adsads
Founder
Lượt Xem 381

Founder là gì?

Founder là gì? Founder có nghĩa là người sáng lập. Đây chính xác là người đưa ra ý tưởng và thiết lập nền móng, cơ sở cho một doanh nghiệp/tổ chức. Họ còn là những người đề ra những phương hướng trong việc vận hành công ty để duy trì sự tồn tại và phát triển cho nó. Founder còn là người chịu trách nhiệm cho những quyết định quan trọng cũng như rủi ro liên quan đến sự quản lý quy trình hoạt động của công ty/doanh nghiệp.

Khi thuật ngữ này được sử dụng trong kinh doanh, nó có nghĩa là người thành lập công ty và đưa tổ chức đó vào sự tồn tại. Khi công ty được thành lập, thì Founder sẽ trở thành một doanh nhân.

  • Founder là các chủ doanh nghiệp, công ty tư nhân, người chịu rủi ro để tiến hành thành lập công ty. Họ chính là người có những đóng góp tích cực trong việc biến ý tưởng thành hiện thực, đồng thời tìm kiếm các nguồn đầu tư để hình thành công ty và đưa nó vào hoạt động.
  • Founder chính là người nắm rõ nhất về công ty của mình. Họ có 1 niềm tin mãnh liệt vào chính ý tưởng của mình. Họ kiên trì, bền bỉ để vững vàng vượt qua những giai đoạn khó khăn lúc khởi nghiệp. Họ chính là người dẫn dắt tổ chức, trực tiếp tuyển chọn vị trí quan trọng trong công ty, kêu gọi vốn và xử lý phần lớn mọi vấn đề xảy ra.

Founder

Xem thêm:

Công việc của một Founder là gì?

Khi đã trở thành một Founder thì công việc và trách nhiệm sẽ phải đảm nhận là gì?

  • Về công việc: Founder sẽ là người lên ý tưởng, hoạch định chiến lược và thành lập, đồng thời kiến tạo tầm nhìn của tổ chức. Founder là những người lãnh đạo quyền lực nhất trong công ty, đứng ra kêu gọi vốn cho doanh nghiệp và ra các quyết định mang tính quan trọng trong dự án của cả tổ chức.
  • Về trách nhiệm: Founder là người chịu trách nhiệm chính thức về mọi quyết định của doanh nghiệp. Họ đảm nhận việc mang doanh thu về cho công ty bởi những chiến lược đã đề ra. Đồng thời, mọi rủi ro và thách thức của doanh nghiệp, Founder chính là người đứng ra giải quyết và xử lý ổn thỏa.

Những tố chất cần có của một Founder 

Không có bất kỳ quy chuẩn nào để nói về 1 Founder thành công. Vì không phải ai cũng hiểu được ý tưởng và con đường mà các Founder kiên quyết theo đuổi. Tuy nhiên, nếu suy xét kỹ thì họ thường sẽ hội tụ những phẩm chất sau:

Có niềm đam mê 

Tố chất đầu tiên của một Founder đó chính phải thực sự có niềm đam mê về một điều gì đó. Đây chính là động lực giúp họ không ngừng học hỏi và mong muốn được trải nghiệm nhiều cũng như đương đầu được với các thử thách. Trong quá trình theo đuổi đam mê, những kiến thức về Marketing, quản trị và kỹ năng sẽ được trau dồi liên tục. Chính điều này sẽ giúp họ có thể thực hiện được những ý tưởng của mình, cho dù điều có điên rồ và khó thực hiện.

Ngay cả với Steve Jobs, cựu CEO nổi tiếng của Apple cũng tin vào sức mạnh của niềm đam mê. Ông đã từng nói rằng: “Những người có niềm đam mê có thể thay đổi thế giới trở nên tốt đẹp hơn”.

Có sự quyết đoán

Sự quyết đoán và quyết đoán trong việc nắm bắt thời cơ tốt. Sự thành công sẽ không dành cho những người nhút nhát và thiếu ý chí. Sự quyết đoán sẽ giúp Founder đưa ra những quyết định sáng suốt kịp thời để có thể vượt qua những giai đoạn khó khăn khi khởi nghiệp.

Có tính tự tin

Sự tự tin và làm chủ được cảm xúc chính là chìa khóa cho sự thành công của mỗi Founder. Môi trường kinh doanh luôn ẩn chứa những sự cạnh tranh khốc liệt, đặc biệt khi doanh nghiệp đang trong giai đoạn khởi nghiệp. Vì thế, chắc chắn họ sẽ gặp nhiều khó khăn. Điều này đòi hỏi 1 người Founder cần phải biết tự tin để vững vàng để “chèo lái” doanh nghiệp của mình.

Sự linh hoạt 

Những  Founder đã có được sự thành công nhất định thì họ thường là những người biết nhìn nhận thức tế, chấp nhận thay đổi linh hoạt khi cần thiết. Họ chính là những người có khả năng cân bằng giữa sự linh hoạt và kiên định. Điều này thực sự cần thiết, đặc biệt là trong thời buổi kỷ nguyên số như hiện nay. Khi mọi thử luân chuyển và thay đổi quá nhanh thì tính linh hoạt luôn cần được đề cao. Vì nếu thiếu linh hoạt trước sự thay đổi của thị trường thì doanh nghiệp bạn sẽ rất dễ bị thụt lùi.

Ví dụ: Đế chế Nokia vào những năm 2000 đã không có những bước tiến mới trong khi các thương hiệu và ứng dụng điện thoại, trang mạng xã hội bắt đầu chiếm lĩnh thị trường Smartphone. Nokia khi đó vẫn trung thành với mô hình cũ. Chính sự thiếu linh hoạt trong việc định hướng đã dẫn đến thất bại của Nokia.

Có khả năng quan sát tinh tế

Founder là người cần có khả năng quan sát rất tốt, để có thể nhìn ra được những nhu cầu đang bị thiếu thốn của xã hội. Từ đó, nghĩ ra được ý tưởng cho những sản phẩm mới, đáp ứng đúng nhu cầu thị trường, đem lại nguồn doanh thu cho doanh nghiệp.

Có khả năng tạo dựng mối quan hệ

Mối quan hệ chính là nguồn tài sản vô giá của các Founder để có thể mở rộng làm ăn cũng như kêu gọi đầu tư và hợp tác. Các nhà sáng lập thường rất thích giao lưu và học hỏi thêm kinh nghiệm quý giá từ các mối quan hệ đó. Trong những buổi gặp mặt của mình, những ý tưởng mới có thể nảy sinh, giúp họ có thể gắn kết với nhau và tạo thêm cơ hội để hợp tác, kinh doanh.

Những người có cùng suy nghĩ có thể trở thành người hỗ trợ đắc lực cho doanh nghiệp về sau. Hơn thế nữa, những mối quan hệ này sẽ giúp các Founder có thể dễ dàng thành công trong quá trình khởi nghiệp của mình hơn.

Cầu toàn

Dễ dàng chấp nhận thực tại sẽ không phải là tính cách của những Founder thành công. Vì họ luôn hướng đến những ý tưởng và phương án tốt hơn để hoàn thiện sản phẩm/ dịch vụ của mình, đưa doanh nghiệp phát triển tốt hơn trong tương  lai. Sự cầu toàn giúp họ thực hiện kế hoạch tỉ mỉ, cặn kẽ và chặt chẽ. Điều này giúp sản phẩm/ dịch vụ của họ chất lượng tốt hơn, mang đến sự hài lòng cho khách hàng, đối tác, người tiêu dùng,… Thúc đẩy sự phát triển của nhân sự và doanh nghiệp.

Ví dụ: Steve Jobs là một người cực kỳ cầu toàn. Trong kinh doanh, ông chính là người tôn sùng sự hoàn hảo đến mức tuyệt đối. Đối với ông, sự hoàn hảo chính là kim chỉ nam của thành công. Đó cũng chính là lý do mà thương hiệu Apple có thể tạo ra những sản phẩm làm thay đổi cả thế giới công nghệ.

Những tố chất cần có của một Founder 

Cách trở thành một Founder toàn diện

Làm việc và thực tập để lấy kinh nghiệm

Trong giai đoạn đầu, các công ty khởi nghiệp thường sẽ có quy trình vận hành rất khác so với các công ty đã lớn mạnh và có chỗ đứng nhất định. Chính vì vậy, ngay từ trước khi là Founder, bạn cần làm việc hoặc thực tập tại các công để trau dồi kinh nghiệm cho mình, đây là một điều rất hữu ích.

Bạn có thể học hỏi cách xử lý và giải quyết vấn đề từ các doanh nhân đi trước trong từng giai đoạn thăng trầm của doanh nghiệp. Đó chính là bài học “vàng” quý giá mà bạn không dễ gì để có được. Đồng thời, khi bạn được trải nghiệm những cơ hội, thách thức của một Founder khi làm việc cùng họ, bạn sẽ có thêm nhiều điều kiện để đảm nhận một số vai trò thiết thực của một nhà sáng lập cần phải làm.

Tìm và học hỏi từ mentor giỏi

Tìm kiếm cho mình một cố vấn tiềm năng, chính là điều giúp bạn có thể sớm trở thành nhà sáng lập chính hiệu. Họ có thể là Founder của các doanh nghiệp khác, giáo sư tại các trường đại học, bạn bè đã có kinh nghiệm trong việc vận hành và quản lý,… Hầu hết họ đều là những người giỏi, có năng lực. Họ có thể truyền đạt lại những kinh nghiệm quý giá cho bạn và doanh nghiệp của mình. Ngoài ra, nếu bạn nghiêm túc muốn tìm cho mình một mentor để học hỏi thì bạn hãy cho họ thấy rằng bạn là người mong muốn được họ truyền đạt lại kiến thức, ham học hỏi, có tính kiên trì và sự nhẫn nại trong con đường thăng tiến cùng họ.

Tham gia các lớp học sự kiện và cuộc thi khởi nghiệp

Khi bạn bắt đầu khởi nghiệp trong một lĩnh vực nào đó, bạn cũng có thể tham gia các lớp học và sự kiện, hay những cuộc thi khởi nghiệp. Đây chính là một ý tưởng tuyệt vời để giúp bạn có thể xây dựng và kết nối những người cùng chí hướng với nhau.

Khi đến với các lớp học, sự kiện, cuộc thi này, bạn hãy cố gắng tập trung hết mức có thể vào những cuộc trò chuyện và tạo mối quan hệ tốt đẹp với người khác. Như vậy, bạn không chỉ được học những điều hay, bổ ích mà còn có thể mở rộng các mối quan hệ của mình, có thể giúp ích cho mình trong tương lai.

Theo dõi tin tức và các chương trình startup thường xuyên

Để nắm bắt xu hướng thị trường và nhu cầu của người tiêu dùng, khách hàng của mình, bạn nên thường xuyên theo dõi tin tức và các chương trình Startup để hiểu thêm về bức tranh toàn cảnh về lĩnh vực kinh doanh của mình. Thông qua việc theo dõi tin tức này, bạn có thể nắm bắt được những xu hướng và việc mà các công ty khác đang làm. Chúng có thể giúp bạn trong việc hoạch định các dự án trong tương lai. Đồng thời, bạn có thể tìm thấy cơ hội tiềm ẩn trong các tin tức và chương trình mà bạn đã xem nói trên.

Cách trở thành một Founder toàn diện

Cách phân biệt Founder và Co-Founder

Để phân biệt giữa Founder và Co-Founder, bạn đọc cần nắm rõ những điểm giống và điểm khác sau đây:

Tiêu chí Founder Co-Founder
Điểm giống Thuật ngữ Founder và Co-Founder đều được dùng trong lĩnh vực kinh doanh. Cả 2 đều được hiểu là nhà sáng lập của một công ty/doanh nghiệp/tổ chức nào đó.
Điểm khác Tính trách nhiệm
  • Chịu trách nhiệm chính thức
  • Giúp công ty tăng lợi nhuận, tăng tính ổn định và phát triển
  • Không chịu trách nhiệm chính thức
  • Chỉ hỗ trợ Founder
Quyền quyết định
  • Có quyền quyết định các việc quan trọng của tổ chức
  • Không có quyền quyết định các việc quan trọng
  • Không có quyền quyết định các việc quan trọng
Công việc chính
  • Quyết định hướng đi và hoạt động của doanh nghiệp
  • Đại diện kêu gọi vốn đầu tư cho tổ chức
  • Tham mưu và đưa ra đề xuất hữu ích nhất dựa trên ý tưởng do Founder đưa ra.
  • Hợp tác với các Founder để điều phối hoạt động của tổ chức

Thông thường, các Founder là những người khác biệt và phải trải qua rất nhiều thử thách để có thể đạt được sự thành công. Và Co-Founder sẽ chính là người hỗ trợ họ. Hy vọng bài viết trên của chúng tôi đã giúp bạn trả lời được những câu hỏi “Founder là gì?”, cách để trở thành một Founder toàn diện, cũng như phân biệt, so sánh sự khác nhau giữa Founder và Co-Founder.

adsads
Bài Viết Liên Quan

Đối mặt với từ khóa "Tìm việc làm" tăng 17 lần, xu hướng chọn việc của Gen Z hiện nay vẫn là "Lazy-girl Job"

Nhu cầu tìm việc vẫn đang ngày một tăng cao giữa làn sóng lay-off kéo dài từ năm ngoái đến nay. Trong tình thế này, nhiều người trẻ thuộc Gen Z đề cao xu hướng làm việc “Lazy-girl Job” dù cho những công việc này có tính cạnh tranh rất cao. 

04 xu hướng tuyển dụng đang thay đổi, bạn có sẵn sàng thích nghi?

Nhiều doanh nghiệp hiện nay đang lên các chiến lược tuyển dụng mới để nhanh chóng tìm được một ứng viên lý tưởng mà vẫn tiết kiệm được thời gian cũng như nguồn lực trong toàn bộ quá trình.

Các xu hướng phỏng vấn "nóng hổi” mà người mới đi làm phải biết

Để tìm ra những ứng viên tài năng và phù hợp nhất, hiện nay nhiều doanh nghiệp đã áp dụng các hình thức phỏng vấn khác nhau nhằm kiểm tra kỹ năng, kinh nghiệm và kiến thức của ứng viên.

3 nhóm ứng viên mà doanh nghiệp lớn đang ra sức tìm kiếm

Mỗi doanh nghiệp đều có bộ quy chuẩn riêng cho việc tuyển dụng, song vẫn có những tiêu chí chung của một ứng viên mà bất kỳ nhà tuyển dụng nào cũng tìm kiếm.

Mức lương cũ quá thấp, có nên tiết lộ "Payslip" khi phỏng vấn? 

Khi đi phỏng vấn, nhà tuyển dụng thường sẽ hỏi về mức lương cũ của ứng viên để có cơ sở đánh giá và đưa ra mức lương phù hợp.

Bài Viết Liên Quan

Đối mặt với từ khóa "Tìm việc làm" tăng 17 lần, xu hướng chọn việc của Gen Z hiện nay vẫn là "Lazy-girl Job"

Nhu cầu tìm việc vẫn đang ngày một tăng cao giữa làn sóng lay-off kéo dài từ năm ngoái đến nay. Trong tình thế này, nhiều người trẻ thuộc Gen Z đề cao xu hướng làm việc “Lazy-girl Job” dù cho những công việc này có tính cạnh tranh rất cao. 

04 xu hướng tuyển dụng đang thay đổi, bạn có sẵn sàng thích nghi?

Nhiều doanh nghiệp hiện nay đang lên các chiến lược tuyển dụng mới để nhanh chóng tìm được một ứng viên lý tưởng mà vẫn tiết kiệm được thời gian cũng như nguồn lực trong toàn bộ quá trình.

Các xu hướng phỏng vấn "nóng hổi” mà người mới đi làm phải biết

Để tìm ra những ứng viên tài năng và phù hợp nhất, hiện nay nhiều doanh nghiệp đã áp dụng các hình thức phỏng vấn khác nhau nhằm kiểm tra kỹ năng, kinh nghiệm và kiến thức của ứng viên.

3 nhóm ứng viên mà doanh nghiệp lớn đang ra sức tìm kiếm

Mỗi doanh nghiệp đều có bộ quy chuẩn riêng cho việc tuyển dụng, song vẫn có những tiêu chí chung của một ứng viên mà bất kỳ nhà tuyển dụng nào cũng tìm kiếm.

Mức lương cũ quá thấp, có nên tiết lộ "Payslip" khi phỏng vấn? 

Khi đi phỏng vấn, nhà tuyển dụng thường sẽ hỏi về mức lương cũ của ứng viên để có cơ sở đánh giá và đưa ra mức lương phù hợp.

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers