adsads
z4366840076750 4db64841261db491dd46f0e4d4f9c33b
Lượt Xem 785

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, việc sở hữu những kỹ năng cứng giúp bạn vượt qua những đối thủ cạnh tranh khác. Bất kể ngành nghề nào cũng đều cần có những kỹ năng khác nhau. Ngoài việc rèn luyện kỹ năng mềm, kỹ năng cứng cũng cực kỳ quan trọng. Tất cả đều là những kỹ năng giúp cho quá trình làm việc của bạn suôn sẻ và thuận lợi hơn. Hãy cùng VietnamWorks tìm hiểu về kỹ năng cứng là gì nhé!

13 kỹ năng cứng cần thiết và quan trọng 

13 kỹ năng cứng cần thiết và quan trọng

1. Kỹ năng cứng là gì? 

Kỹ năng cứng là gì? Kỹ năng cứng (Hard Skill) là những kỹ năng được đúc kết qua quá trình đào tạo và luyện tập trong trường lớp, quá trình làm việc. Kỹ năng cứng mang tính chuyên môn, kỹ thuật thông qua kiến thức thực hành và trải nghiệm. Kỹ năng cứng còn mang tính định lượng như: kỹ năng ngoại ngữ, kỹ năng toán học, kỹ năng tin học,…

Một minh chứng thể hiện bạn có kỹ năng cứng là thông qua các bằng cấp, chứng chỉ. Để có các bằng cấp, chứng chỉ này bạn cần tham gia kỳ thi đánh giá. Các kỹ năng thiên về kỹ thuật thường là những kỹ năng khó nhất, nhưng lại là kỹ năng giúp bạn có một mức lương cao nhất. Ví dụ như: Kỹ năng phân tích dữ liệu, kỹ năng lập trình, kỹ năng Marketing,….

Kỹ năng cứng là gì?

Kỹ năng cứng là gì?

2. Tầm quan trọng của kỹ năng cứng

Kỹ năng cứng có vai trò quan trọng giúp bạn được đánh giá cao trong công việc. Các ứng cử viên có nhiều kỹ năng cứng là những ứng cử viên tiềm năng nhất mà các nhà tuyển dụng không thể bỏ qua. Đặc biệt đối với những ngành nghề đòi hỏi kỹ năng chuyên môn cao như: kỹ sư, IT, nhân viên kỹ thuật,… Kỹ năng cứng giúp các nhân viên làm việc hiệu quả hơn, áp dụng các kỹ năng giúp công việc thuận lợi và nhanh chóng tạo giá trị cho công ty.

2. Tầm quan trọng của kỹ năng cứng

Tầm quan trọng của kỹ năng cứng là gì?

Sự khác biệt của kỹ năng cứng và kỹ năng mềm

Kỹ năng mềm (Soft Skills) là kỹ năng thiên về tính cách cá nhân, không yêu cầu cao về thành thạo chuyên môn, kỹ thuật. Kỹ năng mềm giúp bạn hòa nhập và tương tác với xã hội, cộng đồng, tập thể.

Kỹ năng cứng là kỹ năng mang tính định lượng cụ thể làm việc liên quan đến ngành nghề, chuyên môn. Còn kỹ năng mềm thuộc về khả năng giao tiếp, làm việc tiếp xúc với con người và cảm xúc. Kỹ năng cứng thuộc về chỉ số IQ (Intelligence Quotient), còn kỹ năng mềm thuộc về chỉ số EQ (Emotional Quotient). Để có thể thành thục kỹ năng cứng, bạn cần trải qua những kiến thức thực hành, thông qua đào tạo tại trường lớp, cơ sở đào tạo. Kỹ năng mềm thường được rèn luyện từ những thói quen sinh hoạt hằng ngày, rèn luyện qua môi trường xung quanh,…

3. Sự khác biệt của kỹ năng cứng và kỹ năng mềm

Sự khác biệt của kỹ năng cứng và kỹ năng mềm

Những kỹ năng cứng quan trọng hiện nay

1. Kỹ năng ngoại ngữ

Kỹ năng ngoại ngữ (Foreign Language Skills) là kỹ năng đòi hỏi việc thành thạo một ngôn ngữ khác không phải tiếng mẹ đẻ. Kỹ năng ngoại ngữ thuộc về kỹ năng cứng đòi hỏi bạn cần phải trải qua quá trình đào tạo, học hỏi từ trường học, môi trường xung quanh. Việc thành thạo một ngoại ngữ bất kỳ mở rộng cho bạn nhiều cơ hội việc làm.

2. Kỹ năng tin học văn phòng

Kỹ năng tin học văn phòng (Computer Skills) là kỹ năng cơ bản mà một nhân viên cần thành thạo. Kỹ năng cơ bản giúp ứng dụng được các công việc liên quan đến văn phòng, xử lý công việc trên máy tính.

  • Sử dụng cơ bản các ứng dụng Microsoft Office (Excel, PowerPoint, Word)
  • Sử dụng các chương trình của Google Workspace (Docs, Gmail, Drive, Sheets,…)
  • Sử dụng các trình duyệt mạng (Google Chrome, Coccoc,…)

3. Kỹ năng tính toán

Đây là khả năng liên quan đến độ nhạy về các con số, giải quyết các bài toán đo lường, ước lượng. Việc tính toán áp dụng các kỹ năng phân tích và xử lý một cách logic, có khoa học xảy ra thường xuyên trong đời sống hằng ngày.

Những người tính toán giỏi thường là những người có đầu óc kinh doanh. Các công việc thường áp dụng đến tính toán như: kế toán, kiểm toán, đầu tư chứng khoán,…

4. Những kỹ năng cứng quan trọng hiện nay

Kỹ năng tính toán giúp giải quyết những bài toán khó trong kinh doanh

4. Kỹ năng vận hành máy móc

Kỹ năng vận hành máy móc thiên về kỹ năng cứng. Kỹ năng này đòi hỏi độ thành thạo vận hành thông qua quá trình đào tạo, thực hành liên tục. Ngoài ra, người học phải biết cách áp dụng những kiến thức được học trong việc vận hành máy móc.

5. Kỹ năng viết lách

Kỹ năng viết lách thiên về kỹ năng mềm hơn. Các nguồn cảm hứng viết thường phụ thuộc vào cảm xúc của mỗi cá nhân. Kỹ năng viết lách cũng thường được rèn luyện qua những thói quen sinh hoạt hằng ngày như viết nhật ký, viết thơ, sáng tác nhạc,…

6. Kỹ năng phân tích

Kỹ năng phân tích (Analytical Skills) là kỹ năng tổng hợp, thu thập các nguồn tài nguyên dữ liệu. Thông qua việc phân tích giúp đánh giá được các chỉ số kinh doanh, chỉ số hiệu quả,… Mọi ngành nghề đều yêu cầu kỹ năng phân tích, từ đó đưa ra được các kết luận và giải pháp từ dữ liệu cung cấp.

  • Dự đoán (Forecasting)
  • Phân tích trang web (Web Analytics)
  • Phân tích dữ liệu từ Google (Google Analytics)
  • Khai thác dữ liệu (Data Mining)

7. Kỹ năng thiết kế

Kỹ năng thiết kế đòi hỏi sự sáng tạo cao. Các kỹ năng cứng rất quan trọng trong việc sử dụng thành thạo phần mềm thiết kế như AI, PTS, Canva,… Ngoài ra, người làm thiết kế còn cần sử dụng kỹ năng mềm liên quan đến cảm xúc, tư duy hình ảnh,…

4. Những kỹ năng cứng quan trọng hiện nay

Kỹ năng thiết kế đa dạng, ấn tượng

8. Kỹ năng Marketing

Các công việc của một Marketing yêu cầu và đòi hỏi cần nhiều kỹ năng. Từ việc lên kế hoạch chiến dịch, nghiên cứu hành vi khách hàng, khảo sát chất lượng sản phẩm,… tất cả đều cần kỹ năng cứng và kỹ năng mềm song song.

  • SEO Website, SEO Research.
  • Google Analytics và Google Search Console.
  • Google Adwords, keywords.
  • Email Marketing.
  • Copywriting, creative writing.
  • Lên kế hoạch cho các kênh social media.
  • Các công cụ Digital Marketing.

9. Kỹ năng sử dụng thành thạo các phần mềm

Kỹ năng này đòi hỏi bạn cần có các hiểu biết cơ bản trong việc sử dụng máy tính, các công cụ cho công việc. Đối với nhân viên văn phòng, bạn cần biết cách cài đặt các phần mềm giúp hỗ trợ các đầu công việc.

Đối với dân kỹ thuật thì kỹ năng phần mềm đòi hỏi cao hơn về độ thành thạo khi sử dụng như kỹ thuật toán học, công nghệ, lập trình, khoa học,… giúp công việc trở nên dễ dàng hơn và đạt hiệu quả nhanh chóng hơn.

10. Kỹ năng giao tiếp

Kỹ năng giao tiếp thuộc về kỹ năng mềm trong việc tương tác với khách hàng, đối tác. Tuy nhiên, kỹ năng giao tiếp cũng thuộc về kỹ năng mềm trong việc trình bày, truyền đạt thông tin đến người nghe, người đọc một cách hiệu quả nhất.

Kỹ năng cứng trong giao tiếp được thể hiện qua việc viết Email, báo cáo bằng biểu đồ, hình ảnh gửi sếp trình bày, đánh giá kết quả.

4.10 Kỹ năng giao tiếp

Kỹ năng này giúp gắn kết con người với nhau

11. Kỹ năng kinh doanh và quản lý

Đây là kỹ năng thiết yếu trong việc điều hành và phát triển một doanh nghiệp. Kỹ năng này bao gồm việc sử dụng các phần mềm để ứng dụng trong công việc. Các phần mềm giúp vận hành các đầu công việc trơn tru và đảm bảo độ chính xác cao nhất.

  • Quản lý dự án (Project Management).
  • Quản lý tài chính (Finance).
  • Phần mềm logistics.
  • Lập ngân sách, chi tiêu (Budgeting).

12. Kỹ năng kỹ thuật

Kỹ năng kỹ thuật (Technical Skills) là kỹ năng đòi hỏi tính chuyên môn cao. Kỹ năng này liên quan đến khả năng thành thạo sử dụng một ứng dụng phần mềm nào đó nhất định. Các công việc liên quan đến kỹ năng kỹ thuật thường là công nghệ, khoa học, dữ liệu, nghiên cứu,… Các kỹ năng liên quan đến kỹ thuật thường được sử dụng là:

  • Sử dụng thành thạo phần mềm CRM.
  • Quản trị mạng lưới (Network).
  • Trí tuệ nhân tạo (AI).
  • Ngôn ngữ lập trình.
  • Tạo mẫu (Prototyping).
  • Công nghệ cơ sở dữ liệu (Blockchain).

13. Kỹ năng tiếp thị

Kỹ năng tiếp thị bao gồm các kỹ năng cứng trong việc sử dụng các phần mềm hỗ trợ liên quan đến tiếp thị. Kỹ năng tiếp thị còn sử dụng thêm kỹ năng mềm trong bán hàng, chăm sóc khách hàng.

  • Kỹ năng chăm sóc khách hàng.
  • Kỹ năng thuyết phục, trình bày.
  • Excel, Docs, Sheets,…
4.13 Kỹ năng tiếp thị

Kỹ năng tiếp thị giúp kết nối doanh nghiệp với khách hàng

5. Làm thế nào để rèn luyện kỹ năng cứng?

  • Liệt kê rõ mục tiêu nghề nghiệp: Để theo đuổi định hướng công việc rõ ràng, bạn nên vạch rõ những việc cần làm để tập trung vào việc rèn luyện kỹ năng. Tìm hiểu các kỹ năng cần có của ngành nghề, tránh việc rèn luyện quá nhiều kỹ năng không cần thiết.
  • Tập trung vào học tập: Để thành thạo một kỹ năng không phải là điều dễ dàng. Bạn cần phải nỗ lực và tập trung học tập, rèn luyện trong một khoảng thời gian dài. Việc tập trung học trên trường lớp, trường nghề giúp bạn học được những điều cơ bản đến nâng cao.
  • Liên tục thực hành: Lý thuyết phải đi đôi với thực hành. Việc áp dụng lý thuyết vào thực hành giúp bạn duy trì liên tục kỹ năng cứng đã học, từ đó dễ dàng thành thạo công việc hơn.
  • Liên tục ôn luyện các kiến thức cũ: Việc ôn lại các kiến thức cũ giúp bạn hiểu rõ được gốc rễ, tránh được tình trạng học vẹt. Kiến thức nền vững chắc là tiền đề giúp bạn hiểu nhanh các kiến thức mới khác.
5. Làm thế nào để rèn luyện kỹ năng cứng?

Rèn luyện kỹ năng cứng như thế nào cho hiệu quả

6. Gợi ý cách đưa kỹ năng cứng vào CV tìm việc

  • Tìm hiểu về mô tả công việc: Tìm kiếm các yêu cầu của công việc, những kỹ năng có liên quan đến công việc bạn đang ứng tuyển. Nếu công việc yêu cầu những kỹ năng phù hợp với bạn thì cơ hội bạn được chọn sẽ cao hơn.
  • Đưa kỹ năng cứng lên phần đầu của CV: Đây là vị trí dễ nhìn nhất và ấn tượng nhất giúp thu hút được nhà tuyển dụng.
  • Đưa ra chứng minh về kỹ năng: Các bằng cấp, chứng chỉ là minh chứng rõ nhất về kỹ năng cứng của bạn. Bạn có thể đưa vào trong CV để làm nổi bật hơn các CV của đối thủ.
6. Gợi ý cách đưa kỹ năng cứng vào CV tìm việc

Kỹ năng cứng trong CV tìm việc

Hy vọng với những thông tin về kỹ năng cứng là gì của VietnamWorks đã giúp bạn hiểu rõ và định hướng được bản thân cần rèn luyện và học tập kỹ năng cứng nào. Cảm ơn bạn đã đọc hết bài viết này, chúng tôi rất vui khi được đồng hành cùng bạn trên con đường tương lai.

adsads
Bài Viết Liên Quan

Tối ưu hóa với cách nén file Excel đơn giản

Cách nén file Excel không chỉ giúp tiết kiệm dung lượng lưu trữ, tăng tốc quá trình chuyển file mà còn giúp bảo vệ thông...

Khám phá cách mở Excel chuyên nghiệp, tiện lợi

Có nhiều cách mở Excel chuyên nghiệp và tiện lợi, giúp người dùng có thể tận dụng các tiềm năng của ứng dụng này, tăng...

Hướng dẫn chi tiết cách gộp nhiều file excel thành 1 file

Việc làm việc với quá nhiều file excel có thể dẫn đến rối loạn dữ liệu. Việc nhóm các file cùng một đối tượng thành...

cách gộp ô trong excel

Khám phá cách gộp cột, ô và dòng trong excel đơn giản nhất

Khi gộp ô trong excel, chắc hẳn bạn đã từng gặp trường hợp dữ liệu bên trái giữ nguyên còn dữ liệu ở ô bên...

cách giữ tiêu đề trong excel khi in

Bỏ túi 3 cách giữ tiêu đề trong excel khi in

Với những bảng tính với dữ liệu lên đến hàng nghìn dòng làm thế nào để nhớ tiêu đề cột? Thật khó khăn khi điền...

Bài Viết Liên Quan

Tối ưu hóa với cách nén file Excel đơn giản

Cách nén file Excel không chỉ giúp tiết kiệm dung lượng lưu trữ, tăng tốc...

Khám phá cách mở Excel chuyên nghiệp, tiện lợi

Có nhiều cách mở Excel chuyên nghiệp và tiện lợi, giúp người dùng có thể...

Hướng dẫn chi tiết cách gộp nhiều file excel thành 1 file

Việc làm việc với quá nhiều file excel có thể dẫn đến rối loạn dữ...

cách gộp ô trong excel

Khám phá cách gộp cột, ô và dòng trong excel đơn giản nhất

Khi gộp ô trong excel, chắc hẳn bạn đã từng gặp trường hợp dữ liệu...

cách giữ tiêu đề trong excel khi in

Bỏ túi 3 cách giữ tiêu đề trong excel khi in

Với những bảng tính với dữ liệu lên đến hàng nghìn dòng làm thế nào...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers