Nhà tuyển dụng luôn mong muốn bạn xuất hiện với thái độ tự tin nhất và sau đó là những lời khuyên mà người quản lý nhân sự có thể dành cho bạn trong công cuộc chinh phục cơ hội làm việc.
1. Để ý xem bạn đang đặt sự chú ý vào đâu
Nơi bạn đặt sự chú ý của mình trong các cuộc phỏng vấn sẽ xác định mức độ sợ hãi của bạn. Nếu sự chú ý của bạn chủ yếu tập trung vào bản thân, chẳng hạn như bạn thực sự muốn công việc, bạn muốn người phỏng vấn thích bạn, và những gì bạn muốn nhận được từ vị trí, điều này chắc chắn làm bạn cảm thấy lo lắng, căng thẳng và nhiều sợ hãi.
Mặt khác, nếu sự chú ý của bạn được đặt vào nhu cầu của người phỏng vấn và mục tiêu của tổ chức, bạn sẽ thấy rằng nỗi sợ hãi của bạn giảm bớt, thậm chí có thể biến mất hoàn toàn.
Vì vậy, khi phỏng vấn (trước và trong khi phỏng vấn), hãy đảm bảo tập trung vào những điều quan trọng đối với người quản lý tuyển dụng và công ty, sau đó cố gắng thể hiện những kỹ năng và kinh nghiệm bạn có phù hợp với những nhu cầu này, thay vì cố gắng khiến người phỏng vấn trở nên thích bạn và nghĩ rằng bạn thông minh, tuyệt vời.
2. Tránh xa tư duy tìm kiếm sự chấp thuận
Tất cả ứng viên đều tìm kiếm sự chấp thuận, nhưng điều này có thể dẫn bạn đến một lối mòn không đường lui. Khi phỏng vấn, nếu bạn dành hầu hết năng lượng của mình để tìm kiếm sự chấp thuận từ người phỏng vấn, bạn sẽ ở trong tâm thế sợ hãi.
Bạn sẽ không tự tin vào bản thân và khả năng trừ khi bạn nghĩ rằng cuộc phỏng vấn của bạn chấp thuận chúng. Điều này khiến bạn thường xuyên cảnh giác, lo lắng và mất thăng bằng. Bạn sẽ chỉ cảm thấy bình tĩnh khi bạn “được chấp thuận”.
Điều rút ra ở đây là hiểu rằng phỏng vấn không phải là để tìm kiếm sự chấp thuận. Một lần nữa, bạn chỉ đơn giản là đang cố gắng đáp ứng nhu cầu của vị trí với các kỹ năng và kinh nghiệm của bạn.
Tất nhiên, bạn sẽ quan sát người phỏng vấn để biết các dấu hiệu bằng lời nói và thể chất để biết khi nào cần nhấn mạnh điều gì đó và khi nào cần thêm vào câu trả lời của mình, nhưng bạn không muốn dẫn đầu với tư duy tìm kiếm sự chấp thuận. Nhận ra rằng, nếu bạn được chọn để phỏng vấn, bạn có những gì cần thiết để thành công trong công việc — cuộc phỏng vấn của bạn chỉ là thời điểm mà bạn cần phải thông báo điều này.
3. Ôm lấy khả năng bị từ chối
Nếu bạn có thể hiểu rằng chỉ cần xuất hiện trong một cuộc phỏng vấn đã là một kỳ công lớn rồi – chính là như vậy! Bạn sẽ đi trước rất nhiều người khác, những người sợ bị từ chối đến mức thậm chí không sẵn sàng đi phỏng vấn.
Sự thật là mạo hiểm bị từ chối có nghĩa là bạn đang làm đúng — rủi ro bị từ chối là cần thiết để thành công trong bất cứ điều gì có ý nghĩa. Trên thực tế, sự từ chối là một phần của chương trình học mà những người thành công áp dụng từ rất sớm.
Những người thành công đã hiểu rằng việc bị từ chối là điều khó tránh khỏi. Hãy nghĩ theo cách này: bạn có thể là trái đào ngon nhất, mọng nhất, ngọt nhất nhưng sẽ luôn có người không thích đào, và điều đó không sao cả.
4. Hình dung
Mỗi khi bạn có một cuộc phỏng vấn sắp tới, hãy chuẩn bị cho nó bằng cách lướt qua cuộc phỏng vấn trong tâm trí của bạn. Tìm thời gian và địa điểm yên tĩnh để hoàn thành bài tập hình dung của bạn.
Khi hình dung một cách chân thực những tình huống tưởng tượng mà bạn gặp phải và bạn sẽ tìm cách xử lý chúng, giống như tập duyệt trước những khoảnh khắc sắp phải trải qua.
5. Suy ngẫm về các cuộc phỏng vấn bạn đã trải qua
Khía cạnh nào của cuộc phỏng vấn khiến bạn cảm thấy đặc biệt lo lắng hoặc không thoải mái? Sau mỗi cuộc phỏng vấn và thậm chí là các cuộc phỏng vấn giả với bạn bè của bạn, hãy ghi lại những điểm trong cuộc phỏng vấn mà bạn cảm thấy stress bắn qua huyết quản của mình. Đó là những điểm cần chuẩn bị!
Một số người cảm thấy lo lắng khi được hỏi một câu hỏi mà họ không lường trước được. Đó là bình thường! Hãy quen với cách nói “Câu hỏi hay! Tôi sẽ dành một chút thời gian và suy nghĩ về câu hỏi đó.” Người phỏng vấn có xu hướng hài lòng khi bạn khen câu hỏi của họ hơn là không hài lòng vì bạn cần một chút thời gian để suy nghĩ về nó.
Tóm lại
Những buổi phỏng vấn sẽ không còn là nỗi ám ảnh khi bạn thực hiện những phương pháp mà Vietnamworks vừa nêu trên. Hãy để những điều khiến bạn bận tâm ra khỏi tâm trí và thay vào đó là những suy nghĩ tích cực và chuẩn tâm lý một cách kỹ càng để chinh phục nhà tuyển dụng.
>> Xem thêm: Văn hóa công ty không phù hợp? Người chuyên nghiệp nên làm gì?
— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam
Bài viết dành riêng cho thành viên của HR Insider.