adsads
cân bằng cuộc sống và công việc
Lượt Xem 6 K

Nguyên nhân mất cân bằng cuộc sống và công việc

Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến mất cân bằng cuộc sống và công việc như:

  • Không biết cách sắp xếp hợp lý công việc
  • Không biết cách quản lý thời gian.
  • Chưa biết bản thân muốn gì.
  • Gặp nhiều mâu thuẫn trong các mối quan hệ.
  • Quá chiều chuộng những sở thích của bản thân.
  • Cảm thấy lựa chọn của bản thân không đúng đắn,…
cân bằng cuộc sống và công việc

Lý do mất cân bằng cuộc sống với công việc

Cuộc sống luôn thay đổi không ngừng và con người cũng bị cuốn theo dòng xoáy này. Trong thời buổi 4.0, “deadline” và “overtime” đang trở thành các cụm từ quen thuộc với những người đi làm. Nhiều người lao động cặm cụi với công việc cả ngày lẫn đêm. Họ phải bắt kịp guồng quay công việc và cả tốc độ phát triển chóng mặt của cuộc sống hiện đại.

Những điều đó đã khiến họ mất cân đối thời gian, bỏ bê gia đình và bản thân bị áp lực công việc. Tình trạng mất cân bằng giữa cân bằng cuộc sống và công việc sẽ dần dẫn đến các vấn đề tiêu cực.

Xem thêm: Kỹ năng cần có để cân bằng công việc và cuộc sống hiệu quả

Tác hại của mất cân bằng cuộc sống và công việc

Tác hại của mất cân bằng cuộc sống và công việc sẽ khiến bạn nằm trong trạng thái căng thẳng, dễ cáu gắt và mất tập trung. Nếu không nhanh chóng cân bằng giữa cuộc sống và công việc, bạn sẽ bị kiệt sức, gây tổn hại đến thể chất, tinh thần. Thậm chí, hiệu quả công việc sẽ giảm sút và làm mất đi sự đáng tin cậy, tín nhiệm trong công ty.

Ở một số khía cạnh tiêu cực khác, sức khỏe của bạn cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nếu đang ở trong những trường hợp sau đây, rất có thể bạn đang cân bằng giữa cuộc sống và công việc:

  • Luôn lo lắng về công việc, kể cả ngoài giờ làm.
  • Công việc dồn dập, luôn phải làm thêm giờ để xử lý.
  • Hiệu suất công việc bị giảm sút.
  • Thường xuyên nổi nóng, mệt mỏi, chán nản, có cảm giác tiêu cực khi nghĩ về công việc.

Cách cân bằng công việc và cuộc sống hiệu quả

Để xử lý việc mất cân bằng cuộc sống với công việc, yêu cầu bạn phải bỏ ra nhiều thời gian và thật sự nỗ lực. Dưới đây là 5 cách cân bằng cuộc sống và công việc cần thiết đó.

Tìm kiếm lại đam mê và điều quan trọng ở hiện tại

Khi cuộc sống trở nên hỗn độn và phức tạp, bạn không thể tìm được phương hướng cho chính mình, hãy tịnh tâm và đặt cho mình những câu hỏi. “Điều gì quan trọng nhất ở hiện tại? Mình đang cần điều gì nhất?”.

Khi đã trả lời được 2 câu hỏi này, tin chắc rằng bạn sẽ biết được mình nên làm gì tiếp theo và bạn đã có kỹ năng cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Bởi người ta chỉ mất phương hướng khi không thể tìm được đích đến. Nếu xác định được đích đến cho bản thân, điểm quan trọng nhất trong hiện tại, bạn sẽ dễ dàng thoát khỏi mớ hỗn độn trong cuộc sống.

Bên cạnh đó, đam mê là động lực cuối cùng còn sót lại khi bạn cảm thấy thất vọng hay chán nản trong cuộc việc hoặc cuộc sống. Vì thế, hãy nuôi dưỡng đam mê của bản thân và tự hỏi rằng bạn đã tìm ra đam mê thật sự của mình chưa?

Nếu mục tiêu bạn đặt ra không phù hợp với năng lực của bản thân, nó sẽ khiến bạn cảm thấy như đang đi vào ngõ cụt và mất cân bằng cuộc sống. Chính vì thế, em hiểu bản thân, biết đam mê và khả năng của mình đang ở đâu và phát huy chính là cách tốt nhất để giải quyết mọi vấn đề.

Luôn giữ nguồn năng lực tích cực trong cuộc sống

Lạc quan là cách duy nhất để giữ nguồn năng lượng tích cực trong bạn và cũng là cách để cân bằng cuộc sống và công việc. “Khi cuộc sống cho bạn 100 lý do để khóc, hãy tự tìm cho mình 1000 lý do để cười”. Hãy luôn giữ sự lạc quan trong suy nghĩ của mình để mọi thứ trở nên nhẹ nhàng và đơn giản hơn.

Chẳng hạn như, khi một sự việc không may xảy ra, thay vì ngồi trách móc “tại sao nó lại đến với mình, hết cách rồi, không còn cách nào nữa…” thì hãy nghĩ “thật may vì nó đã xảy ra để mình có thêm cơ hội thử thách bản thân, hoặc biết được những người thân bên cạnh rất yêu thương mình…”.

Khi một cánh cửa đóng lại, cánh cửa khác sẽ mở ra. Thay vì cứ ngồi khóc mãi ở cánh cửa đã đóng, hay mạnh mẽ đứng lên và đi tìm cho mình cánh cửa khác bạn nhé.

Đi nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe bản thân

Sức khỏe là thứ duy nhất có thể giúp bạn làm được mọi thứ và hơn cả là kiếm tiền. Chính vì thế, hãy biết quý trọng sức khỏe của bản thân, ngưng ngược đãi chính mình bạn nhé. Ngay khi cảm thấy mất cân bằng cuộc sống với công việc, điều đầu tiên cần làm là cho bản thân thời gian nghỉ ngơi và thư giãn để lấy lại bình tĩnh và sự sáng suốt.

Não bộ và cảm xúc chỉ hoạt động tốt khi cơ thể ở trạng thái tốt. Mọi vấn đề đều được giải quyết ngay khi bạn tỉnh táo và khỏe mạnh. Bạn có thể thưởng cho bản thân một kì nghỉ ngắn hạn, một bữa tối cùng bạn bè hoặc một giấc ngủ…để lấy lại tinh thần và giúp thể trạng tốt hơn.

Cân bằng cuộc sống và công việc bằng cách tập nói “Không”

Quả thật trong nhiều trường hợp, sự quá tải đến từ chính thói quen “cả nể” của chính bạn. Bạn sẵn sàng giúp đỡ người khác là tốt nhưng hãy giúp đỡ mình trước. Khi đó, vấn đề mất cân bằng cuộc sống với công việc là do ở bạn. Hãy tự đánh giá tình trạng về khối lượng công việc đảm nhiệm để quyết định có nên hỗ trợ, giúp đỡ người khác hay không.

Kỹ năng cân bằng giữa công việc và cuộc sống

Kỹ năng cân bằng giữa công việc và cuộc sống

San sẻ là việc làm tốt nhưng đôi khi bạn cũng phải nhờ đến sự sợ giúp công việc của người khác. Nếu đang cảm thấy mệt mỏi, có quá nhiều nhiệm vụ vẫn chưa giải quyết xong thì hãy mạnh dạn từ chối sự nhờ vả từ người khác.

Xây dựng thói quen ăn uống và sinh hoạt khoa học

Việc thiết lập một lối sống lành mạnh, đầy tính kỷ luật đầy đủ là rất cần thiết khi cân bằng cuộc sống và công việc. Tính kỷ luật ở đây có nghĩa là giờ giấc sinh hoạt của bạn phải được lên lịch khoa học, ổn định và hãy đảm bảo không điều có gì khiến bạn phá vỡ được những nguyên tắc đó.

Bên cạnh đó, ăn ngon là chưa đủ, bạn cần ăn đúng giờ để dinh dưỡng được hấp thụ tốt nhất, giúp lấy lại năng lượng nhanh chóng. Đồng thời, kết hợp với giấc ngủ, tinh thần thoải mái thì chắc chắn cuộc sống của bạn sẽ trở nên tích cực, khác biệt hơn nhiều.

Dành thời gian cho bản thân và những người thân yêu

Mặc dù công việc rất quan trọng nhưng chưa phải là tất cả cuộc sống của chúng ta. Do đó, bạn hãy ưu tiên những thứ mình đam mê và khiến mình hạnh phúc. Dù có bận rộn thế nào, bạn cũng nên dành thời gian đầu tư cho bản thân.

Với gia đình, người thân, bạn hãy sắp xếp các buổi dã ngoại, cà phê, ăn tối… Đừng bao giờ ngụy biện rằng vì bận rộn nên những điều này bạn không thực hiện được. Hãy luôn nhớ rằng, dù bạn là nhân tố quan trọng thế nào thì công ty vẫn có thể thay thế bạn bằng người khác.

Quản lý hiệu quả thời gian làm việc

Khi cân bằng cuộc sống và công việc, bạn cần biết cách quản lý thời gian để sắp xếp, ưu tiên công việc và hoàn thành theo đúng tiến độ mọi nhiệm vụ được giao. Hãy cần đặt giờ làm việc cụ thể, xác định đi làm và nghỉ làm vào thời điểm nào. Đừng thấy một email trong đêm khuya đến rồi vội trả lời ngay. Tuy nhiên, bạn cũng không nên quá bỏ bê công việc nhưng hãy biết cách dành khoảng trống nghỉ ngơi cho mình. Hãy đặt ranh giới công việc, cuộc sống cá nhân để cân bằng cuộc sống một cách hiệu quả.

Xem thêm: Học cách quản lý thời gian để cân bằng công việc và cuộc sống

Đặt ra mục tiêu rõ ràng

Bạn nên đặt mục tiêu công việc rõ ràng để nỗ lực hoàn thành, sau đó có thời gian nghỉ ngơi. Đừng kéo dài quá trình làm việc của mình dù công việc đó phải kết thúc, hoàn thành sớm hơn. Mỗi một dự án, nhiệm vụ của mình, hãy đưa ra mục tiêu đạt được cụ thể. Có như thế, bạn mới quyết tâm thực hiện nghiêm túc và đạt kết quả cao trong thời gian dự tính.

Cuộc sống vốn dĩ không phải là tấm thảm trải đầy hoa hồng. Nó luôn đầy rẫy những thử thách và chông gai. Vì thế, có đôi lúc bạn sẽ gặp phải những điều mà mình không mong muốn và cảm thấy bị mất cân bằng cuộc sống và công việc. Đừng lo lắng, đừng hoảng sợ, hãy thiết lập lại cuộc sống mới và gỡ rối cho hiện tại với những bí quyết cân bằng cuộc sống trong bài viết trên.

adsads
Bài Viết Liên Quan

Segment là gì? Lợi ích và khám phá các loại Segmentation trong Marketing

Segment là công cụ quan trọng trong lĩnh vực marketing để nắm bắt và hiểu rõ hơn về khách hàng của mình. Áp dụng các...

Headcount là gì? Bí mật quản lý nguồn lực trong doanh nghiệp

Headcount không chỉ đóng vai trò trong việc đếm số lượng nhân viên mà còn là công cụ quản lý quan trọng giúp doanh nghiệp...

Sampling là gì? Khám phá vai trò của Sampling trong marketing

Thay vì chỉ đơn thuần mô tả hoặc quảng cáo trên các kênh truyền thông, Sampling cho phép người tiêu dùng có cơ hội trải...

Procurement là gì? Những kỹ năng quan trọng của một Procurement

Procurement là gì? Những kỹ năng cần có trong ngành nghề này là gì? Mọi thắc mắc sẽ được HR Insider giải đáp thông qua...

Executive là gì? Yêu cầu cần có cho vị trí Executive là gì?

Nhân viên ở vị trí Executive thường có kinh nghiệm làm việc lâu năm, sở hữu kiến thức chuyên sâu và đảm nhận các nhiệm...

Bài Viết Liên Quan

Segment là gì? Lợi ích và khám phá các loại Segmentation trong Marketing

Segment là công cụ quan trọng trong lĩnh vực marketing để nắm bắt và hiểu...

Headcount là gì? Bí mật quản lý nguồn lực trong doanh nghiệp

Headcount không chỉ đóng vai trò trong việc đếm số lượng nhân viên mà còn...

Sampling là gì? Khám phá vai trò của Sampling trong marketing

Thay vì chỉ đơn thuần mô tả hoặc quảng cáo trên các kênh truyền thông,...

Procurement là gì? Những kỹ năng quan trọng của một Procurement

Procurement là gì? Những kỹ năng cần có trong ngành nghề này là gì? Mọi...

Executive là gì? Yêu cầu cần có cho vị trí Executive là gì?

Nhân viên ở vị trí Executive thường có kinh nghiệm làm việc lâu năm, sở...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers