adsads
Nhà tuyển dụng Google tuyển chọn người tài như thế nào
Lượt Xem 20 K

Chiến lược nhân sự của Google là không còn sử dụng những câu hỏi phỏng vấn “hại não” trong quá trình tuyển dụng.

Đã có nhiều tin đồn về những cuộc phỏng vấn “kì lạ” ở Google. Vậy thực sự “người khổng lồ công nghệ” đã tuyển chọn người tài như thế nào? Laszlo Bock, Phó chủ tịch cao cấp phụ trách nhân sự của Google đã làm sáng tỏ vấn đề này tại hội thảo kết nối nhân tài của LinkedIn được tổ chức ở San Francisco, Mỹ.

Bock cho biết: Google đã không còn ưa thích sử dụng những câu hỏi phỏng vấn “hại não” như tại sao nắp cống lại có hình tròn hay làm sao để thoát ra khỏi một máy xay sinh tố nếu bị thu nhỏ lại như một cây bút chì; bởi vì những câu hỏi này không thể giúp nhà tuyển dụng dự đoán được năng lực của ứng viên khi làm việc.

 

Ông cũng chia sẻ về những điểm cơ bản giúp Google tuyển chọn người tài:

Bảng câu hỏi cơ bản

Những nhà tuyển dụng ở Google đều sử dụng một danh sách các câu hỏi cơ bản giống nhau. Tùy vào câu trả lời của ứng viên, họ có thể đặt những câu hỏi khác để khai thác thêm thông tin. Tuy nhiên, nếu lạm dụng quá nhiều câu hỏi bên ngoài có thể dẫn đến việc đánh giá sai lầm hay thiếu nhất quán trong phỏng vấn.

 

Tận dụng những người tuyển dụng giỏi

Nhà tuyển dụng được tin tưởng nhất, có nhiều thành công nhất trong tuyển chọn người tài tại google là Allan Eustace – Phó chủ tịch cao cấp phụ trách kỹ thuật và nghiên cứu. Ông là nhân viên thứ 42 của Google và từ năm 1999 đến nay ông đã tuyển dụng thành công hàng trăm nhân viên. Ông có khả năng tìm thấy những nhân viên xuất sắc luôn bùng nổ những ý tưởng làm cuộc sống ý nghĩa hơn khi làm việc tại Google.

 

Tố chất Googleyness

Google đánh giá ứng viên qua bốn đặc điểm được sắp xếp theo thứ tự: năng lực nhận thức tổng thể, khả năng lãnh đạo, tố chất Googleyness, năng lực chuyên môn. Họ rất thích những ứng viên tò mò, ham học hỏi – người có thể làm chủ bất kì thử thách nào. Đó là lý do tại sao tố chất thông minh, nhạy bén là yếu tố đầu tiên và kỹ năng chuyên môn là ở cuối danh sách.

 

Không quan trọng chức danh

Khả năng lãnh đạo không nhất thiết được thể hiện qua chức danh hiện tại của ứng viên. Google tập trung tìm kiếm những ứng viên có khả năng nhìn ra vấn đề, nhảy vào xử lý chúng một cách nhanh chóng và sau đó họ giao lại cho người phù hợp hơn để giải quyết vấn đề tiếp theo.

 

Thông minh nhưng khiêm tốn

Nhân viên ở Google có thể định nghĩa về sự phù hợp văn hóa (Googleyness) theo những cách khác nhau. “Điều đó không phụ thuộc vào việc bạn có phải là lập trình viên, hay chỉ giống như chúng tôi, hay bạn không phù hợp hoàn toàn với văn hóa công ty”. Thay vào đó, trong quy trình tuyển dụng, Google chủ yếu tìm kiếm những người thông minh nhưng khiêm tốn và có thể mang lại điều gì đó mới mẻ cho công ty.

Kết thúc diễn đàn, Bock nhấn mạnh các nhà tuyển chọn người tài quan trọng nhất là làm thế nào để đánh giá năng lực ứng viên. Khi nhân viên của bạn nhận thấy rằng xung quanh họ là những người có năng lực yếu kém, họ sẽ cho rằng không cần phải làm việc chăm chỉ nữa. Và lẽ tất yếu những người giỏi nhất sẽ ra đi.

— HR Insider —

VietnamWorks.com – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một thước đo quan trọng đánh giá khả năng của con...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm việc căng thẳng, vai trò của người lãnh đạo càng...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức nào, và việc có một quy trình tuyển...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ làm việc hiệu quả giữa sếp và nhân viên....

Top 6 chỉ số quan trọng để đánh giá quy trình tuyển dụng

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc sở hữu một quy trình tuyển dụng hiệu quả đóng vai trò vô cùng quan trọng trong...

Bài Viết Liên Quan

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan...

Top 6 chỉ số quan trọng để đánh giá quy trình tuyển dụng

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc sở hữu một quy trình tuyển dụng...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers