adsads
Shutterstock 2203904165 1
Lượt Xem 8 K

1. Thực hiện các công việc theo thứ tự ưu tiên

Khối lượng công việc cần xử lý sau kỳ nghỉ quá nhiều, nhân viên không biết bắt đầu từ đâu, thậm chí có xu hướng lười biếng không thể làm xong ngay được. Hiểu được vấn đề này, nhà quản lý nên chia ra thành nhiều dự án nhỏ để giao cho những nhân viên phù hợp và thực hiện chúng trong từng mức độ ưu tiên để tránh tình trạng công việc quá tải. Phương thức quản lý công việc dưới hình thức này giúp nhân viên tận dụng tối đa thời gian, nâng cao sự tập trung trong công việc, khiến nhân viên có động lực hơn để bắt tay vào làm các công việc tiếp theo. 

2. Thúc đẩy tinh thần qua các hoạt động thể thao

Sau tết là lúc nhân viên hay uể oải, chán nản trong công việc. Thế nên những hoạt động thể thao sau giờ làm sẽ giúp nhân viên xua tan đi mệt mỏi, tinh thần làm việc thoải mái hơn. Hãy tạo cơ hội để nhân viên vừa tham gia các hoạt động thể thao vừa gắn kết tinh thần đồng đội, thấu hiểu lẫn nhau. Ngoài ra, bạn có thể tổ chức các buổi ăn trưa, ăn xế cùng nhau. 

3. Áp dụng công nghệ mới giúp nâng cao năng suất làm việc của nhân viên

Nếu công ty đang tìm một ý tưởng độc đáo vừa giúp thay đổi cách thức giao tiếp giữa quản lý với nhân viên, vừa hỗ trợ quản lý công việc của nhân viên, nâng cao năng suất làm việc, thì hãy nghĩ về việc áp dụng công nghệ. Chắc hẳn mọi nhân viên đều muốn được khởi đầu một năm làm việc mới đầy hứng khởi trong một môi trường doanh nghiệp 4.0 với các công cụ hỗ trợ đắc lực, hiện đại và theo kịp xu hướng phát triển. Cuộc cách mạng 4.0 đã sẽ mang tới cho doanh nghiệp những bước tiến to lớn nhờ những người bạn công nghệ đồng hành đắc lực, mỗi phòng ban trong doanh nghiệp đều có các phần mềm chuyên biệt khác nhau để hỗ trợ nghiệp vụ cho cả nhà quản lý và nhân viên giúp cho doanh nghiệp đạt được những thành tựu nổi bật mới.

Áp dụng công nghệ để gia tăng năng suất làm việc

4. Giúp nhân viên xác định động lực, mục tiêu công việc

Khởi đầu của một năm là thời điểm hoàn hảo để nhìn lại những gì đã qua và rút ra bài học từ quá khứ. Việc ngồi trò chuyện với nhân viên và thảo luận về những điều họ muốn đạt được trong năm mới sẽ giúp tạo động lực làm việc của họ, bạn có thể cung cấp nhân viên những sự hỗ trợ cần thiết và định hướng để đảm bảo công việc của họ gắn liền với kế hoạch, mục tiêu của công ty. Thay vì đặt những mục tiêu lớn song không rõ ràng, hãy giúp nhân viên xác định hướng đi của mình và đặt ra lộ trình phù hợp để đạt được mục đích cuối cùng. Điều này giúp nhân viên được năng động nỗ lực học hỏi và phát triển trong môi trường năng động.

5. Hãy làm gương cho nhân viên của bạn

Nếu bạn là chủ doanh nghiệp hoặc người quản lý, hãy luôn luôn nhớ rằng nhân viên của bạn sẽ làm theo hành động từ bạn. Biện pháp hữu hiệu nhất để xua tan không khí ảm đạm hậu nghỉ tết chính là năng lượng và không khí tích cực từ người đứng đầu. Vì vậy, việc dành thời gian để trò chuyện cùng nhân viên và cùng họ thực hiện những điều bạn dự định làm là điều vô cùng cần thiết. Hãy nhớ rằng nhân viên của bạn luôn theo dõi bạn, do đó, hãy cân nhắc những hành vi của mình để có thể thúc đẩy nhân viên làm việc tốt hơn. 

Việc tinh thần làm việc của nhân viên bị giảm sút sau kỳ nghỉ tết là điều không thể tránh khỏi. Lúc này, vai trò của người quản lý trong việc điều phối công việc, thay đổi phương thức giao tiếp, làm việc với nhân viên càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Áp dụng các phương pháp phù hợp và đôi khi là thực hiện các thay đổi nếu cần thiết chắc chắn sẽ giúp công ty nhanh chóng lấy lại guồng quay công việc hiệu quả, có những bước tiến vượt bậc trong năm mới.

Xem thêm: Những việc cần làm để thay thế nhân viên nghỉ việc

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một thước đo quan trọng đánh giá khả năng của con...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm việc căng thẳng, vai trò của người lãnh đạo càng...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức nào, và việc có một quy trình tuyển...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ làm việc hiệu quả giữa sếp và nhân viên....

Top 6 chỉ số quan trọng để đánh giá quy trình tuyển dụng

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc sở hữu một quy trình tuyển dụng hiệu quả đóng vai trò vô cùng quan trọng trong...

Bài Viết Liên Quan

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan...

Top 6 chỉ số quan trọng để đánh giá quy trình tuyển dụng

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc sở hữu một quy trình tuyển dụng...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers