chọn đúng nghề nghiệp sẽ giúp bạn cảm thấy hài lòng và hạnh phúc...

Các bước định hướng nghề nghiệp cho bản thân

Các bước định hướng nghề nghiệp cho bản thân một cách rõ ràng sẽ giúp...

8 bước xác định mục tiêu dự án thành công

Việc xác định mục tiêu dự án không chỉ là một bước quan trọng mà...

Xác định mục tiêu quảng cáo: Chìa khóa thành công cho chiến dịch hiệu quả

Việc xác định mục tiêu quảng cáo đúng đắn không chỉ giúp doanh nghiệp tập...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers