• .
adsads
Quản trị rủi ro
Lượt Xem 825

Quản trị rủi ro là gì? 

Một nhà quản trị khi mở một cơ sở kinh doanh mới, cần xác định các nguy cơ có thể xảy ra nhằm tránh những rủi ro không đáng có và đưa ra các phương án dự phòng hợp lý. Chẳng hạn, doanh nghiệp có thể lựa chọn địa điểm kinh doanh có ít đối thủ cạnh tranh, khu vực đông dân cư, khu vực có nhiều người qua lại,…

Xác định các nguy cơ có thể xảy ra nhằm tránh những rủi ro có thể xảy ra

Xác định các nguy cơ có thể xảy ra nhằm tránh những rủi ro có thể xảy ra

Ví dụ như phương án quản trị rủi ro của Vietravel, trong trường hợp khách hàng không tuân thủ các quy định về bảo đảm an toàn khi bay hay vi phạm pháp luật thì Vietravel sẽ cùng phối hợp với các chi nhánh của họ tại điểm đến hoặc liên hệ với đối tác để có biện pháp xử lý kịp thời, đảm bảo chuyển đi vẫn được diễn ra đúng theo kế hoạch. Từ đây, bạn có thể hiểu được tầm quan trọng của quản lý rủi ro là gì, ảnh hưởng như thế nào đến doanh nghiệp.

Chuyên viên quản trị rủi ro là người phụ trách các công việc theo dõi, quản lý và đánh giá nhằm dự báo các vấn đề có khả năng sẽ xảy ra ảnh hưởng đến doanh nghiệp. Từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp giúp giảm thiểu tối đa các ảnh hưởng, thiệt hại đến việc kinh doanh của doanh nghiệp.

Theo các chuyên gia tuyển dụng, cơ hội việc làm quản trị rủi ro đang rất rộng mở tại Việt Nam. Bạn có thể ứng tuyển tại các doanh nghiệp, ngân hàng và các công ty tài chính.

Xem thêm :

Mục đích của việc quản trị rủi ro 

Doanh nghiệp cần thực hiện quản trị rủi ro cho doanh nghiệp của mình để nhằm các mục đích như:

  • Xây dựng môi trường làm việc bảo mật, an toàn cho người lao động và khách hàng của mình.
  • Đảm bảo các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được diễn ra một cách ổn định.
  • Giảm thiểu và ngăn ngừa các trách nhiệm pháp lý không đáng có.
  • Bảo vệ doanh nghiệp tránh khỏi những biến động thị trường của nền kinh tế hay các rủi ro đến từ các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp.
  • Tiết kiệm các khoản kinh phí không cần thiết cho doanh nghiệp
  • Bảo vệ tất cả tài sản và cá nhân thuộc tổ chức khỏi những tổn thất nghiêm trọng.
  • Đánh giá được các mức độ rủi ro, xác định rủi ro nào cần được ưu tiên xử lý, rủi ro nào có thể xử lý sau.
Quản trị rủi ro bảo vệ doanh nghiệp tránh khỏi những tổn thất từ các yếu tố bên ngoài 

Quản trị rủi ro bảo vệ doanh nghiệp tránh khỏi những tổn thất từ các yếu tố bên ngoài

Một số loại quản trị rủi ro phổ biến trong doanh nghiệp

Trong quá trình hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp sẽ thường gặp phải một số rủi ro như rủi ro về tài chính, rủi ro hoạt động hay rủi ro hệ thống, rủi ro chiến lược, rủi ro khách quan và rủi ro với quan hệ đối tác bên ngoài.

Rủi ro tài chính

Rủi ro về mặt tài chính xuất phát từ sự biến động của thị trường

Rủi ro về mặt tài chính xuất phát từ sự biến động của thị trường

Rủi ro về mặt tài chính nguyên nhân xuất phát từ sự biến động của thị trường làm giảm giá tài chính. Các quyết định của doanh nghiệp sẽ liên quan nhiều đến khả năng kiểm soát sợ và kiểm soát dòng tiền.

Rủi ro hoạt động/ hệ thống

Rủi ro hoạt động hay rủi ro hệ thống thuộc về cấp độ rủi ro cụ thể, liên quan đến các hoạt động của hệ thống hoạt các hoạt động tại các phòng ban của doanh nghiệp. Những rủi ro này sẽ liên quan đến quá trình thực hiện sản xuất diễn ra trực tiếp trong công ty.

Rủi ro chiến lược

Rủi ro chiến lược xảy ra do có nhiều yếu tố tác động. Có hai dạng rủi ro chiến lược chính là rủi ro về không thể hiện thực được chiến lược và chiến lược không phù hợp với sứ mệnh và tầm nhìn của tổ chức. Điều này dẫn đến việc chiến lược đi sai hướng và mục tiêu ban đầu doanh nghiệp đã đề ra. Kết quả là chiến lược không tạo ra được các giá trị cần thiết như dự định hoặc trở nên vô nghĩa đối với tổ chức.

Rủi ro khách quan và rủi ro với quan hệ đối tác bên ngoài

Nguyên nhân dẫn đến rủi ro khách quan và rủi ro với quan hệ đối tác bên ngoài có thể đến từ việc: khách hàng thay đổi nhu cầu đột ngột, nhà cung cấp nguyên vật liệu không thể cung cấp đủ nguồn hàng, giá mua đầu vào tăng đột ngột, vấn đề liên quan đến pháp lý,…

Những rủi ro này sẽ gây ra cho doanh nghiệp những tổn thất lớn về mảng tài chính.

Tại sao doanh nghiệp cần quản trị rủi ro?

Quản trị rủi ro hiệu quả và kiểm soát nội bộ doanh nghiệp vững mạnh được xem là vấn đề cốt lõi của vai trò quản lý và điều hành doanh nghiệp. Người quản trị phải tích hợp quản trị rủi ro vào trong công tác quản trị chiến lược và hoạt động của tổ chức để doanh nghiệp có vị thế vững mạnh trên thị trường.

Quản trị rủi ro giúp doanh nghiệp có thể ứng phó với các rủi ro một cách chủ động

Quản trị rủi ro giúp doanh nghiệp có thể ứng phó với các rủi ro một cách chủ động

Từ đó, doanh nghiệp có thể chủ động ứng phó với những rủi ro, hạn chế rơi vào tình thế bị động. Tăng tính đúng đắn trong các chiến lược của doanh nghiệp, hạn chế sự lãng phí ngân sách trong đầu tư giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả trong việc đầu tư kinh doanh. Đó chính là lý do tại sao doanh nghiệp cần phải biết quản lý rủi ro là gì và lên kế hoạch xây dựng quy trình quản lý rủi ro cho doanh nghiệp.

Lên kế hoạch và xây dựng quy trình quản lý rủi ro cho doanh nghiệp 

Để quản trị rủi ro có hiệu quả cao, việc lên kế hoạch quản lý rủi ro sẽ không hề dễ dàng. Vì thế, bạn cần phải triển khai theo một quy trình bài bản, cụ thể, bao gồm những yếu tố sau:

Nhận định phạm vi rủi ro

Trong bản kế hoạch, nhận định phạm vi rủi ro là bước đầu tiên doanh nghiệp cần thực hiện. Bước quan trọng này sẽ giúp doanh nghiệp có thể khoanh vùng được phạm vi ảnh hưởng để biết được cần tập trung nguồn lực của mình vào đâu và có những phương án xử lý kịp thời, phù hợp, đảm bảo hiệu quả.

Nhận định phạm vi rủi ro là bước đầu tiên doanh nghiệp cần thực hiện

Nhận định phạm vi rủi ro là bước đầu tiên doanh nghiệp cần thực hiện

Để xác định được phạm vi rủi ro một cách chính xác, cụ thể nhất, doanh nghiệp cần áp dụng tối đa các phương pháp khoa học để những bước tiếp theo trong quy trình mới có ý nghĩa và có thể triển khai được. Doanh nghiệp cần thực hiện các công việc bao gồm:

  • Xác định mục tiêu cụ thể của quản lý rủi ro
  • Xác định phạm vi quản trị rủi ro
  • Xác định quy trình quản trị rủi ro
  • Đề xuất phương án xử lý , hạn chế rủi ro

Xác định rủi ro

Rủi ro là tất cả những vấn đề, sự việc hay đối tượng có ảnh hưởng bất lợi đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì thế khi tiến hành xác định các rủi ro có thể gặp phải, doanh nghiệp phải xem xét kỹ các yếu tố ảnh hưởng chính đến việc triển khai các phương án mà doanh nghiệp đưa ra.

Đa số những rủi ro phát sinh thường bắt nguồn từ nguyên nhân do môi trường bên ngoài như: khí hậu, vấn đề chính trị, pháp luật hay tác động của xã hội. Hoặc đến từ các nguyên nhân chủ quan như đội ngũ nguồn nhân lực, tổ chức bộ máy quản lý,…Nhiệm vụ của người lên kế hoạch là cần phải nhận dạng và xác định tất cả các loại rủi ro có khả năng xảy ra.

Xem xét và đánh giá mức độ ảnh hưởng của rủi ro

Sau khi xác định được các loại rủi ro có khả năng xảy ra, doanh nghiệp sẽ phải tiếp tục xem xét và đánh giá mức độ ảnh hưởng của những rủi ro đó đối với tổ chức. Doanh nghiệp cần bám sát theo 2 tiêu chí là xác suất xảy ra rủi ro và hậu quả nếu phát sinh rủi ro để đo lường chính xác mức độ ảnh hưởng.

Bên cạnh đó, nhà quản trị có thể sử dụng những số liệu thực tế liên quan hoặc những sự kiện xảy ra trước đây trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp để có nguồn thông tin phục vụ cho việc đánh giá rủi ro.

Đưa ra giải pháp xử lý

Thông thường giải pháp xử lý rủi ro sẽ bao gồm: tránh, kiềm chế, giảm thiểu và chuyển giao rủi ro. Từng loại rủi ro sẽ có những tính chất, đặc điểm khác nhau nên nhà quản trị cần phải cân nhắc lựa chọn giải pháp phù hợp nhất với rủi ro gặp phải. Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng có thể gặp phải những ưu điểm hoặc hạn chế nhất định trong quá trình xử lý rủi ro.

Lên kế hoạch và triển khai xử lý

Sau khi thực hiện đầy đủ các bước trên, doanh nghiệp sẽ có đủ cơ sở dữ liệu để triển khai một kế hoạch quản lý rủi ro hoàn chỉnh với những phương án xử lý rủi ro phù hợp. Trong kế hoạch đưa ra, cần phải quy định rõ ràng ai sẽ là người chịu trách nhiệm quản lý các rủi ro, thông thường đây sẽ là trách nhiệm của các nhà quản trị.

Trong kế hoạch đưa ra, cần phải quy định nhiệm vụ rõ ràng và trách nhiệm mỗi người

Kế hoạch càng có đầy đủ giải pháp kiểm soát và người chịu trách cho những giải pháp đó thì hoạt động triển khai sẽ càng được thực hiện hiệu quả theo kế hoạch đã đề ra từ ban đầu.

Kiểm soát và đánh giá quá trình quản trị rủi ro 

Kiểm soát và đánh giá quá trình quản trị rủi ro đều cần được thực hiện trước, sau và trong quá trình, người chịu trách nhiệm chính phải thường xuyên báo cáo tình hình, tiến độ và hiệu quả đạt được để nhà quản trị có thể nắm bắt được và đưa ra điều chỉnh kịp thời khi cần thiết.

Việc kiểm soát và đánh giá quá trình quản trị rủi ro cũng là cơ sở quan trọng giúp doanh nghiệp có thể đề ra những kế hoạch quản trị rủi ro một cách hoàn thiện hơn.

Những nguyên tắc nòng cốt trong quản trị rủi ro 

Cần xác định sớm các rủi ro

Tìm hiểu và xác định nguyên nhân của rủi ro tiềm ẩn và lên kế hoạch phòng ngừa, ứng phó nếu nó xảy ra. Sau khi xác định chính xác rủi ro và nguyên nhân dẫn đến chúng, hãy tiến hành đo lường rủi ro để xác định mức độ ảnh hưởng.

Xác định sớm các rủi ro là nguyên tắc đầu tiên và vô cùng quan trọng trong quản trị rủi ro. Doanh nghiệp càng phát hiện sớm các rủi ro, sẽ càng có thêm thời gian để đưa ra được nhiều phương án xử lý, từ đó chọn ra phương án phù hợp nhất. Trước khi dự án được bắt đầu, bạn hãy đảm bảo rằng mình đã hoàn thành quy trình đánh giá rủi ro để dẫn đầu cuộc chơi nhé!

Quản lý rủi ro trong bối cảnh nào 

Khi xem xét rủi ro của dự án, bối cảnh là yếu tố vô cùng quan trọng, bởi vì mỗi tổ chức sẽ có những mức độ chấp nhận rủi ro khác nhau. Các lĩnh vực khác nhau như kinh tế, chính trị, công nghệ, xã hội, luật pháp,… sẽ có ảnh hưởng khác nhau đến các ngành.

Ví dụ, một tổ chức có thể đặc biệt nhạy cảm bởi các vấn đề liên quan đến chính trị nhưng trong khi đó sẽ có một tổ chức khác có thể cần xem xét các tác động về kinh tế của họ chặt chẽ hơn.

Khi xem xét rủi ro của dự án, bối cảnh là yếu tố vô cùng quan trọng

Khi xem xét rủi ro của dự án, bối cảnh là yếu tố vô cùng quan trọng

Mặt khác, mỗi tổ chức sẽ có hình thức giao tiếp rủi ro theo những cách khác nhau, có giao thức quản lý và văn hóa nội bộ riêng của họ. Khi lập kế hoạch cho rủi ro, nhà quản trị nên tích hợp cả bối cảnh bên ngoài lẫn bên trong doanh nghiệp.

Kế hoạch quản trị rủi ro phải phù hợp với mục tiêu tổ chức

Với mỗi kế hoạch được đưa ra, nhà quản trị đều sẽ yêu cầu kế hoạch phải phù hợp với mục tiêu của tổ chức, đối với kế hoạch quản trị cũng sẽ yêu cầu điều này. Bởi vì khi một rủi ro được xác định, cuối cùng xảy ra sẽ có ảnh hưởng như thế nào về mặt tài chính và danh tiếng của tổ chức?

Mỗi doanh nghiệp sẽ có các ưu tiên và kết quả mong muốn khác nhau và điều này cần được áp dụng vào kế hoạch quản trị rủi ro của tổ chức. Mục tiêu và văn hóa chung của tổ chức phải được đặt lên trên hàng đầu trong mỗi chiến lược rủi ro.

Đảm bảo vai trò và trách nhiệm rõ ràng

Tuy kế hoạch quản trị rủi ro có thể thuộc sở hữu của riêng bất kỳ ai thì cũng đều được yêu cầu chúng phải được vận hành một cách minh bạch. Các cá nhân cần phải biết được vai trò của họ trong việc hạn chế ảnh hưởng của rủi ro và hiểu rõ trách nhiệm của họ phải bao trùm trong toàn bộ quá trình quản trị.

Trong các chiến lược quản lý rủi ro, nên cho phép nhiều người tham gia đóng góp ý kiến, khuyến khích nhà quản trị thiết lập câu hỏi và thảo luận. Càng có nhiều ý kiến đóng góp sẽ càng có nhiều phương án xử lý rủi ro sáng tạo và hiệu quả. Mỗi thành viên trong tổ chức cần phải nhạy bén, linh hoạt và năng động để có khả năng ứng phó với những rủi ro của họ ở từng mức độ khác nhau.

Thiết lập chu kỳ xem xét rủi ro

Một khi đã xác định được các loại rủi ro và lập ra một bản kế hoạch quy trình xử lý rủi ro đầy đủ, doanh nghiệp vẫn sẽ cần phải tiếp tục theo dõi, không nên có một tâm lý cố định và quên đi. Cần phải nghiêm túc đánh giá để có thể kịp thời sử dụng các biện pháp phòng ngừa hoặc can thiệp khi cần thiết.

 Cần phải nghiêm túc đánh giá thường xuyên để có thể kịp thời phòng ngừa hoặc can thiệp

Cần phải nghiêm túc đánh giá thường xuyên để có thể kịp thời phòng ngừa hoặc can thiệp

Bằng các báo cáo theo chu kỳ trong suốt dự án, người quản trị có thể tham gia và xử lý bất kỳ vấn đề phát sinh trước khi chúng xảy ra. Người quản trị rủi ro có thể giữ cho những người liên quan đến dự án biết bằng cách báo cáo về rủi ro và thông báo về các thay đổi với các bên liên quan.

Thu hút nhiều bên liên quan

Trong khi lập kế hoạch cho rủi ro, điều không thể thiếu là phải kêu gọi những người có chuyên môn tham gia vào dự án (ví dụ như nhà thầu hay thành viên trong team chạy dự án,…) cùng với một vài chuyên gia kỳ cựu trong tổ chức có thể đưa ra lời khuyên để bổ sung cho kế hoạch quản trị rủi ro thêm hoàn thiện.

Việc có nhiều bên liên quan tham gia trong suốt quá trình lên kế hoạch và ra quyết định trong quy trình quản trị rủi ro, giúp nhà quản trị có được những kiến thức sâu sắc về những rủi ro tiềm ẩn mà họ chưa xem xét đến.

Nỗ lực cải tiến không ngừng

Khi dự án đã hoàn thành, hãy quan sát lại kế hoạch quản lý rủi ro có đạt được kết quả như mong muốn hay không? Vấn đề còn tồn tại khi quản lý rủi ro là gì? Có cần cải thiện ở mục nào hay không? Hãy cố gắng thích ứng với các quản lý rủi ro mới và áp dụng những kiến thức mới rút ra được từ dự án cũ cho những dự án tiếp theo trong tương lai.

Trong kinh doanh, rủi ro là điều chúng ta không thể tránh khỏi. Thông qua bài viết này, VietnamWorks hy vọng rằng sẽ mang đến cho bạn câu trả lời đầy đủ nhất về câu hỏi Quản lý rủi ro là gì? Với những thông tin trên đây, chúng tôi chắc chắn rằng bạn có thể chuẩn bị được một kế hoạch quản trị rủi ro hiệu quả nhất cho doanh nghiệp của mình, kiểm soát tối đa những phát sinh không đáng có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, sản xuất của tổ chức.

adsads

Bài Viết Liên Quan

Untitled design 191

Nghề chạy quảng cáo là gì? Vai trò, công việc và kỹ năng cần có

“Quảng cáo” là cụm từ đã trở nên quá quen thuộc với chúng ta. Chạy quảng cáo cũng chính là một trong những giải pháp giúp khách hàng tiếp cận và biết đến doanh nghiệp cũng như sản phẩm của các thương hiệu hiện nay. Trong thời đại 4.0 thì chạy quảng cáo dường như đã trở thành một nghề và mang đến rất nhiều cơ hội công việc cho nhiều người. Đây cũng là một nghề có vai trò thực sự quan trọng cho các doanh nghiệp, tác động đến sự cạnh tranh của nhiều thương hiệu trên thị trường. Vậy thì công việc và kỹ năng cần có để làm việc trong nghề chạy quảng cáo là gì? Xem ngay bài viết sau để được giải đáp rõ hơn.

0386 1

Sale Website là gì? Những thông tin cơ bản về sale website mà bạn cần biết

Để trở thành một Sales chuyên nghiệp, bạn luôn bận rộn với việc thực hiện các mục tiêu của mình. Để làm được điều đó, có phải bạn đang thường xuyên nghiên cứu về ngành trên các trang web uy tín? Hãy để HR Insider chọn ra giúp bạn 10 sale website phù hợp nhất với bạn trong bài viết này.

Untitled design 16

Chăm sóc khách hàng và những kỹ năng cần thiết

Mô tả công việc của chăm sóc khách hàng gồm những gì? Các vị trí chăm sóc khách hàng có những yêu cầu gì về năng lực, kinh nghiệm, kỹ năng? Mức lương công việc chăm sóc khách hàng hiện nay có cao không? Tất cả những vấn đề này sẽ được HR Insider bật mí trong bài viết sau đây.

shutterstock 2155337957 1

TeleSales là gì? Telesale làm công việc gì?

Telesale là gì và bạn cần những tố chất nào để trở thành một nhân viên telesale giỏi? Ngay sau đây, bài viết sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết nhất về công việc này.

shutterstock 2142379563 3

Bí quyết giúp telesales xử lý từ chối của khách hàng

Đã bao giờ bạn gọi điện bán hàng hoặc tư vấn sản phẩm nhưng bị khách hàng từ chối hoặc cúp luôn điện thoại hay chưa? Thực tế, đó là câu chuyện muôn thủa và hết sức bình thường khi bạn bán hàng qua kênh telesales. Hãy cùng bài viết dưới đây để khám phá những bí quyết giúp telesales xử lý từ chối của khách hàng nhé!

Bài Viết Liên Quan

Untitled design 191

Nghề chạy quảng cáo là gì? Vai trò, công việc và kỹ năng cần có

“Quảng cáo” là cụm từ đã trở nên quá quen thuộc với chúng ta. Chạy quảng cáo cũng chính là một trong những giải pháp giúp khách hàng tiếp cận và biết đến doanh nghiệp cũng như sản phẩm của các thương hiệu hiện nay. Trong thời đại 4.0 thì chạy quảng cáo dường như đã trở thành một nghề và mang đến rất nhiều cơ hội công việc cho nhiều người. Đây cũng là một nghề có vai trò thực sự quan trọng cho các doanh nghiệp, tác động đến sự cạnh tranh của nhiều thương hiệu trên thị trường. Vậy thì công việc và kỹ năng cần có để làm việc trong nghề chạy quảng cáo là gì? Xem ngay bài viết sau để được giải đáp rõ hơn.

0386 1

Sale Website là gì? Những thông tin cơ bản về sale website mà bạn cần biết

Để trở thành một Sales chuyên nghiệp, bạn luôn bận rộn với việc thực hiện các mục tiêu của mình. Để làm được điều đó, có phải bạn đang thường xuyên nghiên cứu về ngành trên các trang web uy tín? Hãy để HR Insider chọn ra giúp bạn 10 sale website phù hợp nhất với bạn trong bài viết này.

Untitled design 16

Chăm sóc khách hàng và những kỹ năng cần thiết

Mô tả công việc của chăm sóc khách hàng gồm những gì? Các vị trí chăm sóc khách hàng có những yêu cầu gì về năng lực, kinh nghiệm, kỹ năng? Mức lương công việc chăm sóc khách hàng hiện nay có cao không? Tất cả những vấn đề này sẽ được HR Insider bật mí trong bài viết sau đây.

shutterstock 2155337957 1

TeleSales là gì? Telesale làm công việc gì?

Telesale là gì và bạn cần những tố chất nào để trở thành một nhân viên telesale giỏi? Ngay sau đây, bài viết sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết nhất về công việc này.

shutterstock 2142379563 3

Bí quyết giúp telesales xử lý từ chối của khách hàng

Đã bao giờ bạn gọi điện bán hàng hoặc tư vấn sản phẩm nhưng bị khách hàng từ chối hoặc cúp luôn điện thoại hay chưa? Thực tế, đó là câu chuyện muôn thủa và hết sức bình thường khi bạn bán hàng qua kênh telesales. Hãy cùng bài viết dưới đây để khám phá những bí quyết giúp telesales xử lý từ chối của khách hàng nhé!

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers