adsads
Untitled design 2020 09 10T180127.222
Lượt Xem 4 K

Thích nghi với lối tư duy mới mà thế hệ Millennial áp dụng ở nơi làm việc, cập nhật nhanh những xu thế mà họ đang theo đuổi, và xây dựng các cơ hội phát triển sự nghiệp lâu dài – đó chính là chìa khóa giúp công ty của bạn thu hút, nâng tầm, cũng như giữ chân những nhân tài sáng giá nhất đấy! Dựa vào các cuộc khảo sát mà thế hệ Millennial đã thực hiện từ những công ty giám định – tư vấn đầy hứa hẹn trên toàn cầu, dưới đây là một vài xu hướng cũng như phương pháp mang tính nổi bật nhất:

Quy trình tuyển dụng hiệu quả chính là mấu chốt của mọi việc

Việc tổ chức và xây dựng công ty của mình như là một điểm đến đầy thu hút chính là bước đi quan trọng đầu tiên trên con đường chinh phục nhân tài. Thế hệ Millennial muốn hiểu lý do tại sao họ nên chọn công ty của bạn – họ muốn thấy được rằng công ty đang đem lại lợi ích cho xã hội và môi trường, chứ không chỉ là mức thu nhập mà bạn đưa ra. Tham gia vào các hoạt động thiện nguyện, các buổi quyên góp hảo tâm, hay các sự kiện mang tính kết nối cộng đồng – chính là chìa khóa nhằm giúp giữ chân nhân tài thế hệ Millennial. Việc nhấn mạnh trách nhiệm của tổ chức đối với môi trường và xã hội cũng sẽ khiến cho hình ảnh thương hiệu công ty trở nên hấp dẫn hơn. Mạng xã hội, ví như LinkedIn, Facebook hay Twitter cũng là các công cụ hữu dụng trong việc phát triển hình ảnh thương hiệu. Thế hệ Millennial đều mong đợi rằng nơi làm việc của họ sẽ đề cao tinh thần trung thực và thẳng thắn.

Thu hút và giữ chân nhân tài thế hệ Millennial

Sự minh bạch là điều cốt yếu, đặc biệt là ngay từ giai đoạn phỏng vấn ứng viên. Các doanh nghiệp chỉ khăng khăng chú trọng vào kiểu giao tiếp “cần để biết” sẽ thấy rằng, số lượng ứng viên giỏi của mình ngày càng vơi đi nhanh chóng. Trong một vài trường hợp, nhân viên thế hệ Millennial dường như muốn nhấn mạnh con đường phát triển sự nghiệp của họ dựa theo các nhu cầu ngắn hạn của công ty. Đây không phải là một quan điểm ích kỷ, mà nó xuất phát từ niềm tin rằng những hành động này sẽ giúp họ tạo ra sức ảnh hưởng trực tiếp và tích cực hơn đối với tổ chức về lâu về dài.

Thế hệ Millennial cũng mong muốn có được sự linh hoạt trong việc họ sẽ làm ở đâu, khi nào, và như thế nào. Họ có xu hướng chọn công ty nào cho phép họ tận dụng tối đa công nghệ thông tin để hoàn thành công việc được giao theo một lối cách tân và có nét cá nhân riêng nhất. Doanh nghiệp nào có thể cung cấp nhân viên các cơ hội phát triển nghề nghiệp, cũng như tạo dựng tốt tính linh hoạt trong phương thức làm việc – sẽ là doanh nghiệp có nhiều lợi thế trong khâu tuyển dụng và giữ chân những ngôi sao sáng giá.

Cách để giữ chân và phát triển nhân tài thế hệ Millennial

Cũng giống như nhân viên thuộc thế hệ khác, các “tân binh” Millennial cũng sẽ trải qua giai đoạn định hướng và học việc. Tuy nhiên, nhân viên Millennial có mức mong đợi cao hơn so với các thế hệ khác khi đề cập đến vấn đề phát triển sự nghiệp. Họ tin rằng, quy trình đào tạo nên có trọng tâm, được “tinh chế” theo văn hóa doanh nghiệp riêng, và liên quan trực tiếp đến con đường nâng cao sự nghiệp cũng như phát triển cá nhân của họ.

Những hoạch định phát triển cá nhân chính là chìa khóa giúp nâng tầm nhân tài, không chỉ đem lại lợi ích cho từng nhân viên, mà còn cho chính tổ chức doanh nghiệp nữa. Với sự hỗ trợ từ một người hướng dẫn hay cố vấn, từng nhân viên sẽ có cơ hội để kiểm soát con đường sự nghiệp của mình – trong khi vẫn đảm bảo rằng điều này cũng sẽ đồng nhất với mục tiêu chung của tổ chức.

Thế hệ Millennial nói chung ưa chuộng phong cách “Học qua Hành”. Vì thế, những buổi đào tạo mang tính tương tác, hay các trải nghiệm giải quyết tình huống trong thực tế đều có sức hút mãnh liệt đối với họ. Ghép đôi nhân viên Millennial chưa có nhiều kinh nghiệm với một vị lãnh đạo “lão làng” – người có khả năng cung cấp các chỉ dẫn và đưa ra phản hồi thường xuyên, chính là một phương pháp vô cùng hiệu quả.

Thu hút và giữ chân nhân tài thế hệ Millennial

Thế hệ Millennial muốn biết rõ rằng, công việc của họ đang có sức ảnh hưởng ra sao đối với toàn tổ chức, cách mà những ý tưởng của họ được truyền đạt đến cấp quản lý và khả năng thực thi của nó sẽ như thế nào. Để có thể giúp nhân viên hiểu hơn về mục tiêu chung của toàn tổ chức, đòi hỏi người lãnh đạo phải đưa ra đủ các kinh nghiệm làm việc một cách đa dạng – nhằm đẩy mạnh sự tương tác giữa nhân viên với các bộ phận chức năng khác. Thế hệ Millennial có phát triển vững mạnh hay không là nhờ vào sự phối hợp của hai yếu tố: có nhiều trải nghiệm và sự ăn ý trong công việc. Những chương trình đào tạo xoay vòng nhằm cung cấp cơ hội làm việc ở các lĩnh vực đa chức năng; hay phối hợp trong các đội nhóm kỷ luật chéo, nhiều cấp độ – có thể giúp nâng cao kinh nghiệm làm việc cho nhân viên, đồng thời cải thiện mức độ “lưu luyến” của những nhân tài Millennial nữa đấy.

Việc dồn hết mọi tài nguyên khi đưa ra một quyết định thiết yếu là một điều không cần thiết và có phần không thực tế. Trái lại, việc đưa ra nguyên do có cơ sở hợp lí, rõ ràng, mạch lạc thì lại quan trọng hơn rất nhiều. Điều này đồng thời cũng giúp gia tăng việc thu mua tổ chức, và chuẩn bị tâm thế cho nhân viên trong những tình huống khó khăn khi làm việc với thế hệ lãnh đạo kế tiếp.

Cuối cùng, các buổi đánh giá thường niên đã không còn mang tính hiệu quả nữa. Những tổ chức có khả năng đưa ra lời nhận xét thường xuyên, kịp thời và chi tiết thì thường thu hút nhiều nhân tài Millennial hơn; vì điều này cho phép họ sửa sai ngay tại chỗ. Lời nhận xét có thể là từ những cuộc trò chuyện thân mật, những buổi thảo luận ngay tại chỗ, các buổi tư vấn – hoặc kết hợp với các mốc sự kiện mang tính trang trọng, hay cả những buổi đánh giá hiệu suất dựa vào dự án chẳng hạn. Nhưng cũng cần lưu ý rằng, không chỉ nội dung của lời nhận xét, mà cách bạn truyền đạt ý tứ như thế nào cũng có thể tạo ra được ấn tượng trong lòng nhân viên. Vì thế, những lời nhận xét với đầy đủ thông tin và hướng đến một bức tranh rộng lớn hơn sẽ tạo ra nhiều bước ngoặt mang tính quyết định đấy.

Nói tóm lại, thu hút và giữ chân nhân tài Millennial đòi hỏi công ty phải có cái nhìn khác đối với thế hệ trẻ ngày nay. Thế hệ Millennial xem những đồng nghiệp đã có kinh nghiệm của mình không chỉ là một người cố vấn đầy tiềm năng, mà còn là những người bạn trong công việc – và họ muốn mình được mọi người đối xử giống như vậy. Việc tạo lập các phương thức giao tiếp hiệu quả, và khiến cho từng cá nhân hòa nhập được thành một khối với tập thể là một bước đi đầy tính chiến lược trong việc “đốn tim” các nhân tố sáng giá. Với sự hướng dẫn và đồng hành từ công ty, nhân viên sẽ càng có cơ hội được cống hiến và tỏa sáng – không chỉ đem lại sự lớn mạnh hơn cho công ty, mà còn cho cả con đường sự nghiệp lâu dài của nhân viên nữa.

Việc kết nối các nhân tố mới này vào với bộ phận lãnh đạo thế hệ kế tiếp của tổ chức là một thử thách vô cùng to lớn. Nhưng bạn sẽ nhận thấy rằng, quan điểm và tầm nhìn của thế hệ Millennial hiện nay quả thật không hề tầm thường chút nào cho thành công trong tương lai của tổ chức đâu đấy!

–HR Insider/Theo Fast Company–

VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một thước đo quan trọng đánh giá khả năng của con người trong việc đối mặt và vượt qua những thử thách, khó khăn trong cuộc sống cũng như công việc. AQ cao không chỉ giúp nhân viên có khả năng chịu đựng và phục hồi nhanh chóng mà còn thúc đẩy sự sáng tạo, đổi mới và hiệu quả làm việc. Vậy, các nhà quản lý cần làm gì để nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên? Bài viết dưới đây VietnamWorks sẽ giúp bạn tìm ra những bí quyết hiệu quả.

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm việc căng thẳng, vai trò của người lãnh đạo càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, đặc biệt khi người nhân viên gặp phải “thất bại” trong công việc. Bài viết này không chỉ chia sẻ những bài học thực tế, mà còn khẳng định rằng, sau mỗi "thất bại" luôn có cơ hội để trở lại mạnh mẽ hơn, nếu chúng ta - những người quản lý biết cách nhìn nhận và hành động đúng đắn.

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức nào, và việc có một quy trình tuyển dụng bài bản sẽ giúp công ty không chỉ tìm được những ứng viên phù hợp mà còn là nền tảng xây dựng được thành công bền vững cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, dù đã cố gắng xây dựng một quy trình tuyển dụng bài bản, nhiều công ty và HR vẫn gặp phải những khó khăn và trở ngại khiến quá trình tuyển dụng trở nên không hiệu quả. Hãy cùng VietnamWorks tìm hiểu những "điểm nghẽn" này qua bài viết sau.

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ làm việc hiệu quả giữa sếp và nhân viên. Khi nhân viên tin tưởng sếp của họ, họ sẽ có xu hướng làm việc chăm chỉ hơn, cống hiến hết mình và sẵn sàng gắn bó lâu dài với công ty. Vậy làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin đối với đội ngũ nhân sự mới?

Top 6 chỉ số quan trọng để đánh giá quy trình tuyển dụng

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc sở hữu một quy trình tuyển dụng hiệu quả đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc thu hút, tuyển dụng và giữ chân nhân tài. Quy trình tuyển dụng hiệu quả không chỉ giúp doanh nghiệp tìm được những ứng viên phù hợp nhất với vị trí mà còn góp phần nâng cao hình ảnh thương hiệu và tạo dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp.

Bài Viết Liên Quan

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một thước đo quan trọng đánh giá khả năng của con người trong việc đối mặt và vượt qua những thử thách, khó khăn trong cuộc sống cũng như công việc. AQ cao không chỉ giúp nhân viên có khả năng chịu đựng và phục hồi nhanh chóng mà còn thúc đẩy sự sáng tạo, đổi mới và hiệu quả làm việc. Vậy, các nhà quản lý cần làm gì để nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên? Bài viết dưới đây VietnamWorks sẽ giúp bạn tìm ra những bí quyết hiệu quả.

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm việc căng thẳng, vai trò của người lãnh đạo càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, đặc biệt khi người nhân viên gặp phải “thất bại” trong công việc. Bài viết này không chỉ chia sẻ những bài học thực tế, mà còn khẳng định rằng, sau mỗi "thất bại" luôn có cơ hội để trở lại mạnh mẽ hơn, nếu chúng ta - những người quản lý biết cách nhìn nhận và hành động đúng đắn.

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức nào, và việc có một quy trình tuyển dụng bài bản sẽ giúp công ty không chỉ tìm được những ứng viên phù hợp mà còn là nền tảng xây dựng được thành công bền vững cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, dù đã cố gắng xây dựng một quy trình tuyển dụng bài bản, nhiều công ty và HR vẫn gặp phải những khó khăn và trở ngại khiến quá trình tuyển dụng trở nên không hiệu quả. Hãy cùng VietnamWorks tìm hiểu những "điểm nghẽn" này qua bài viết sau.

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ làm việc hiệu quả giữa sếp và nhân viên. Khi nhân viên tin tưởng sếp của họ, họ sẽ có xu hướng làm việc chăm chỉ hơn, cống hiến hết mình và sẵn sàng gắn bó lâu dài với công ty. Vậy làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin đối với đội ngũ nhân sự mới?

Top 6 chỉ số quan trọng để đánh giá quy trình tuyển dụng

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc sở hữu một quy trình tuyển dụng hiệu quả đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc thu hút, tuyển dụng và giữ chân nhân tài. Quy trình tuyển dụng hiệu quả không chỉ giúp doanh nghiệp tìm được những ứng viên phù hợp nhất với vị trí mà còn góp phần nâng cao hình ảnh thương hiệu và tạo dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp.

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers