• .
adsads
4 meo giai quyet van de cua khach hang hieu qua danh cho dan sales
Lượt Xem 5 K

Thực tế chỉ ra rằng, bất cứ một ngành nghề, sản phẩm, dịch vụ nào cũng đều sẽ gặp những phản hồi từ khách hàng. Họ có thể cư xử nhẹ nhàng, nhưng cũng có thể thô lỗ. Họ có thể đúng hoặc sai. Nhưng tranh cãi với khách hàng lại là một sai lầm chết người trong kinh doanh, vậy làm thế nào để giải quyết vấn đề của khách hàng hiệu quả?

Mẹo Để Bạn Nhanh Chóng Giải Quyết Vấn Đề Của Khách Hàng

1. Thấu hiểu người mua hàng

Khách hàng ngày càng “thông minh” hơn trong các lựa chọn, và dĩ nhiên, các yêu cầu của họ cũng khắt khe hơn. Một điều tốt là khách hàng tiềm năng sẽ nghiên cứu rất nhiều về công ty của bạn trước khi gọi điện trao đổi trực tiếp. Tuy nhiên, một điều không may là, có rất nhiều các thông tin “sai lệch” mà họ có thể tìm thấy trên Internet

thấu hiểu người mua hàng

Có nghĩa rằng, khách hàng tiềm năng có thể đến cuộc gặp đầu tiên với bạn với những ấn tượng sai lầm về sản phẩm hoặc dịch vụ. Vậy để tránh điều này, việc thấu hiểu người mua là điều vô cùng quan trọng, bạn có thể làm theo những cách sau:

  • Xây dựng hồ sơ khách hàng. Xác định những câu hỏi thông thường mà khách hàng tiềm năng sẽ hỏi, sau đó tập dự đoán đưa ra các câu trả lời. Bạn càng nghiên cứu kĩ chân dung, hồ sơ khách hàng tiềm năng của mình bao nhiêu, dự đoán về các câu hỏi bạn sẽ gặp càng chính xác bấy nhiêu.
  • Thấu hiểu các tiếp nhận thông tin của khách hàng. Việc bạn nắm bắt được tâm lý và tính cách của khách hàng sẽ giúp bạn đưa ra được những câu trả lời phù hợp. Họ đang bực tức thì thay vì cố gắng tranh cãi, bạn nên tìm ra những giải pháp thỏa mãn được cả hai phía sẽ tốt hơn.
  • Xác định mức độ quan tâm đến tiểu tiết của khách hàng. Khách hàng có phải là người thích tìm hiểu sâu, chi tiết về sản phẩm và dịch vụ không? Hay họ chỉ muốn có một cái nhìn tổng quan, còn thông tin chi tiết tự tìm hiểu được? Trực tiếp hỏi thẳng khách hàng xem họ đang cần những thông tin gì, dựa vào thái độ của họ lúc lắng nghe chúng ta nói, để đưa ra các câu trả lời phù hợp.

Khi bạn hiểu về khách hàng tốt hơn, bạn cũng sẽ dễ hiểu được những lo lắng, và hiểu lầm của họ về sản phẩm/dịch vụ.

2. Học cách lắng nghe khi giải quyết vấn đề của khách hàng

Trong mọi cuộc gọi, hay cuộc gặp mặt nào với khách hàng, hãy định kỳ dừng lại, và kiểm tra lại những gì bạn vừa nghe. Chỉ đơn giản hỏi ” Có phải em vừa nghe là anh đang rất happy với sản phẩm X và Y nhưng anh đang bận tâm về chi phí hàng tháng sẽ quá cao. Đúng không anh?”

học cách lắng nghe khách hàng

Điều này làm cho khách hàng cảm thấy bạn đang đồng điệu với họ trong cùng một vấn đề. Do đó, họ sẽ dễ bày tỏ những khó khăn, vấn đề của họ với sản phẩm, chúng ta cũng sẽ dễ dàng giải quyết chúng hiệu quả hơn.

Đừng để tới cuối cùng mới đưa ra những câu hỏi. Trong quá trình đó, bạn sẽ tự tước đi cơ hội được làm sáng tỏ những khúc mắc của khách hàng. Hãy dừng lại mỗi 5 phút, tóm lược lại câu hỏi khách hàng vừa nhắc tới, động viên khách hàng tiếp tục bày tỏ thêm mà không khiến họ khó chịu “cảm ơn anh vì đã chỉ lỗi đó cho bên em, nhưng..”

3. Tránh những lời khẳng định tiêu cực

Tranh cãi với khách hàng sẽ không giúp bạn có lợi, vì đơn giản, bạn không bán được hàng. Khi đối mặt với những câu hỏi gay gắt hoặc những lời nhận xét nặng nề, hãy tránh để lại lời khẳng định mang tính chất tiêu cực. Chúng sẽ không giải quyết được bất cứ vấn đề gì cả.

Những cụm từ như “Anh sai rồi”, “Không thể nào”, “Anh nhầm rồi”,.. sẽ chẳng thể giúp bạn nhận được sự yêu quý của khách hàng. Thay vì đó, nếu giả dụ khách hàng tiềm năng hiểu sai về bạn, hãy làm giảm tốc độ của cuộc hội thoại, và nhắc lại những gì bạn vừa nghe “Em vừa nghe là sản phẩm của bên em hoạt động không đúng như video trên mạng giới thiệu. Anh có thể nói rõ hơn cho em về vấn đề đó được không”

tránh những lời khẳng định tiêu cực

Chìa khóa của việc giải quyết vấn đề của khách hàng là đầu tiên, bạn cần phân biệt rõ giữa sự thật, và quan điểm của khách hàng về sản phẩm. Để làm tốt điều đó, bạn phải là người hiểu rõ sản phẩm hơn ai hết. Thứ hai, tôn trọng những trải nghiệm và quan điểm của khách hàng. Bạn cần hiểu rằng sẽ phải có một lý do nào để khách hàng đưa ra những điều hiểu sai như vậy, và nhiệm vụ của bạn là giải quyết các khúc mắc đó.

Thứ ba, chịu trách nhiệm để giải thích câu trả lời đúng một cách rõ ràng, khiến khách hàng hiểu được. Bạn không sai khi khách hàng hiểu nhầm về sản phẩm bạn. Nhưng trách nhiệm của bạn là làm mọi thứ trở nên sáng tạo, và để lợi những ấn tượng tích cực dành cho khách hàng.

4. Hành động phù hợp để giải quyết những vấn đề đó

Nhiều khi những lời nói khó có thể làm khách hàng cảm thấy thỏa mãn, trong họ vẫn tồn tại sự ngờ vực. Thì bạn cần đưa ra những hành động phù hợp để giải quyết vấn đề đó. Đưa họ trực tiếp đi xem quy trình làm ra sản phẩm, cho họ xem những khách hàng để từng sử dụng dịch vụ và phản hồi của họ, những hiểu lầm đã được giải quyết,…

Cuối cùng, đừng bao giờ hứa những điều bạn sẽ không làm.

— HR Insider / Theo maukinhdoanh.com —

Xem thêm những việc làm ngành Sales hấp dẫn tại www.vietnamworks.com

Khóa học dành cho bạn:

VietnamWorks Learning
Nghệ thuật chăm sóc khách hàng xuất sắc

Marsal Academy

Bạn sẽ tự tin áp dụng kiến thức của mình vào quy trình chăm sóc khách hàng, cũng như hiểu rõ tâm lý khách hàng để giúp khách hàng có thiện cảm và trung thành với doanh nghiệp, dồng thời nâng cao kỹ năng giao tiếp của bản thân.

adsads

Bài Viết Liên Quan

Quản trị rủi ro

Quản trị rủi ro là gì? Kế hoạch và xây dựng quy trình quản trị rủi ro

Trong vài năm trở lại đây, quản trị rủi ro đang dần trở nên một ngành hot tại Việt Nam được đông đảo bạn trẻ quan tâm đến tài chính theo đuổi lâu dài. Vậy quản trị rủi ro là làm gì? Lý do nào khiến ngành này được quan tâm nhiều đến vậy? Cùng khám phá nhé!

Untitled design 191

Nghề chạy quảng cáo là gì? Vai trò, công việc và kỹ năng cần có

“Quảng cáo” là cụm từ đã trở nên quá quen thuộc với chúng ta. Chạy quảng cáo cũng chính là một trong những giải pháp giúp khách hàng tiếp cận và biết đến doanh nghiệp cũng như sản phẩm của các thương hiệu hiện nay. Trong thời đại 4.0 thì chạy quảng cáo dường như đã trở thành một nghề và mang đến rất nhiều cơ hội công việc cho nhiều người. Đây cũng là một nghề có vai trò thực sự quan trọng cho các doanh nghiệp, tác động đến sự cạnh tranh của nhiều thương hiệu trên thị trường. Vậy thì công việc và kỹ năng cần có để làm việc trong nghề chạy quảng cáo là gì? Xem ngay bài viết sau để được giải đáp rõ hơn.

0386 1

Sale Website là gì? Những thông tin cơ bản về sale website mà bạn cần biết

Để trở thành một Sales chuyên nghiệp, bạn luôn bận rộn với việc thực hiện các mục tiêu của mình. Để làm được điều đó, có phải bạn đang thường xuyên nghiên cứu về ngành trên các trang web uy tín? Hãy để HR Insider chọn ra giúp bạn 10 sale website phù hợp nhất với bạn trong bài viết này.

Untitled design 16

Chăm sóc khách hàng và những kỹ năng cần thiết

Mô tả công việc của chăm sóc khách hàng gồm những gì? Các vị trí chăm sóc khách hàng có những yêu cầu gì về năng lực, kinh nghiệm, kỹ năng? Mức lương công việc chăm sóc khách hàng hiện nay có cao không? Tất cả những vấn đề này sẽ được HR Insider bật mí trong bài viết sau đây.

shutterstock 2155337957 1

TeleSales là gì? Telesale làm công việc gì?

Telesale là gì và bạn cần những tố chất nào để trở thành một nhân viên telesale giỏi? Ngay sau đây, bài viết sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết nhất về công việc này.

Bài Viết Liên Quan

Quản trị rủi ro

Quản trị rủi ro là gì? Kế hoạch và xây dựng quy trình quản trị rủi ro

Trong vài năm trở lại đây, quản trị rủi ro đang dần trở nên một ngành hot tại Việt Nam được đông đảo bạn trẻ quan tâm đến tài chính theo đuổi lâu dài. Vậy quản trị rủi ro là làm gì? Lý do nào khiến ngành này được quan tâm nhiều đến vậy? Cùng khám phá nhé!

Untitled design 191

Nghề chạy quảng cáo là gì? Vai trò, công việc và kỹ năng cần có

“Quảng cáo” là cụm từ đã trở nên quá quen thuộc với chúng ta. Chạy quảng cáo cũng chính là một trong những giải pháp giúp khách hàng tiếp cận và biết đến doanh nghiệp cũng như sản phẩm của các thương hiệu hiện nay. Trong thời đại 4.0 thì chạy quảng cáo dường như đã trở thành một nghề và mang đến rất nhiều cơ hội công việc cho nhiều người. Đây cũng là một nghề có vai trò thực sự quan trọng cho các doanh nghiệp, tác động đến sự cạnh tranh của nhiều thương hiệu trên thị trường. Vậy thì công việc và kỹ năng cần có để làm việc trong nghề chạy quảng cáo là gì? Xem ngay bài viết sau để được giải đáp rõ hơn.

0386 1

Sale Website là gì? Những thông tin cơ bản về sale website mà bạn cần biết

Để trở thành một Sales chuyên nghiệp, bạn luôn bận rộn với việc thực hiện các mục tiêu của mình. Để làm được điều đó, có phải bạn đang thường xuyên nghiên cứu về ngành trên các trang web uy tín? Hãy để HR Insider chọn ra giúp bạn 10 sale website phù hợp nhất với bạn trong bài viết này.

Untitled design 16

Chăm sóc khách hàng và những kỹ năng cần thiết

Mô tả công việc của chăm sóc khách hàng gồm những gì? Các vị trí chăm sóc khách hàng có những yêu cầu gì về năng lực, kinh nghiệm, kỹ năng? Mức lương công việc chăm sóc khách hàng hiện nay có cao không? Tất cả những vấn đề này sẽ được HR Insider bật mí trong bài viết sau đây.

shutterstock 2155337957 1

TeleSales là gì? Telesale làm công việc gì?

Telesale là gì và bạn cần những tố chất nào để trở thành một nhân viên telesale giỏi? Ngay sau đây, bài viết sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết nhất về công việc này.

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers