adsads
1903.17.1
Lượt Xem 4 K

Doanh nghiệp không phải lúc nào cũng có cách giữ chân nhân viên của mình. Bất kỳ lúc nào, bạn cũng có thể mất nhân viên bán hàng hoặc nhà phát triển hàng đầu của mình vào tay đối thủ cạnh tranh lớn nhất, một công ty trong ngành khác hoặc một trong những khách hàng. Một số nhân viên giỏi nhất có thể quyết định thành lập một công ty của riêng họ. Ngay cả Microsoft, một điểm đến ưa thích cho những tài năng hàng đầu, thường xuyên để vụt mất nhân viên cấp cao vào tay Amazon, Google cũng các đối thủ khác.

Vấn đề là gì? Gói gọn trong một từ thôi, văn hóa. Bạn có thể ném tiền vào những tài năng hàng đầu mà bạn muốn, nhưng nếu bạn không truyền cảm hứng cho các team, bạn sẽ gặp khó khăn trong việc thu hút và giữ chân nhân viên mình trước những lời đề nghị hấp dẫn.

Văn hóa lành mạnh giúp mọi người hạnh phúc và những người hạnh phúc giúp những khách hàng hạnh phúc. Để tạo ra văn hóa hạnh phúc đó, bạn không cần phải tổ chức “Thứ Sáu Miễn Phí Bia” hay cho phép mọi người ra về sau bữa trưa. Bạn chỉ cần cải thiện nhận thức về cảm xúc và mang đến cho nhân viên của bạn môi trường, động lực và đặc quyền quan trọng với họ để giữ chân họ lâu hơn.

Tại sao bạn phải lắng nghe

Là một nhà lãnh đạo, bạn có thể coi mình là một người chu đáo và hữu ích biến chúng thành cách giữ chân nhân viên của mình. Tuy nhiên, khi họ bắt đầu đồng ý những lời đề nghị hấp dẫn của công ty khác, bạn nên tự hỏi họ tìm kiếm điều gì ở ngoài kia mà bạn không có.

Như thường lệ, bí quyết là lắng nghe. Nhân viên thích những người quản lý lắng nghe những gì họ nói, ghi nhớ ý kiến và đối xử với họ một cách tôn trọng. Một mối quan hệ tốt không nhất thiết là giữ chân nhân viên trọn đời mà còn là mối quan hệ cá nhân bền vững.

Giả sử bạn có một nhân viên đặc biệt khó chịu khi cô ấy cảm thấy không được tôn trọng. Khi bạn có một cuộc thảo luận sôi nổi với nhân viên đó, bạn có thể nhấn mạnh vào quan điểm của mình để cuộc thảo luận kết thúc sớm hơn hoặc bạn có thể tạm gác lại cho đến khi cả 2 bình tĩnh.

Lựa chọn đầu tiên có thể giúp bạn hoàn thành công việc, nhưng bạn có thể hy sinh hạnh phúc công việc đó của nhân viên.

Lựa chọn thứ hai mệt mỏi hơn trong thời gian ngắn nhưng khôn ngoan hơn trong thời gian dài.

Quá trình này dựa trên sự lắng nghe chủ động. Nếu bạn không chú ý đến những gì nhân viên nói, bạn sẽ không bao giờ biết họ cần gì. Và khi họ tìm thấy ai đó giỏi lắng nghe hơn, họ sẽ nhảy việc ngay lập tức. Lắng nghe chủ động là một quá trình đòi hỏi nhiều thời gian, nhưng nếu bạn muốn giữ được những nhân viên giỏi nhất của mình, thì đó là cái giá mà bạn cần phải trả.

Hãy thực hiện theo các mẹo này để tạo ra một nền văn hóa không chỉ thu hút những nhân viên giỏi nhất mà còn giữ họ tiếp tục làm ở công ty của bạn khi các công ty tuyển dụng gọi họ:

— HR Insider/ Theo Cafebiz —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một thước đo quan trọng đánh giá khả năng của con...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm việc căng thẳng, vai trò của người lãnh đạo càng...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức nào, và việc có một quy trình tuyển...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ làm việc hiệu quả giữa sếp và nhân viên....

Top 6 chỉ số quan trọng để đánh giá quy trình tuyển dụng

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc sở hữu một quy trình tuyển dụng hiệu quả đóng vai trò vô cùng quan trọng trong...

Bài Viết Liên Quan

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan...

Top 6 chỉ số quan trọng để đánh giá quy trình tuyển dụng

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc sở hữu một quy trình tuyển dụng...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers