adsads
Shutterstock 2183218979 1
Lượt Xem 478

Bản mô tả công việc nhân viên kinh doanh rõ ràng, chi tiết

Để tuyển dụng nhân viên kinh doanh thành công, HR cần xây dựng được bản mô tả công việc chi tiết, rõ ràng và các quyền lợi được hưởng để ứng viên hiểu rõ hơn về doanh nghiệp cũng như vị trí đang tuyển dụng.

Một bản mô tả công việc chi tiết không chỉ giúp ứng viên tự đánh giá được mức độ phù hợp của bản thân đối với vị trí đang ứng tuyển, mà còn giúp nhà tuyển dụng sàng lọc và đánh giá được ứng viên. Từ đó, doanh nghiệp sẽ giảm tỉ lệ đánh giá sai và nhân viên nghỉ việc sau này.

Đánh giá ứng viên toàn diện

Sàng lọc CV là bước đầu tiên trong quá trình đánh giá mức độ phù hợp của ứng viên trong bất cứ doanh nghiệp nào. Nếu giai đoạn này thành công thì các bước trong quá trình tuyển dụng nhân viên kinh doanh sau này sẽ được giảm tải rất nhiều.

Khi tuyển dụng nhân viên kinh doanh, HR của doanh nghiệp cần phải đánh giá được toàn diện về ứng viên. Nhờ đó, mới có được những đánh giá chuẩn xác nhất để đưa ra quyết định chính xác nhất.

Để có thể đánh giá toàn diện về ứng viên, nhà tuyển dụng cần dành thời gian đánh giá từ nhiều khía cạnh khác nhau. Từ năng lực, tính cách cho đến khả năng phù hợp với văn hóa doanh nghiệp hay khả năng chịu đựng được những áp lực của vị trí nhân viên kinh doanh. Bên cạnh đó, nhà quản lý cũng nên đa dạng hình thức đánh giá để nhìn nhận ứng viên chính xác hơn. Có thể là phỏng vấn sơ bộ qua điện thoại, làm bài kiểm tra đánh giá, test online…

Ứng dụng bài test năng lực của ứng viên

Ứng dụng bài test năng lực sẽ giúp nhà tuyển dụng đánh giá kiến thức chuyên môn của ứng viên rõ ràng hơn. Một nhân viên kinh doanh cần có kiến thức về thị trường, khách hàng, có kỹ năng về giao tiếp, trình bày vấn về và thuyết phục đối phương… Tùy thuộc vào vị trí tuyển dụng và yêu cầu cụ thể của doanh nghiệp mà nhà quản lý có thể phát triển bộ câu hỏi trong bài test để đánh giá ứng viên.

Kiến thức chuyên môn, khả năng tư duy và sự học hỏi liên tục là những nhân tố rất quan trọng và cần thiết khi tuyển dụng nhân viên kinh doanh mà doanh nghiệp cần lưu ý đến. Bên cạnh đó, nhân viên kinh doanh cũng cần phải sử dụng được các phần mềm cần thiết như: phần mềm bán hàng, phần mềm quản lý khách hàng…

Ứng dụng công nghệ hỗ trợ tuyển dụng nhân viên kinh doanh

Trong thời đại 4.0, nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu tận dụng triệt để sức mạnh của công nghệ trong việc tuyển dụng nhân viên kinh doanh nhằm tiết kiệm chi phí và nguồn lực.

Xây dựng quy trình tuyển dụng chuẩn sẽ giúp doanh nghiệp tìm kiếm, sàng lọc, giữ chân nhân tài. Đồng thời điều này sẽ giúp nhân viên mới hòa nhập được với đồng nghiệp, môi trường và văn hoá của doanh nghiệp.

Người tài luôn được các doanh nghiệp săn đón cùng với nhiều chính sách, đãi ngộ cạnh tranh và hấp dẫn. Vì thế, việc tìm được nhân viên kinh doanh giỏi cho doanh nghiệp là điều cần thiết. Do đó, trước khi bắt tay vào tuyển dụng, doanh nghiệp nên chuẩn hóa quy trình tuyển dụng để tiết kiệm chi phí cho sau này.

Thông báo tuyển dụng thu hút, hấp dẫn

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các yếu tố cần thiết cho việc tuyển dụng nhân viên kinh doanh, nhà tuyển dụng sẽ đăng tin tuyển dụng trên nhiều nguồn thông tin khác nhau. Đó có thể là fanpage, website của công ty, trang web tuyển dụng, các kênh quảng cáo, báo chí, trung tâm giới thiệu việc làm, banner…Việc thông báo tin tuyển dụng ấn tượng, thu hút và hấp dẫn là bước đầu tiên cũng là bước quan trọng nhất quyết định đến hiệu quả của quá trình tuyển dụng của doanh nghiệp.

Đừng chăm chăm vào kinh nghiệm khi tuyển dụng nhân viên kinh doanh

Tìm được một ứng viên dày dạn kinh nghiệm là điều mà bất kỳ nhà quản lý nào cũng mong muốn. Tuy nhiên, theo các chuyên gia tuyển dụng, bạn đừng nên chăm chăm vào kinh nghiệm mà hãy tập trung vào việc tìm kiếm ứng viên có kỹ năng tốt.

Một số kỹ năng nhà tuyển dụng cần lưu ý ở ứng viên như: kỹ năng giao tiếp và kỹ năng xử lý, kỹ năng thuyết phục và khả năng làm việc dưới áp lực.

Chú ý tới kỹ năng mềm của ứng viên

Các doanh nghiệp thường tập trung hướng dẫn nhân viên cách bán hàng, chốt đơn hàng và thương lượng về giá mà quên đi rằng kỹ năng cứng đôi khi không quan trọng bằng các kỹ năng mềm. Công việc thường ngày sẽ xảy ra nhiều tình huống bất ngờ đòi hỏi nhân viên kinh doanh cần có các kỹ năng mềm để xử lý và có hướng giải quyết phù hợp, không gây ảnh hưởng đến kết quả của đội nhóm nói riêng và doanh nghiệp nói chung.

Vì vậy, nhà tuyển dụng nên đánh giá và kiểm tra kỹ năng mềm của ứng viên. Ví dụ như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng nhận diện khách hàng tiềm năng, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng đàm phán, kỹ năng đặt câu hỏi, kỹ năng thuyết phục, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng làm việc nhóm…

Tìm kiếm nguồn cung ứng viên chất lượng

Tìm kiếm nguồn ứng viên chất lượng cao ngay từ đầu sẽ giúp nâng cao hiệu quả chiến dịch tuyển dụng của doanh nghiệp. Để thu hút được ứng viên chất lượng, doanh nghiệp cần xây dựng một kênh tuyển dụng riêng hoặc sử dụng các website tuyển dụng uy tín.

Để tuyển dụng nhân viên kinh doanh giỏi và thực chiến là một thách thức không nhỏ với bất kỳ doanh nghiệp nào. Do đó, nhà tuyển dụng cần lựa chọn ra phương pháp phù hợp và hiệu quả nhất đối với doanh nghiệp mình. Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn có thêm kinh nghiệm trong việc đa dạng phương thức tuyển dụng cho doanh nghiệp.

Xem thêm: Phải làm gì nếu bất ngờ bị cho nghỉ việc?

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

3 chữ C quan trọng của sếp

Theo chuyên gia, thực hiện 3 chữ C, bao gồm Clarity (sự rõ ràng), Consistency (sự nhất quán) và Choice (sự lựa chọn), sẽ khiến...

Nghệ thuật quản lý: bí quyết giúp nhân tài cảm thấy bản thân có giá trị

Thu hút và giữ chân nhân tài là một trong những thách thức lớn nhất mà các doanh nghiệp phải đối mặt trong thời đại...

Xây dựng chương trình đào tạo nội bộ giúp nhân viên "linh hoạt" trước mọi tình huống

Năm 2024 hứa hẹn là một năm đầy thách thức nhưng cũng mang lại nhiều cơ hội thú vị cho các chuyên gia pháp chế...

Tái Tạo Sự Tự Tin Cho Nhân Viên Hậu Giai Đoạn “Nói Lời Tạm Biệt” Với Đồng Nghiệp

Trong bất kỳ tổ chức nào, việc sa thải là một phần không thể tránh khỏi của quá trình thích nghi và thay đổi, đặc...

"Job Shadowing" - sự thúc đẩy phát triển cho cả nhân viên và doanh nghiệp

Job Shadowing, hay còn được gọi là việc đồng hành là một hình thức đào tạo thực hành trong đó một nhân viên theo dõi,...

Bài Viết Liên Quan

3 chữ C quan trọng của sếp

Theo chuyên gia, thực hiện 3 chữ C, bao gồm Clarity (sự rõ ràng), Consistency...

Nghệ thuật quản lý: bí quyết giúp nhân tài cảm thấy bản thân có giá trị

Thu hút và giữ chân nhân tài là một trong những thách thức lớn nhất...

Xây dựng chương trình đào tạo nội bộ giúp nhân viên "linh hoạt" trước mọi tình huống

Năm 2024 hứa hẹn là một năm đầy thách thức nhưng cũng mang lại nhiều...

Tái Tạo Sự Tự Tin Cho Nhân Viên Hậu Giai Đoạn “Nói Lời Tạm Biệt” Với Đồng Nghiệp

Trong bất kỳ tổ chức nào, việc sa thải là một phần không thể tránh...

"Job Shadowing" - sự thúc đẩy phát triển cho cả nhân viên và doanh nghiệp

Job Shadowing, hay còn được gọi là việc đồng hành là một hình thức đào...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers