adsads
Lượt Xem 18 K

1. “Cảm ơn!”

Là lãnh đạo hẳn bạn biết rằng bạn sẽ chẳng thể nào tự mình làm hết mọi việc. Muốn thành công, bạn sẽ cần sự giúp đỡ của các cộng sự. Khi làm việc cùng nhau các cộng sự của bạn sẽ rất mong được nghe một sự thừa nhận về nỗ lực của họ, ngay cả đối với những điều nhỏ nhặt. Vì vậy hãy khuyến khích nhân viên của mình bằng cách nói lời cảm ơn cho những đóng góp, đồng thời cho họ thấy rằng công việc của họ được chú ý và đánh giá cao. Việc nói lời cảm ơn sẽ chẳng làm bạn mất bao nhiêu công sức nhưng nó sẽ thúc đẩy nhân viên tích cực đóng góp hơn nữa.

2. “Xin lỗi!”

Không ai là người lãnh đạo hoàn hảo cả. Đến cả những người lãnh đạo giỏi nhất cũng sẽ phạm sai lầm. Nhưng hãy biết cách tự xử lý khi mắc lỗi: thừa nhận và xin lỗi vì điều đó. Sau đó, hãy cố gắng để sửa chữa hoặc làm giảm thiểu hậu quả. Một nhà lãnh đạo tốt sẽ nhanh chóng thừa nhận những sai lầm của chính mình, ngay cả khi lỗi lầm đó khiến họ đôi phần xấu hổ. Cố gắng che đậy những sai lầm chỉ dẫn đến những sai lầm lớn hơn. Nói “Tôi xin lỗi” là cách tốt nhất để bắt đầu sửa lỗi của bạn và cố gắng cải thiện tình hình.

3. “Mục tiêu của chúng ta là…”

Đừng tự kết luận rằng mọi người luôn ý thức rõ ràng về mục đích của việc họ đang làm. Có lẽ tất cả họ đã từng nghe đâu đó về “mục tiêu công việc” nhưng theo thời gian, họ có thể đã quên hẳn hoặc chỉ lờ mờ nhớ đôi chút. Một tập thể hoạt động mà không có mục đích rõ ràng là một tập thể không đoàn kết và không có bất kỳ cách gắn kết nào giữa các nhân viên, vì mọi người chẳng biết mình làm vì mục tiêu gì. Vì vậy, là lãnh đạo, bạn có nhiệm vụ nhắc nhớ các nhân viên của mình về mục tiêu chung mà mọi người cần phối hợp để đạt được.

4. “Bạn nghĩ thế nào về…?”

Một nhà lãnh đạo tốt sẽ luôn mong muốn nhận được sự giúp đỡ và muốn nghe những ý kiến từ các thành viên trong nhóm của mình. Làm sếp không có nghĩa là sẽ biết tất cả. Vì vậy, hãy chủ động thu thập thông tin từ tất cả các nguồn và thu thập các ý tưởng sáng tạo để đưa ra các giải pháp tuyệt vời. Mỗi nhân viên sẽ là một “chuyên gia” trong những mảng công việc họ làm. Hãy cho họ biết bạn đánh giá cao chuyên môn và thông tin chi tiết của họ bằng lắng nghe những ý kiến của nhân viên.

5. “Chúng ta làm được rồi!”

Bất cứ khi nào bạn dẫn dắt đội của mình vượt qua thử thách, vượt qua một chướng ngại vật, hoặc một cột mốc, hãy dừng lại và thừa nhận điều đó. Thừa nhận bằng lời nói về những gì đã được thực hiện hay công nhận sự nỗ lực của tất cả mọi người. Những thành tựu đạt được cùng nhau là lý do để nhân viên của bạn tiếp tục nỗ lực phấn đấu.

6. “Bây giờ chúng ta sẽ tập trung vào …”

Mặc dù mục tiêu chung là một thứ khá ổn định từ tháng này sang tháng khác nhưng trọng tâm có thể thay đổi đáng kể. Điều quan trọng là phải trao đổi với các cộng sự hàng tuần hoặc thậm chí hàng ngày để có những trọng tâm công việc cụ thể. Bạn không thể mong đợi nhân viên đọc được suy nghĩ của bạn. Hãy làm rõ những công việc nào là quan trọng nhất và cần được ưu tiên hoàn thành.

7. “Hãy thẳng thắn nói về …”

Đôi khi bạn sẽ phải đối phó với xung đột giữa các cá nhân. Đôi khi bạn sẽ phải giải quyết một vấn đề mới mẻ hoặc những khó khăn chưa từng xảy ra trước đó. Đôi khi tất cả các bạn sẽ cảm thấy như bạn đã cạn kiệt ý tưởng. Hoặc có đôi lúc bạn sẽ nghĩ rằng bạn thật sự mong muốn tìm được một giải pháp toàn diện và lâu dài cho vấn đề hiện tại

Trong tất cả những tình huống đó, một nhà lãnh đạo giỏi sẽ nói sử dụng câu thần chú “Hãy thẳng thắn nói về…”. Bằng cách này, bạn sẽ kéo toàn đội của bạn vào một cuộc thảo luận mở, hoặc ngồi xuống để nói về một vấn đề. Các thành viên trong nhóm có thể chỉ ra các sai sót và các điều bất ổn, và cũng có thể trình bày các ý tưởng và giải pháp. Nhiều cái đầu, nhiều góc nhìn sẽ đem cho bạn đủ thông tin để đưa ra quyết định sáng suốt.

8. “Đây là thử thách của chúng ta”

Khi bạn đang đối mặt với một vấn đề tiềm ẩn, một trở ngại, một dự án lớn, hoặc những thứ tương tự, hãy tự tin nói rằng “Đây chỉ là thử thách”.  Làm rõ thách thức, gọi tên, xác định nó, cùng thảo luận và nhìn nhận nó từ mọi góc độ. Né tránh chỉ làm vấn đề thêm trầm trọng. Đừng sợ bởi bạn sẽ không phải đối đầu một mình. Sau lưng bạn luôn là đồng đội – những người luôn sẵn sàng chiến đấu. Vị vậy, tất cả những gì bạn cần làm là xác định trở ngại của bạn là gì và cách “bày binh bố trận” thế nào để giải quyết nó.

9. “Hãy cùng nhìn lại”

Mỗi ngày làm việc là một ngày để học. Cùng nhìn lại những gì mình đã làm sẽ cho bạn những kinh nghiệm để giải quyết các vấn đề tương lai. Hãy xem xét toàn bộ quá trình làm việc và tích cóp, thu thập những kinh nghiệm hữu ích để thành công hơn.

10. “Bạn làm tốt lắm!”

Đừng hà tiện những lời tán dương. Khen ngợi toàn đội là điều tốt và đóng vai trò quan trọng để khích lệ các cá nhân. Khi bạn làm việc với nhóm của mình, hãy lưu ý những gì mỗi người làm tốt và đảm bảo rằng bạn luôn theo sát và đưa ra những động viên cho đúng thời điểm đó.

Xem thêm: Employee engagement plan – Đòn bẩy kích thích sự phát triển của công ty

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một thước đo quan trọng đánh giá khả năng của con...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm việc căng thẳng, vai trò của người lãnh đạo càng...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức nào, và việc có một quy trình tuyển...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ làm việc hiệu quả giữa sếp và nhân viên....

Top 6 chỉ số quan trọng để đánh giá quy trình tuyển dụng

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc sở hữu một quy trình tuyển dụng hiệu quả đóng vai trò vô cùng quan trọng trong...

Bài Viết Liên Quan

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan...

Top 6 chỉ số quan trọng để đánh giá quy trình tuyển dụng

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc sở hữu một quy trình tuyển dụng...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers