adsads
3 1200x900 1 1
Lượt Xem 6 K

Nếu bạn là nhà quản lý và đang trải qua một tình huống tương tự, hãy đọc bài viết sau để biết đâu là những việc cần làm nếu nhân viên giỏi nhất của bạn từ chức.

Sắp xếp một buổi gặp mặt

Khi bất kỳ nhân viên nào, đặc biệt là nhân viên giỏi muốn từ chức, bạn nên có cuộc gặp trực tiếp với họ.

Có nhiều lý do có thể khiến nhân viên từ chức; trong quá trình trao đổi, hãy cố gắng tìm hiểu những lý do đó là gì. Nhận biết nhân viên của bạn có đang gặp vấn đề gì với công ty, đồng nghiệp, có cơ hội mới hay đối mặt với những vấn đề cá nhân không cho phép họ làm việc hiệu quả.

Đưa ra được giải pháp cho những vấn đề trên có thể giữ chân họ ở lại. Vì vậy, bước tiếp theo sau buổi gặp mặt chính là tìm ra giải pháp phù hợp.

Cố gắng tìm ra giải pháp

Việc tìm ra giải pháp phụ thuộc vào loại vấn đề mà nhân viên của bạn đang gặp phải. Nếu nhân viên của bạn rời đi vì họ có một cơ hội khác, bạn có thể đưa ra một đề nghị mới với mức tăng lương mới cho họ.

Sẽ luôn có giải pháp cho mọi vấn đề. Ví dụ: nếu họ rời đi vì lý do áp lực công việc hoặc gặp khó khăn khi đến văn phòng, bạn có thể cho phép một chút linh hoạt bằng cách làm việc tại nhà vào những ngày nhất định.

Định hình lý do bạn thấy đó là nhân viên có năng lực

Hãy nghĩ về những lý do tại sao bạn cho rằng công ty cần người này ở lại.

Bạn phải nhận thức được các kỹ năng và trình độ mà nhân viên này sở hữu; vì vậy, bạn có thể bắt đầu liệt kê những đặc điểm đó như một tài liệu tham khảo về bất kỳ ai sẽ nộp đơn vào cùng vị trí của người đó. Bạn cũng có thể kiểm tra những người còn lại trong đội xem có ai trong số họ sở hữu những kỹ năng tương tự không; bạn có thể bắt đầu giúp họ phát triển các kỹ năng cần thiết để linh hoạt lấp đầy các vị trí trống.

Bắt tay tìm kiếm nguồn nhân lực thay thế

Nếu sau quá trình đàm phán giải pháp mà nhân viên của bạn nhất quyết muốn rời đi thì bước tiếp theo bạn cần làm là tìm kiếm một ứng viên khác. Như đã đề cập ở phần trên, rằng bạn nên suy nghĩ về những đặc điểm, kỹ năng, chuyên môn gì khiến nhân viên này trở nên nổi bật trong mắt nhà lãnh đạo, những kỹ năng đó sẽ giúp bạn trong việc tuyển dụng ứng viên mới.

Bạn sẽ nhận thức được đâu là người bạn cần và loại kỹ năng mà họ nên sở hữu; điều này sẽ giúp bạn dễ dàng tìm được người có cùng tiềm năng với người vừa rời đi.

Thông báo cho các nhân sự ở lại và tiến hành điều chỉnh chiến lược

Tại sao phải tập trung vào người rời đi mà không đầu tư phát triển cho những người ở lại?

Điều đầu tiên bạn nên làm là thông báo cho nhân viên của mình về việc thay đổi nhân sự. Bạn cũng nên kiểm tra xem có thành viên nào trong nhóm sẵn sàng thay thế vị trí đang trống trước khi bắt đầu tìm kiếm ứng viên hay không.

Nhà quản lý cũng có thể cho nhân viên của mình tham gia các khóa đào tạo hoặc khóa học để họ có thể phát triển và có được các kỹ năng để trở thành những người giỏi không kém cạnh những nhân viên đã nghỉ việc.

Bằng các bước trên, bạn có thể yên tâm rằng trong tương lai khi có nhân viên thực lực muốn nghỉ việc, phòng ban của bạn sẽ không phải chịu nhiều ảnh hưởng và dễ dàng giải quyết được vị trí trống mà nhân viên đó tạo nên.

Xem thêm: Nâng cao thương hiệu tuyển dụng bằng các hoạt động xã hội (CSR), tại sao không?

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

3 chữ C quan trọng của sếp

Theo chuyên gia, thực hiện 3 chữ C, bao gồm Clarity (sự rõ ràng), Consistency (sự nhất quán) và Choice (sự lựa chọn), sẽ khiến...

Nghệ thuật quản lý: bí quyết giúp nhân tài cảm thấy bản thân có giá trị

Thu hút và giữ chân nhân tài là một trong những thách thức lớn nhất mà các doanh nghiệp phải đối mặt trong thời đại...

Xây dựng chương trình đào tạo nội bộ giúp nhân viên "linh hoạt" trước mọi tình huống

Năm 2024 hứa hẹn là một năm đầy thách thức nhưng cũng mang lại nhiều cơ hội thú vị cho các chuyên gia pháp chế...

Tái Tạo Sự Tự Tin Cho Nhân Viên Hậu Giai Đoạn “Nói Lời Tạm Biệt” Với Đồng Nghiệp

Trong bất kỳ tổ chức nào, việc sa thải là một phần không thể tránh khỏi của quá trình thích nghi và thay đổi, đặc...

"Job Shadowing" - sự thúc đẩy phát triển cho cả nhân viên và doanh nghiệp

Job Shadowing, hay còn được gọi là việc đồng hành là một hình thức đào tạo thực hành trong đó một nhân viên theo dõi,...

Bài Viết Liên Quan

3 chữ C quan trọng của sếp

Theo chuyên gia, thực hiện 3 chữ C, bao gồm Clarity (sự rõ ràng), Consistency...

Nghệ thuật quản lý: bí quyết giúp nhân tài cảm thấy bản thân có giá trị

Thu hút và giữ chân nhân tài là một trong những thách thức lớn nhất...

Xây dựng chương trình đào tạo nội bộ giúp nhân viên "linh hoạt" trước mọi tình huống

Năm 2024 hứa hẹn là một năm đầy thách thức nhưng cũng mang lại nhiều...

Tái Tạo Sự Tự Tin Cho Nhân Viên Hậu Giai Đoạn “Nói Lời Tạm Biệt” Với Đồng Nghiệp

Trong bất kỳ tổ chức nào, việc sa thải là một phần không thể tránh...

"Job Shadowing" - sự thúc đẩy phát triển cho cả nhân viên và doanh nghiệp

Job Shadowing, hay còn được gọi là việc đồng hành là một hình thức đào...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers