adsads
27 1200x900
Lượt Xem 5 K

Kẻ thao túng sẽ lạm dụng thông tin bị bóp méo khiến nạn nhân ban đầu lo lắng, bối rối. Sau đó, người bị thao túng sẽ nghi ngờ về giá trị, trí nhớ và khả năng phán đoán của mình và mất dần đi cảm nhận thực tế. Hành vi tâm lý này được sử dụng trong các mối quan hệ tình cảm thường ngày, không phải ai cũng nhận ra được mình bị thao túng, đặc biệt trong môi trường công sở. Vậy, chúng ta cần tìm hiểu kỹ hơn về Gaslighting và dấu hiệu nhận biết ở nơi công sở? Liệu hành vi này có thực sự xấu hoàn toàn hay không?

Gaslighting là gì?

Gaslighting là thủ thuật thao túng tâm lý thường được sử dụng trong các mối quan hệ. Đây là hành vi khiến người bị thao túng cảm thấy rằng những nhận thức, cảm nhận hay suy nghĩ của mình là sai lầm, hoặc những hành động, ứng xử của mình bị quá lố. Có thể hiểu rằng, kẻ bắt nạt hoặc kẻ lạm dụng hành vi tâm lý này đánh lừa nạn nhân bằng cách liên tục tạo ra những câu chuyện sai lệch thực tế và khiến nạn nhân nghi ngờ chính bản thân mình. Đặc biệt, đối với môi trường công sở, việc sử dụng Gaslighting xảy ra khá phổ biến, nhưng hành vi thao túng tâm lý này nhiều khi diễn ra vô ý, nên không phải ai cũng nhận biết được mình đang bị thao túng hay thao túng người khác.

Ví dụ như, trong môi trường công sở, bạn gửi những bản báo cáo hàng ngày cho sếp nhưng chẳng bao giờ nhận được phản hồi hay có những ý kiến để thay đổi công việc. Mọi chuyện cứ diễn ra như thế đều đặn hàng ngày, khiến bạn nghi ngờ về năng lực của bản thân. Có thể, người quản lý của bạn không cố ý, nhưng những hành động của họ khiến bạn cảm thấy như vậy.

Vậy nên, để xác định xem Gaslighting có phải là một hành vi công kích và ác ý hay không, còn phải dựa vào nhiều yếu tố diễn ra trong môi trường làm việc. Nếu như bạn làm việc trong môi trường không tốt, làm việc với người sếp không tôn trọng bạn hay những người đồng nghiệp chỉ trực chờ công kích bạn, bạn sẽ không ngừng chất vấn bản thân đã làm điều gì tồi tệ và trực tiếp đổ lỗi chính mình. Gaslighting được lặp đi lặp lại nhiều lần trong một thời gian dài tại nơi làm việc, bạn không cảm thấy vui vẻ và trở nên thất vọng với công việc thực tế.

Hiểu đúng về "Rối loạn lo âu" - hội chứng thường gặp của nhiều người trẻ hiện nay

Dấu hiệu nhận biết Gaslighting tại công sở

Dấu hiệu 1: Phủ nhận và đưa ra những nhận định vô căn cứ

Đây là dấu hiệu nhận biết Gaslighting thường xảy ra trong môi trường công sở, đặc điểm của người muốn thao túng thường là những người nói dối, họ đổi trắng thay đen một sự việc bằng cách đưa ra những quan điểm, lập luận thoạt có vẻ rất thuyết phúc nhưng thực chất đang công kích bạn. Thậm chí, họ còn định hướng câu chuyện theo hướng có lợi cho họ. Kết quả, bạn tự suy đoán về mọi thứ và trở nên không chắc chắn về những chuyện đơn giản hay cho rằng có lẽ mình đang nghĩ sai. Ví dụ: khi bạn gửi kết quả báo cáo qua cho họ, nhưng họ lại trả lời rằng họ chưa từng nhận, hay họ luôn nói rằng tôi không biết và bạn đang bịa đặt mọi chuyện. 

Bước tiếp theo, họ sẽ phủ nhận những thành quả của bạn và đưa ra những nhận định tiêu cực hoặc theo cái nhìn chủ quan về chất lượng công việc hay độ uy tín của người khác. Những trường hợp này thường xảy ra với những buổi phản hồi hay trò chuyện thường ngày giữa bạn với đồng nghiệp hay với người quản lý, những câu nói đổ lỗi cho bạn hay phàn nàn về kết quả công việc của bạn.

Dấu hiệu 2: Hạ thấp uy tín của bạn trước mọi người

Hãy để ý tới người luôn cố gắng hạ thấp vị trí của bạn trong những buổi họp hay đánh giá về hiệu quả công việc, họ cũng thường là những người đưa ra lời đồn đại vô căn cứ về bạn, cố tình khiến mọi người đánh giá sai về năng lực của bạn. Mục đích của họ là muốn làm bạn xấu hổ. Họ sẽ cố tình gạt phăng đi những ý tưởng của bạn và cho rằng bạn không đủ năng lực để làm việc, nếu là một người khác làm chắc chắn họ sẽ hoàn thành tốt hơn bạn.

Dấu hiệu 3: Đùa cợt dai dẳng

Những người muốn thao túng cảm xúc cảm của bạn bằng cách đưa ra những lời đùa cợt thiếu sự tôn trọng. Họ muốn chọc bạn tức giận, rồi nói những lời lẽ đùa cợt “ Đùa tí thôi!”… Những mục đích trêu chọc như vậy đều mong muốn chế nhạo, hạ thấp bạn. 

Khi bạn nói nghiêm túc về vấn đề đó, họ sẽ không bao giờ tự cho là bản thân sai, và đổ cho bạn đang làm quá mọi chuyện, họ sẽ không chú ý tới suy nghĩ, cảm xúc của bạn. Về dài, bạn cảm thấy không còn ai chung tiếng nói, mất đi sự thấu hiểu, dẫn đến tự ti và cô lập bản thân. 

Dấu hiệu 4: Tước đi sự thăng tiến

Bạn luôn bị đánh giá là thiếu đi năng lực để thực hiện nhiệm vụ hay công việc, những kết quả của bạn bị phủ nhận, hay thậm chí đến cả trình độ chuyên môn hay những nỗ lực của bạn cũng đều bị đánh giá là yếu kém, bạn mất đi cơ hội được thăng tiến, phát triển sự nghiệp. Kẻ thao túng ở đây sẽ khiến bạn cảm thấy rằng những thành quả mà mình tạo ra chưa đóng góp được gì cho hoạt động của công ty.

Dấu hiệu 5: Thể hiện sự thiên vị

Những hành vi thể hiện sự thiên vị này có thể thấy rõ, đó là với những nhân viên khác có ít kinh nghiệm hoặc thành tựu ít hơn được ưu ái, khi bạn chỉ ra sự thiên vị đó, thì người tạo ra Gaslighting lại lờ đi, và bảo rằng bạn là người quá nhạy cảm, tự tưởng tượng ra. Thậm chí, điều này còn xảy ra khi các đồng nghiệp giao lưu với nhau, bạn cảm thấy bản thân nhạy cảm khi phản ứng trước một tình huống nào đó và bị đồng nghiệp lảng tránh.

Kẻ tạo ra Gaslighting lờ đi những thành quả của nạn nhân, khiến nạn nhân cảm thấy bản thân tự tưởng tượng quá nhiều và cho rằng mình là người kém cỏi. Nạn nhân còn bắt đầu nghi vấn về chính uy tín nghề nghiệp và giá trị của bản thân mình.

 

Xem thêm: Bật mí cách ứng xử phù hợp khi có sếp nhỏ tuổi hơn

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

 

adsads
Bài Viết Liên Quan
The bottom line là gì

The bottom line là gì? Hiểu về ý nghĩa và ứng dụng trong kinh doanh

Lợi nhuận ròng - The bottom line đóng vai trò then chốt trong việc đánh giá sức khỏe tài chính của doanh nghiệp. Từ việc tăng doanh thu, giảm chi phí đến quản lý rủi ro, có nhiều cách để nâng cao The bottom line. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về ý nghĩa và ứng dụng của The bottom line trong kinh doanh qua bài viết dưới đây.

KPI Marketing là gì? Điểm danh 28 KPI quan trọng trong Marketing

KPI Marketing là gì? Điểm danh 28 KPI quan trọng trong Marketing

KPI Marketing là một công cụ quan trọng giúp đo lường và đánh giá hiệu quả của các chiến dịch marketing. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm KPI Marketing và điểm danh 28 chỉ số KPI quan trọng mà bạn cần biết trong lĩnh vực marketing.

Cách phân biệt lợi nhuận thuần và lợi nhuận gộp

HRI chỉ rõ cách phân biệt lợi nhuận thuần và lợi nhuận gộp

Trong mọi hoạt động kinh doanh, lợi nhuận là mối quan tâm hàng đầu và là mục tiêu cuối cùng cho mọi hoạt động của doanh nghiệp. Trong đó, lợi nhuận thuần và lợi nhuận gộp là hai chỉ số quan trọng được quan tâm hơn cả.

Manufacture là gì? Tìm hiểu chi tiết về quy trình sản xuất hiện đại

Manufacture là gì? Tìm hiểu chi tiết về quy trình sản xuất hiện đại

Bạn thắc mắc manufacture là gì và tầm quan trọng của nó trong ngành công nghiệp hiện đại? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết này để hiểu rõ hơn về khái niệm, các loại hình và quy trình sản xuất phổ biến hiện nay.

Bán hàng cá nhân là gì

Bán hàng cá nhân là gì? Khám phá quy trình thực hiện bán hàng cá nhân hiệu quả

Bán hàng cá nhân là gì? Đây là câu hỏi mà nhiều doanh nghiệp và người bán hàng quan tâm. Bán hàng cá nhân là hình thức tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, nhằm tạo dựng mối quan hệ và thúc đẩy doanh số. Bài viết này sẽ giúp bạn khám phá chi tiết về bán hàng cá nhân và quy trình thực hiện bán hàng cá nhân hiệu quả.

Bài Viết Liên Quan
The bottom line là gì

The bottom line là gì? Hiểu về ý nghĩa và ứng dụng trong kinh doanh

Lợi nhuận ròng - The bottom line đóng vai trò then chốt trong việc đánh giá sức khỏe tài chính của doanh nghiệp. Từ việc tăng doanh thu, giảm chi phí đến quản lý rủi ro, có nhiều cách để nâng cao The bottom line. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về ý nghĩa và ứng dụng của The bottom line trong kinh doanh qua bài viết dưới đây.

KPI Marketing là gì? Điểm danh 28 KPI quan trọng trong Marketing

KPI Marketing là gì? Điểm danh 28 KPI quan trọng trong Marketing

KPI Marketing là một công cụ quan trọng giúp đo lường và đánh giá hiệu quả của các chiến dịch marketing. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm KPI Marketing và điểm danh 28 chỉ số KPI quan trọng mà bạn cần biết trong lĩnh vực marketing.

Cách phân biệt lợi nhuận thuần và lợi nhuận gộp

HRI chỉ rõ cách phân biệt lợi nhuận thuần và lợi nhuận gộp

Trong mọi hoạt động kinh doanh, lợi nhuận là mối quan tâm hàng đầu và là mục tiêu cuối cùng cho mọi hoạt động của doanh nghiệp. Trong đó, lợi nhuận thuần và lợi nhuận gộp là hai chỉ số quan trọng được quan tâm hơn cả.

Manufacture là gì? Tìm hiểu chi tiết về quy trình sản xuất hiện đại

Manufacture là gì? Tìm hiểu chi tiết về quy trình sản xuất hiện đại

Bạn thắc mắc manufacture là gì và tầm quan trọng của nó trong ngành công nghiệp hiện đại? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết này để hiểu rõ hơn về khái niệm, các loại hình và quy trình sản xuất phổ biến hiện nay.

Bán hàng cá nhân là gì

Bán hàng cá nhân là gì? Khám phá quy trình thực hiện bán hàng cá nhân hiệu quả

Bán hàng cá nhân là gì? Đây là câu hỏi mà nhiều doanh nghiệp và người bán hàng quan tâm. Bán hàng cá nhân là hình thức tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, nhằm tạo dựng mối quan hệ và thúc đẩy doanh số. Bài viết này sẽ giúp bạn khám phá chi tiết về bán hàng cá nhân và quy trình thực hiện bán hàng cá nhân hiệu quả.

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers