adsads
ma cũ bắt nạt ma mới
Lượt Xem 823

Ma cũ bắt nạt ma mới không còn xa lạ với chúng ta. “Vấn nạn” này có thể xuất hiện ở tất cả môi trường làm việc từ những công việc chân tay như công nhân cho đến lao động trí óc như nhân viên văn phòng. Nhưng bắt nạt có phải chỉ đơn giản là những hành động như sai khiến việc vặt không còn có hình thức nào khác nữa? Hãy cùng tìm hiểu và tìm ra cách giải quyết vấn đề này nhé!

Những “chiêu trò” ma cũ bắt nạt ma mới phổ biến

Ma cũ bắt nạt mà mới chính là tình trạng nhân viên cũ có những hành vi bắt nạt những nhân viên mới vào công ty. Đây là tình trạng có thể diễn ra cả trong hình thức làm việc trực tiếp và làm việc trực tiếp. Hành động bắt nạt thể hiện qua nhiều “chiêu trò” khác nhau như: 

  • Bắt nạt bằng lời nói: Điều này có thể bao gồm chế nhạo, sỉ nhục, đùa cợt, nói xấu, bịa chuyện về bạn hoặc các hành vi lạm dụng người khác bằng lời nói khác.
  • Các hành vi bài xích: Điều này có thể bao gồm các hành vi đe dọa, bài trừ cô lập bạn tại nơi làm việc,và các hành vi xâm phạm quyền riêng tư khác. Đồng nghiệp có thể trở nên im lặng hoặc rời khỏi phòng khi bạn bước vào hoặc đơn giản hơn là phớt lờ bạn. Bạn có thể bị bỏ rơi khỏi các hoạt động công sở, chẳng hạn như các cuộc trò chuyện, tiệc tùng hoặc bữa trưa tập thể. Các vật dụng liên quan đến công việc hoặc đồ dùng cá nhân của bạn bị dần dần bị “mất tích” không rõ lý do.
  • Bắt nạt dưới danh nghĩa làm việc: Ví dụ như đổ lỗi sai, phá hoại hoặc can thiệp vào công việc, hoặc đánh cắp hoặc tranh công các ý tưởng của bạn. Hoặc đơn giản hơn là sai vặt, những hành vi này không chỉ liên quan tới công việc như đùn đẩy công việc cho đến những công việc chân tay như in ấn hay pha cà phê.

Những ảnh hưởng khi ma cũ bắt nạt ma mới

Những hành vi hoặc sự cố này thoạt đầu có vẻ ngẫu nhiên. Nếu họ tiếp tục, bạn có thể lo lắng rằng có hay chăng bạn đã làm sai điều gì đó và sợ rằng bạn sẽ bị sa thải hoặc không được thăng tiến. Hoặc nghiêm trọng hơn là khiến bạn có những vấn đề tâm lý hoặc thể chất bao gồm:

  • Luôn lo âu và suy nghĩ về công việc liên tục, ngay cả trong thời gian nghỉ ngơi. Bạn lo lắng rằng mình đã báo cáo đúng không hay khu vực làm việc của mình có gọn gàng không?
  • Cảm thấy sợ hãi khi nghĩ đến hoặc ai đó nhắc đến công việc và chỉ muốn ở nhà.
  • Mất hứng thú với những việc thường làm hay sở thích của bạn.
  • Gia tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm và lo âu thái quá. Nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến suy nghĩ tự tử.
  • Có suy nghĩ nghi ngờ bản thân hoặc tự hỏi liệu rằng bạn có tưởng tượng ra hành vi bắt nạt hay không.
  • Có các dấu hiệu tiêu cực về thể chất, chẳng hạn như các vấn đề về tiêu hóa hoặc huyết áp cao.
  • Gặp khó khăn khi thức dậy hoặc khó có được giấc ngủ ngon. Bạn có thể cảm thấy mất ngủ hoặc khó vào giấc ngủ. Bạn sẽ luôn cảm thấy mệt mỏi ngay cả khi không làm việc.

Cách đối phó khi bị ma cũ bắt nạt 

Với những người khi bị bắt nạt thường cảm thấy bất lực vì nghĩ mình có thể không thể làm gì để ngăn chặn hành vi đó. Tuy nhiên, bạn sẽ không thể cứ để yên cho những hành vi quấy rối của những kẻ bắt nạt mình, vì như thế chúng sẽ ngày càng một lồng hành. Vì thế bản thân cần có những hành động để có thể ngăn chặn lại những hành vi như thế. Dưới đây là một số cách đối phó với việc bị bắt nạt mà bạn có thể tham khảo. 

Giữ bình tĩnh

Trong bất kỳ trường hợp nào bạn cũng cần giữ bình tĩnh để có thể xem xét mọi việc một cách khách quan nhất. Vì rất có thể sẽ có những cái bẫy để bạn bị gài vào. Việc bạn vùng lên hay tranh cãi chỉ khiến mọi người xung quanh có cái nhìn không thiện cảm với bạn. 

Mặc dù bạn cảm thấy ấm ức, bị tổn thương nhưng với người không hiểu chuyện gì đang xảy ra thì nghĩ đây là những hành động quá khích, gây mất đoàn kết, thiếu bình tĩnh.

Thời gian sẽ chứng minh tất cả, kẻ bắt nạt sẽ không thể giấu mình được lâu. Bạn hãy tiếp tục vào bản thân, nỗ lực trong công việc và nhận được đền đáp xứng đáng.

Ghi lại hành vi bị bắt nạt

Ghi chú lại tất cả các hành động bắt nạt bằng văn bản bao gồm ngày, giờ, nơi xảy ra hành vi bắt nạt và những người khác có mặt trong phòng hoặc tham gia vào hành vi bắt nạt. Hoặc bạn có thể ghi âm hoặc quay phim lại quá trình bạn bị bắt nạt. 

Đây chính là những chứng cứ và tư liệu quan trọng có thể giúp bạn trong việc vạch trần những hành vi bị người khác bắt nạt. Bạn cũng có thể dùng đây làm tư liệu để vạch mặt hay thể hiện quan điểm của mình khi những hành động này không dừng lại. Bạn có thể trình báo lên cấp trên, quản lý hay sếp của mình khi cần thiết.

Lưu lại bằng chứng

Giữ lại bất kỳ nhận xét hoặc email bắt nạt nào bạn nhận được. Nếu có bằng chứng có thể giúp chứng minh hành vi bắt nạt, chẳng hạn như những lời bình phẩm quá gay gắt về công việc được giao,… Bạn hãy giữ những bằng chứng này ở nơi an toàn và bí mật. 

Những bằng chứng này rất quan trọng. Khi nắm được bằng chứng trong tay, chắc chắn kẻ bắt nạt bạn sẽ không dám manh động thực hiện các hành động bắt nạt nữa.

Báo cáo hành vi bị bắt nạt

Bộ phận nhân sự là nơi đầu tiên để bắt đầu báo cáo về hành vi bắt nạt đó. Bạn cũng báo cáo với người có địa vị cao hơn nếu cấp trên của bạn không giải quyết hoặc là chính nguồn cơn của hành vi bắt nạt.

Tại đây, bộ phận nhân lực có thể xem xét, xác định mức độ bắt nạt để có thể đề ra các hướng xử lý. Đồng thời, người bắt nạt cũng có thể sẽ phải nhận lấy những hình phạt thích đáng vì những hành động này của mình. Bạn cũng sẽ được trả lại sự trong sạch và công bằng của mình.

Tập trung vào công việc

Ở môi trường làm việc thì chuyện ma cũ bắt nạt ma mới đã quá quen thuộc. Vì thế, bạn có thể sẽ bị chèn ép và đùn đẩy thêm công việc, đổ thừa trách nhiệm. Thay vì việc bạn chỉ dành tâm trí cho những kẻ chuyên bắt cóc mình thì hãy cố gắng hoàn thành tốt tất cả những việc mà mình được giao. 

Kết quả công việc chính là thước đo chính xác nhất cho những nỗ lực cũng như cố gắng của bạn. Mục tiêu của bạn chính là khiến “ma cũ” bị xao nhãng và gặp thất bại. Vì thế, hãy lập kế hoạch những việc cần làm và tập trung vào mục tiêu của mình, chủ động học hỏi và nắm bắt những góp ý từ sếp và đồng nghiệp.

Chăm chỉ hòa nhập

Là một nhân viên mới, bạn còn có nhiều thứ cần phải biến về công ty,  đồng nghiệp. Vì thế, bạn nên thường xuyên tham gia các hoạt động mà công ty tổ chức. Đồng thời, hãy mở rộng quan hệ của mình để có thể gắn kết tinh thần làm việc và có cho mình đồng minh đắc lực trong công việc. Hãy luôn cởi mở, hòa đồng với mọi người ở công ty. 

Ma cũ bắt nạt ma mới luôn là vấn đề nghiêm trọng trong bất cứ môi trường làm việc nào. Hãy mạnh mẽ hơn để đối đầu và giành lại công bằng cho chính bản thân của mình. Mong rằng những lời khuyên ở trên sẽ giúp ích cho bạn trong tương lai!

Xem thêm: Lương Account Executive bao nhiêu? Cơ hội việc làm hiện nay

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Đợi lâu quá không được lên lương, nhân sự chọn cách nhảy việc để có mức lương tốt hơn

“Dứt áo ra đi” vì đợi lâu quá không được lên lương, xu hướng nhảy việc của người trẻ thời nay vẫn chưa đến hồi...

Khi thấy Sếp có điểm chưa tốt, là nhân viên bạn có nên sẵn sàng góp ý?

Khen thì dễ nhưng chê thì khó! Chẳng ai muốn bị chê trách góp ý cả, nhất là khi đó là cấp dưới của mình....

Sau khi đã đủ trải nghiệm, điều gì khiến ta muốn gắn bó với một công ty?

Khi còn trẻ, mỗi người đều bước vào hành trình sự nghiệp của mình với nhiều hoài bão và kỳ vọng. Thế nhưng khi đã...

Muốn đi làm ổn định, 10 chữ “Đừng” bạn tuyệt đối ghi nhớ tại chốn công sở

Môi trường làm việc là một hệ thống phức tạp với nhiều quy tắc cố định và cả quy tắc “ngầm” mà bất kỳ nhân...

"Bị mất việc vì quá hướng ngoại" - Cái giá phải trả của việc hoạt ngôn không kiểm soát

Ở môi trường công sở, người nhân viên hướng ngoại thường được sếp quý, đồng nghiệp yêu mến bởi tính hoạt bát, hòa đồng của...

Bài Viết Liên Quan

Đợi lâu quá không được lên lương, nhân sự chọn cách nhảy việc để có mức lương tốt hơn

“Dứt áo ra đi” vì đợi lâu quá không được lên lương, xu hướng nhảy...

Khi thấy Sếp có điểm chưa tốt, là nhân viên bạn có nên sẵn sàng góp ý?

Khen thì dễ nhưng chê thì khó! Chẳng ai muốn bị chê trách góp ý...

Sau khi đã đủ trải nghiệm, điều gì khiến ta muốn gắn bó với một công ty?

Khi còn trẻ, mỗi người đều bước vào hành trình sự nghiệp của mình với...

Muốn đi làm ổn định, 10 chữ “Đừng” bạn tuyệt đối ghi nhớ tại chốn công sở

Môi trường làm việc là một hệ thống phức tạp với nhiều quy tắc cố...

"Bị mất việc vì quá hướng ngoại" - Cái giá phải trả của việc hoạt ngôn không kiểm soát

Ở môi trường công sở, người nhân viên hướng ngoại thường được sếp quý, đồng...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers