adsads
Shutterstock 2295395883
Lượt Xem 14 K

Đừng để “một con sâu làm rầu nồi canh”

Với tư cách là người quản lý, đôi khi họ sẽ khó tìm ra cách chính xác để tiếp cận những nhân viên với thái độ làm việc “lơ ngơ”. Một số nhân viên sẽ có những ngày làm việc với năng suất cực kỳ thấp. Nhưng nếu điều này liên tục lặp lại hằng ngày, ở cương vị là người quản lý, thì bạn cần nên đối mặt trực tiếp với vấn đề này.

Người quản lý nên có những buổi nói chuyện khi một nhân viên thường xuyên đến muộn, thực hiện nhiệm vụ một cách cẩu thả, lười biếng, thô lỗ với các nhân viên hoặc quản lý khác, lan truyền hoặc tạo ra tin đồn, hoặc bất cứ điều gì mà bạn cho là đe dọa đến môi trường hoặc văn hóa nơi làm việc tích cực.

Nếu các hành vi tiêu cực tại nơi làm việc bị phát hiện bởi cấp quản lý, điều quan trọng là phải dừng chúng ngay lập tức. Nếu những những thái độ này không lập tức thay đổi, môi trường độc hại sẽ lan rộng bên trong và ảnh hưởng trực tiếp đến các nhân viên khác.

Tại sao thái độ lại quan trọng ở nơi làm việc?

Một thái độ tích cực ở nơi làm việc sẽ có thể giúp bạn và cả đồng đội cải thiện tiến độ và chất lượng công việc. Điều quan trọng ở nơi làm việc là làm việc như một tập thể đoàn kết để hoàn thành nhiệm vụ. Nếu một người cư xử theo hướng tiêu cực, điều này sẽ ảnh hưởng đến những người khác. 

Có một thái độ tích cực cũng sẽ giúp nhóm đối phó tốt hơn trong các tình huống căng thẳng. Biết và tin tưởng vào nhóm của bạn rằng bạn sẽ giải quyết tất cả các vấn đề sẽ giúp bạn dễ dàng đối phó với những áp lực có thể chồng chất với bất kỳ loại công việc nào trong văn phòng. 

Mọi người đều có những ngày tồi tệ, và mọi nhân viên và quản lý đều hiểu rằng thật khó để có một cái nhìn tích cực về cuộc sống mọi lúc, đặc biệt là nếu bạn đang thiếu động lực. Tuy nhiên, đi làm vào mỗi buổi sáng và cố gắng hết sức có thể để tích cực về công việc của bạn, sẽ giúp cho một ngày và môi trường làm việc yên bình hơn.

Phân loại các “kiểu thái độ” của nhân viên tiêu cực: 

  • Không chủ động cộng tác với người khác
  • Không thích làm việc theo nhóm để hoàn thành nhiệm vụ
  • Tự “kêu ca” về hiệu suất làm việc của bản thân
  • Bướng bỉnh, không chịu tiếp thu ý kiến ​​hay lời khuyên của bất kỳ ai
  • Lười biếng, không bao giờ đúng giờ
  • Bất bình thường hoặc hung hăng với người khác
  • Lạm dụng đặc quyền

Thay đổi trước khi quá muộn màng

Khôn khéo mới có thể đối phó với nhân viên tiêu cực

Nếu bạn nhận thấy bất kỳ hành vi nào ở trên tại nơi làm việc của mình, điều quan trọng là bạn phải đối mặt với hành vi đó. Dưới đây sẽ là những mẹo hay nhất mà người quản lý có thể đối phó với những loại hành vi này: 

Thẳng thắn về thái độ hoặc hành vi không phù hợp tại công sở

Hãy trực tiếp nói chuyện với nhân viên về những gì họ mong đợi ở nơi làm việc này. Điều quan trọng là bạn không bao giờ được bỏ qua bước này. Trò chuyện, nêu ra những hành vi tiêu cực và cho họ biết tác động của hành vi này sẽ ảnh hưởng thế nào đối với môi trường làm việc.

Không tranh luận 

Khi đối mặt với nhân viên về cách họ đang cư xử, bạn phải làm điều này một cách chuyên nghiệp. Một số người sẽ nảy sinh tranh cãi, vì vậy hãy đảm bảo rằng bạn đã tìm được phương hướng giải quyết và không quên giữ bình tĩnh. 

Tham khảo ý kiến ​​nhóm nhân sự của bạn để giúp bạn trong quá trình này. Nếu thái độ hoặc hành vi tiêu cực vẫn tiếp diễn và họ đang vi phạm các quy tắc và quy định tại nơi làm việc, bạn có thể cân nhắc chuyển sang hình thức kỷ luật chính thức.

Đặt tiêu chuẩn nơi làm việc

Các tiêu chuẩn này cần được thường xuyên nói đến và thực thi tại nơi làm việc. Những điều này phải đến trực tiếp từ các giá trị tại nơi làm việc của bạn. Các chính sách và tiêu chuẩn của công ty là một cách tuyệt vời để giám sát và kiểm tra hành vi của nhân viên và đảm bảo nhân viên hiểu các tiêu chuẩn mong đợi. Với tư cách là một nhà quản lý, điều quan trọng là bạn phải tự mình tuân thủ các tiêu chuẩn này và cho nhân viên thấy các loại thái độ tích cực mà nhân viên nên áp dụng.

Đừng là một phần của vấn đề

Với tư cách là người quản lý, thật khó để không bị ảnh hưởng bởi thái độ tiêu cực của nhân viên. Đảm bảo rằng bạn không tham gia vào các hành vi tương tự. Điều đó sẽ chỉ dẫn đến việc các thành viên còn lại trong nhóm của bạn mất lòng tin vào bạn với tư cách là người quản lý.

Chọn nhân sự phù hợp

Khi tuyển dụng các thành viên trong nhóm, điều quan trọng là bạn nên tuyển chọn những người có thể chia sẻ các giá trị cốt lõi tại công ty. Đây là một trong những mấu chốt để đánh giá liệu nhân viên sẽ phù hợp với tổ chức lâu dài hay không. Bạn nên cố gắng cho một nơi làm việc đa dạng nhưng đừng quên bạn nên tuyển dụng nhân viên có những giá trị chung. 

Mối quan hệ giữa thái độ và văn hóa tích cực của nhân viên

Tóm lại, khi mỗi nhân viên có một thái độ tích cực tại nơi làm việc, họ sẽ có cảm giác rằng mọi việc đều có thể hoàn thành. Sự nhạy cảm có tính lây lan! Nếu nhóm của bạn có cái nhìn tích cực ở nơi làm việc, điều đó sẽ giúp cải thiện môi trường và văn hóa nơi làm việc. 

Công việc của bạn với tư cách là người quản lý là theo dõi và giám sát hành vi của nhân viên. Điều quan trọng là bạn phải tạo điều kiện cho một môi trường làm việc tích cực. Không có khuôn khổ đúng hoặc sai nhưng đừng quên bạn sẽ là “đầu tàu” để liên kết mọi người và lan tỏa điều tích cực.

>>> Xem thêm: Đừng để nhân tài “không cánh mà bay” 

— HR Insider—
VietnamWorks 
– Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

3 chữ C quan trọng của sếp

Theo chuyên gia, thực hiện 3 chữ C, bao gồm Clarity (sự rõ ràng), Consistency (sự nhất quán) và Choice (sự lựa chọn), sẽ khiến...

Nghệ thuật quản lý: bí quyết giúp nhân tài cảm thấy bản thân có giá trị

Thu hút và giữ chân nhân tài là một trong những thách thức lớn nhất mà các doanh nghiệp phải đối mặt trong thời đại...

Xây dựng chương trình đào tạo nội bộ giúp nhân viên "linh hoạt" trước mọi tình huống

Năm 2024 hứa hẹn là một năm đầy thách thức nhưng cũng mang lại nhiều cơ hội thú vị cho các chuyên gia pháp chế...

Tái Tạo Sự Tự Tin Cho Nhân Viên Hậu Giai Đoạn “Nói Lời Tạm Biệt” Với Đồng Nghiệp

Trong bất kỳ tổ chức nào, việc sa thải là một phần không thể tránh khỏi của quá trình thích nghi và thay đổi, đặc...

"Job Shadowing" - sự thúc đẩy phát triển cho cả nhân viên và doanh nghiệp

Job Shadowing, hay còn được gọi là việc đồng hành là một hình thức đào tạo thực hành trong đó một nhân viên theo dõi,...

Bài Viết Liên Quan

3 chữ C quan trọng của sếp

Theo chuyên gia, thực hiện 3 chữ C, bao gồm Clarity (sự rõ ràng), Consistency...

Nghệ thuật quản lý: bí quyết giúp nhân tài cảm thấy bản thân có giá trị

Thu hút và giữ chân nhân tài là một trong những thách thức lớn nhất...

Xây dựng chương trình đào tạo nội bộ giúp nhân viên "linh hoạt" trước mọi tình huống

Năm 2024 hứa hẹn là một năm đầy thách thức nhưng cũng mang lại nhiều...

Tái Tạo Sự Tự Tin Cho Nhân Viên Hậu Giai Đoạn “Nói Lời Tạm Biệt” Với Đồng Nghiệp

Trong bất kỳ tổ chức nào, việc sa thải là một phần không thể tránh...

"Job Shadowing" - sự thúc đẩy phát triển cho cả nhân viên và doanh nghiệp

Job Shadowing, hay còn được gọi là việc đồng hành là một hình thức đào...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers