adsads
3004.1
Lượt Xem 4 K

Lãnh đạo bằng sự đồng cảm, chìa khóa giúp bạn chiến thắng cuộc khủng hoảng Covid-19

Trong thời kì căng thẳng và nhiều biến động hiện nay, nhà quản lý buộc phải giữ trọng trách cao cả là nơi nương tựa tinh thần và sức khỏe cho toàn bộ nhân viên của mình.

Cuộc khủng hoảng covid-19 khiến các nhà quản lý – ngoài nhiệm vụ chính của mình – phải gồng gánh thêm rất nhiều áp lực đến từ những xáo trộn trong nội bộ nhân lực, những rủi ro về mặt sức khỏe đang ngày càng gia tăng; đồng thời họ còn phải cố gắng cân bằng giữa cuộc sống và công việc, cũng như luôn cập nhật thông tin về diễn biến dịch bệnh hàng ngày nữa.

Và, với một sự thật rằng nhân viên đang chịu rất nhiều áp lực về mặt tinh thần vì cơn đại dịch này, người quản lý cũng được kêu gọi nhằm hỗ trợ tâm lý cho những ai cần đến.

Nghe có vẻ như họ phải làm rất nhiều việc, nhưng sự thật đúng là như vậy đấy!

Nhà lãnh đạo sẽ chẳng thể dẫn dắt công ty hiệu quả nếu họ cũng đang phải chật vật. Trên máy bay, hành khách được khuyên là nên đeo khẩu trang oxy của chính mình trước khi giúp đeo cho người khác. Trường hợp của người quản lý cũng tương tự như vậy.

Dưới đây là một vài chiến lược, nhằm giúp các nhà quản lý cũng như nhân viên công ty vượt qua được giai đoạn khó khăn này.

Để trở thành một tấm gương sáng cho bản thân cũng như cấp dưới, người quản lý trước tiên cần phải biết cách chăm sóc tốt cho chính mình.

 

Kỹ năng lãnh đạo trong “mùa dịch”

Có quá nhiều stress sẽ ảnh hưởng đến cách mà ta làm việc. Những nhân viên dù bình tĩnh nhất cũng có thể bị “rối tung rối mù”. Những nhóm làm việc đã quen với cách vận hành nhịp nhàng trước deadline như trước đây cũng có thể trở nên khó kiểm soát khi chuyển sang làm việc với cường độ cao hơn.

Đây không phải lúc để ta áp dụng phương pháp quản lý kiểu “yêu cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi”.

Chìa khóa giúp nhà lãnh đạo chiến thắng cuộc khủng hoảng COVID-19

Một nghiên cứu về hỗ trợ nhà quản lý cho total worker health cho thấy rằng, đối với phần lớn nhân công, cứu trợ xã hội và sự cảm thông chính là chìa khóa then chốt giúp họ giải tỏa stress cũng như điều chỉnh tốt giữa công việc và cuộc sống.

Các nhà quản lý cần phải tự làm tấm gương cho chính bản thân mình, đồng thời ủng hộ và hưởng ứng những nhu cầu về mặt sức khỏe tinh thần cho nhân viên giữa cơn đại dịch covid-19.

Điều này có thể được thực hiện với hai phương pháp quản lý hiệu quả dựa vào chứng cứ là: hỗ trợ về mặt tinh thần và làm hình mẫu.

 

Ủng hộ về mặt tinh thần

Ủng hộ tinh thần bao gồm việc cho nhân viên biết rằng họ đang được quan tâm, và rằng họ cần thoải mái chia sẻ về những khó khăn trong công việc cũng như ngoài cuộc sống.

Người cấp trên cũng cần truyền tải thông điệp rằng họ thấu hiểu những tác động mà covid-19 đang ảnh hưởng đến đời sống và công việc của nhân viên. Và phương pháp ủng hộ tinh thần bao gồm:

  1. An ủi và quan sát nếu nhân viên có bất kì dấu hiệu xấu nào; ví như nỗi lo lắng, tách biệt với xã hội, biểu hiện làm việc không hiệu quả. Đồng thời biết khi nào thì nên hỏi ý kiến chuyên gia cho tình hình của một nhân viên nào đó.
  2. Nhận biết rằng một vài nhân viên đang có người thân cần sự chăm sóc đặc biệt, vì thế hãy thẳng thắn hỏi nhân viên về cách mà họ cân bằng giữa công việc và cuộc sống như thế nào.
  3. Thăm hỏi họ thường xuyên và khuyến khích nhân viên kết nối online với những đồng nghiệp, gia đình và bạn bè khác đối với những ai không sống cùng nhà với người thân trong thời kỳ giãn cách xã hội.
  4. Củng cố tinh thần bằng cách cho nhân viên biết rằng bạn rất cảm thông và luôn sẵn sàng mở rộng vòng tay “từ xa” khi ai cần tâm sự điều gì đó.

Chìa khóa giúp nhà lãnh đạo chiến thắng cuộc khủng hoảng COVID-19

 

Làm mẫu với các thói quen làm việc lành mạnh

Phương pháp làm mẫu đòi hỏi người quản lý phải thông qua các hành vi và chỉ dẫn của mình, chỉ cho nhân viên thấy được cách kết hợp công việc – cuộc sống với ý thức tự bảo vệ bản thân như thế nào trong “mùa dịch”.

Đơn giản là, nhà lãnh đạo cần làm gương trước để nhân viên quan sát và học hỏi. Một phương pháp làm mẫu hiệu quả chính là:

  1. Chắc rằng bạn luôn cập nhật những thông tin có liên quan về an toàn và sức khỏe cộng đồng cho nhân viên cùng biết.
  2. Nắm rõ những phương pháp phòng tránh dịch bệnh mới nhất cho bản thân và mọi người. Nhắc nhở những phương pháp này một cách thường xuyên trong các cuộc họp. Đăng thông tin trên các kênh làm việc online, trên trang web công ty, và cả các nơi chia sẻ chung khác nữa.
  3. Tự vạch ra ranh giới và xác định rõ thứ tự ưu tiên đối với giờ làm việc, giờ phản hồi – và chia sẻ thông tin đó cho các thành viên trong gia đình biết. Sau đó, ước lượng tính nhất quán trong khả năng của bạn, nhằm tuân thủ tốt các ranh giới này.
  4. Sử dụng nghỉ phép có trả lương và nghỉ ốm khi cần thiết. Khuyến khích nhân viên của bạn làm điều tương tự, hoặc giúp họ tìm điều độ nguồn lực để hỗ trợ nghỉ phép chẳng hạn.

Chìa khóa giúp nhà lãnh đạo chiến thắng cuộc khủng hoảng COVID-19 

 

Tích cực ủng hộ sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống

Một số cách khác mà nhà quản lý có thể giúp nhân viên cân bằng công việc – cuộc sống, cũng như làm giảm những gánh nặng không đáng có – chính là cung cấp cho họ những dự án có deadline linh hoạt, ưu tiên những nhiệm vụ mang tính chất quan trọng trước, loại bỏ bớt những việc không liên quan, hoặc khiến những nhân viên lần đầu trải nghiệm làm việc từ xa tránh cái cảm giác rằng mình phải luôn luôn “có mặt đúng giờ”

Một nghiên cứu chỉ ra rằng, những nhân viên với trách nhiệm phải chăm sóc người khác tại gia (ví dụ như con cái, hay cha mẹ lớn tuổi) thường có biểu hiện công việc cao hơn, và duy trì sức khỏe tốt hơn khi chính sách làm việc ở nhà được đưa vào thực hiện.

Cơn khủng hoảng covid-19 đã và đang gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến tất cả mọi người. Vì thế trong thời gian này, hãy đồng hành với nhân viên của mình với một niềm cảm thông sâu sắc, hướng đến sự linh hoạt trong mọi chuyện, và làm một tấm gương tiêu biểu với tiêu chí sức khỏe là hàng đầu nhé!

 

>>Xem thêm: Tìm việc sau đại dịch: Đừng bị mờ mắt bởi mức đãi ngộ cao mà không tìm hiểu rõ công việc mới

 

— HR Insider/Theo theconversation—
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

3 chữ C quan trọng của sếp

Theo chuyên gia, thực hiện 3 chữ C, bao gồm Clarity (sự rõ ràng), Consistency (sự nhất quán) và Choice (sự lựa chọn), sẽ khiến nhân viên tin tưởng vào quản lý của họ.

Nghệ thuật quản lý: bí quyết giúp nhân tài cảm thấy bản thân có giá trị

Thu hút và giữ chân nhân tài là một trong những thách thức lớn nhất mà các doanh nghiệp phải đối mặt trong thời đại nhiều biến động. Theo một khảo sát của Robert Walters, trong 2024, 59% người có trình độ tại Việt Nam sẵn sàng tìm kiếm cơ hội công việc mới trong nếu họ không hài lòng với công việc hiện tại. Để thành công, các nhà quản lý cần nắm vững nghệ thuật quản lý, tạo môi trường làm việc giúp nhân viên cảm thấy bản thân được đánh giá cao và có giá trị. Bài viết này sẽ chia sẻ một số bí quyết giúp bạn đạt được mục tiêu đó.

Xây dựng chương trình đào tạo nội bộ giúp nhân viên "linh hoạt" trước mọi tình huống

Năm 2024 hứa hẹn là một năm đầy thách thức nhưng cũng mang lại nhiều cơ hội thú vị cho các chuyên gia pháp chế và phát triển nguồn nhân lực (L&D). Sự thay đổi này đến từ nhiều yếu tố, bao gồm làn sóng nhân viên trẻ gia nhập lực lượng lao động và leo lên các vị trí quản lý, áp lực gia tăng về chứng minh hiệu quả đầu tư (ROI) cho các chương trình đào tạo, hay xu hướng quay trở lại văn phòng làm việc. Cùng với sự thay đổi đáng kể trong môi trường lao động, dự đoán 5 xu hướng đào tạo nội bộ nổi bật trong năm 2024 sẽ là điều mà các chuyên gia phát triển nguồn nhân lực và pháp chế không nên bỏ qua.

Tái Tạo Sự Tự Tin Cho Nhân Viên Hậu Giai Đoạn “Nói Lời Tạm Biệt” Với Đồng Nghiệp

Trong bất kỳ tổ chức nào, việc sa thải là một phần không thể tránh khỏi của quá trình thích nghi và thay đổi, đặc biệt là trong giai đoạn như hiện nay. Tuy nhiên, tác động của việc nói lời tạm biệt với đồng nghiệp không chỉ dừng lại ở những con số trên bảng cân đối kế toán. Nó còn ảnh hưởng đến tinh thần làm việc của nhân viên, gây ra sự thiếu tự tin và lo lắng.

"Job Shadowing" - sự thúc đẩy phát triển cho cả nhân viên và doanh nghiệp

Job Shadowing, hay còn được gọi là việc đồng hành là một hình thức đào tạo thực hành trong đó một nhân viên theo dõi, học hỏi và ghi nhận công việc của một người đồng nghiệp trong cùng một tổ chức hoặc ngành nghề. Phương pháp này không chỉ mang lại lợi ích cho người thực hiện đồng hành mà còn đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của cả nhân viên và doanh nghiệp. Cùng VietnamWorks tìm hiểu qua bài viết sau vì sao “Job Shadowing” là sự thúc đẩy phát triển cho cả nhân viên và doanh nghiệp.

Bài Viết Liên Quan

3 chữ C quan trọng của sếp

Theo chuyên gia, thực hiện 3 chữ C, bao gồm Clarity (sự rõ ràng), Consistency (sự nhất quán) và Choice (sự lựa chọn), sẽ khiến nhân viên tin tưởng vào quản lý của họ.

Nghệ thuật quản lý: bí quyết giúp nhân tài cảm thấy bản thân có giá trị

Thu hút và giữ chân nhân tài là một trong những thách thức lớn nhất mà các doanh nghiệp phải đối mặt trong thời đại nhiều biến động. Theo một khảo sát của Robert Walters, trong 2024, 59% người có trình độ tại Việt Nam sẵn sàng tìm kiếm cơ hội công việc mới trong nếu họ không hài lòng với công việc hiện tại. Để thành công, các nhà quản lý cần nắm vững nghệ thuật quản lý, tạo môi trường làm việc giúp nhân viên cảm thấy bản thân được đánh giá cao và có giá trị. Bài viết này sẽ chia sẻ một số bí quyết giúp bạn đạt được mục tiêu đó.

Xây dựng chương trình đào tạo nội bộ giúp nhân viên "linh hoạt" trước mọi tình huống

Năm 2024 hứa hẹn là một năm đầy thách thức nhưng cũng mang lại nhiều cơ hội thú vị cho các chuyên gia pháp chế và phát triển nguồn nhân lực (L&D). Sự thay đổi này đến từ nhiều yếu tố, bao gồm làn sóng nhân viên trẻ gia nhập lực lượng lao động và leo lên các vị trí quản lý, áp lực gia tăng về chứng minh hiệu quả đầu tư (ROI) cho các chương trình đào tạo, hay xu hướng quay trở lại văn phòng làm việc. Cùng với sự thay đổi đáng kể trong môi trường lao động, dự đoán 5 xu hướng đào tạo nội bộ nổi bật trong năm 2024 sẽ là điều mà các chuyên gia phát triển nguồn nhân lực và pháp chế không nên bỏ qua.

Tái Tạo Sự Tự Tin Cho Nhân Viên Hậu Giai Đoạn “Nói Lời Tạm Biệt” Với Đồng Nghiệp

Trong bất kỳ tổ chức nào, việc sa thải là một phần không thể tránh khỏi của quá trình thích nghi và thay đổi, đặc biệt là trong giai đoạn như hiện nay. Tuy nhiên, tác động của việc nói lời tạm biệt với đồng nghiệp không chỉ dừng lại ở những con số trên bảng cân đối kế toán. Nó còn ảnh hưởng đến tinh thần làm việc của nhân viên, gây ra sự thiếu tự tin và lo lắng.

"Job Shadowing" - sự thúc đẩy phát triển cho cả nhân viên và doanh nghiệp

Job Shadowing, hay còn được gọi là việc đồng hành là một hình thức đào tạo thực hành trong đó một nhân viên theo dõi, học hỏi và ghi nhận công việc của một người đồng nghiệp trong cùng một tổ chức hoặc ngành nghề. Phương pháp này không chỉ mang lại lợi ích cho người thực hiện đồng hành mà còn đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của cả nhân viên và doanh nghiệp. Cùng VietnamWorks tìm hiểu qua bài viết sau vì sao “Job Shadowing” là sự thúc đẩy phát triển cho cả nhân viên và doanh nghiệp.

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers