adsads
22 1200x900
Lượt Xem 2 K

Việc hiểu lầm này sẽ làm mọi người không hiểu rõ về ngành hay công việc thường ngày của một Digital Marketing. Để lý giải cho vấn đề “Digital Marketing không chỉ là chạy ads”, bạn có thể tìm thấy câu trả lời mình muốn ở trong bài viết ngày hôm nay.

Digital Marketing là gì?

“Digital Marketing là một hình thức tiếp thị trực tiếp, liên kết người tiêu dùng với người bán hàng bằng cách sử dụng các công nghệ tương tác như email, trang web, diễn đàn trực tuyến và nhóm tin, truyền hình tương tác, truyền thông di động,…” – Theo Kotler và Armstrong (2009).

Nên, chúng ta có thể hiểu sơ bộ rằng Digital Marketing là hoạt động quảng cáo trên môi trường số bằng các công cụ kỹ thuật số. Trong Digital Marketing bao gồm 2 loại kênh là kênh trực tuyến và kênh ngoại tuyến.

Trong kênh trực tuyến, bao gồm: website, SEO (search engines optimization), social media marketing ( Facebook, Instagram, Tiktok,…), email marketing, PPC, video marketing (Youtube). Trong kênh ngoại tuyến bao gồm: mobile phone, tivi, radio, digital OOH. Ngoài ra, cũng có nhiều loại tiếp thị khác nhau như: tiếp thị liên kết, online PR, television marketing, radio marketing, digital OOH.

Các kênh trực tuyến của Digital Marketing

SEO

SEO là các chiến lược và phương pháp cải thiện thứ hạng của một website trên trang công cụ tìm kiếm. SEO bao gồm các công việc thay đổi và tối ưu các nội dung trên trang và cấu trúc trang, kể cả code.

Lợi ích của SEO giúp doanh nghiệp tìm kiếm thêm khách hàng mới, tăng khả năng các khách hàng tìm thấy page của bạn khi tìm kiếm các câu hỏi liên quan. SEO giúp tăng độ tín nhiệm, khi được xếp hạng cao trong thứ hạng tìm kiếm, doanh nghiệp sẽ trở thành chuyên gia trong lĩnh vực đó, từ đó mà tăng được độ uy tín và tăng cơ hội kinh doanh. Việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm sẽ đảm bảo website của bạn sẽ luôn xuất hiện ưu tiên trong kết quả tìm kiếm.

Social Media

Hiện nay, mọi người tập trung vào việc sử dụng các nền tảng truyền thông để quảng bá và bán sản phẩm/ dịch vụ. Nếu muốn nắm vững về Digital Marketing, bạn cần bắt đầu với tiếp thị truyền thông xã hội. Một trong những điểm mạnh của quảng cáo trên các kênh xã hội như: Facebook, Twitter, Instagram, Pinterest, Linkedln,… là bạn có thể chọn được mục tiêu mua hàng.

Email Marketing

Email marketing cũng là công cụ quan trọng cho chiến dịch Digital Marketing. Dù truyền thông xã hội đang phát triển mạnh mẽ, email cũng là một trong những cách hiệu quả để tìm kiếm những khách hàng tiềm năng. Tuy nhiên, cũng cần phải chú ý khi dùng công cụ này, nếu gửi quá nhiều email cũng làm ảnh hưởng tới thương hiệu của bạn.

PPC

Đây là một hình thức quảng cáo tìm kiếm, bạn phải chi tiền cho mỗi lần có người nhấp chuột tới trang web của bạn. Hiện nay, quảng cáo tìm kiếm của Google là công cụ phổ biến của hình thức này. Ta có thể thấy được vị trí của quảng cáo phổ biến sẽ nằm ở top 1 – top 4 của trang đầu tiên.

Content Marketing 

Content marketing là một chiến lược trong marketing, tập trung vào việc sản xuất nội dung có giá trị, phù hợp nhằm thu hút và giữ chân đối tượng khách hàng tiềm năng, để thúc đẩy hành vi mua hàng của họ.

Nhiệm vụ của bạn cung cấp cho khách hàng nội dung có liên quan tới sản phẩm/ dịch vụ kinh doanh để tạo mối quan hệ với khách hàng. Nội dung này có thể là bài viết trên blog, page, email, video, tạp chí điện tử,…

Tình hình tuyển dụng việc làm agency tuyển dụng mới nhất hiện nay tại đây!

Công việc của một Digital Marketing

Để lý giải cho vấn đề thắc mắc ở chủ đề này, công việc của một người làm Digital Marketing không chỉ mỗi chạy ad. Bạn còn có thể đảm nhận các vai trò khác nhau như: quảng cáo kỹ thuật số, truyền thông xã hội, tiếp thị qua email, nội dung blog,… để tiếp cận khách hàng. 

Và, với mỗi một kênh khác nhau, một nhân viên ở vị trí Digital Marketing tập trung vào một mục tiêu để đo lường hiệu suất truyền thông của công ty trên các kênh. Các công việc mà một Digital Marketer có thể làm hàng ngày, đó là:

  • Lập kế hoạch Marketing
  • Thực thi các chiến dịch
  • Đo lường và phân tích cách dữ liệu
  • Lắng nghe nhu cầu của khách hàng

Tuy nhiên, đối với vị trí của một Marketing Manager, bạn cần biết phân tích báo cáo, điều chỉnh hướng đi cho chiến dịch, biết cách lên kế hoạch và quản lý team đi đúng hướng. Tóm lại, dù ở vị trí nào, họ cũng cần phải thực hiện nhiệm vụ tăng độ nhận diện thương hiệu, tăng thêm lượng truy cập vào trang web của công ty, tối ưu trải nghiệm cho người dùng để tăng và tạo thêm khách hàng tiềm năng cho công ty.

Những kỹ năng cần có của một Digital Marketing

  • Phân tích số liệu để hiểu các chỉ số thị trường nhằm lựa chọn các chiến dịch phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng
  • Tìm hiểu về đối tượng hướng tới để tiếp thị nội dung, lên chiến lược cho các mục tiêu dài hạn
  • Để tăng mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng, cần biết cách xây dựng cộng đồng được bằng các bài post giúp khách hàng giải quyết được vấn đề
  • Cần biết cách viết nội dung hấp dẫn, đúng ngữ pháp để đăng trên page, web hoặc trên các trang mạng xã hội. Ngoài ra, cũng cần nghiên cứu từ khóa, lồng ghép vào nội dung bài viết để tăng sự tìm kiếm, thu hút được sự chú ý của khách hàng
  • Sau mỗi một chiến dịch hoặc trong chiến dịch, cũng cần có sự đánh giá thường xuyên về các tác động gây ảnh hưởng tới chiến dịch, để kịp thời có sự thay đổi trong chiến dịch dựa trên các dữ liệu được phân tích

Xem thêm: Cách làm việc với đồng nghiệp không chịu hợp tác

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan
Nghề SEO

Nghề SEO là gì? Những kỹ năng cần có và cơ hội thăng tiến cho người theo đuổi

Với sự phát triển không ngừng của internet và sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp trực tuyến, nghề SEO đã trở thành...

AI Marketing

AI marketing: vai trò, ứng dụng thực tế và tiềm năng phát triển

AI Marketing mang đến nhiều lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp, giúp nâng cao hiệu quả marketing, tiết kiệm chi phí, tăng doanh thu...

marketing executive la gi

Marketing Executive là gì? Những kỹ năng cần có của một Marketing Executive

Marketing Executive là một trong những vị trí quan trọng trong lĩnh vực tiếp thị, đóng vai trò chủ chốt trong việc phát triển và...

brand identity là gì

Brand Identity là gì? Quy trình xây dựng brand identity

Brand Identity không chỉ là logo hay một tông màu thương hiệu. Đó là những yếu tố tạo nên cái "tôi" riêng biệt của thương...

Brand awareness là gì?

Brand awareness là gì? Phân loại Brand awareness

Trong thế giới kinh doanh cạnh tranh ngày nay, khái niệm "brand awareness" đang ngày càng trở nên quan trọng. Bài viết này sẽ giúp...

Bài Viết Liên Quan
Nghề SEO

Nghề SEO là gì? Những kỹ năng cần có và cơ hội thăng tiến cho người theo đuổi

Với sự phát triển không ngừng của internet và sự cạnh tranh gay gắt giữa...

AI Marketing

AI marketing: vai trò, ứng dụng thực tế và tiềm năng phát triển

AI Marketing mang đến nhiều lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp, giúp nâng cao...

marketing executive la gi

Marketing Executive là gì? Những kỹ năng cần có của một Marketing Executive

Marketing Executive là một trong những vị trí quan trọng trong lĩnh vực tiếp thị,...

brand identity là gì

Brand Identity là gì? Quy trình xây dựng brand identity

Brand Identity không chỉ là logo hay một tông màu thương hiệu. Đó là những...

Brand awareness là gì?

Brand awareness là gì? Phân loại Brand awareness

Trong thế giới kinh doanh cạnh tranh ngày nay, khái niệm "brand awareness" đang ngày...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers