adsads
Untitled design 144
Lượt Xem 6 K

kỹ năng lăng nghe

Kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp quan trọng như thế nào?

Lý do bạn cần học lắng nghe? 

Kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp đóng vai rất trò quan trọng trong cuộc sống, chiếm 53% thời gian giao tiếp. Lắng nghe không chỉ hữu ích trong công việc mà còn rất tốt khi áp dụng vào cuộc sống của gia đình và bạn bè. Đây là một kỹ năng mềm quan trọng mà tất cả các nhà tuyển dụng đòi hỏi phải có ở ứng viên. Kỹ năng lắng nghe quyết định đến 90% thành công của mọi cuộc giao tiếp. Một người biết lắng nghe tốt giúp bạn rất nhiều trong công việc và cuộc sống gia đình.

Tầm quan trọng của kỹ năng lắng nghe 

Trong đời sống

Kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp cũng là một kỹ năng quan trọng để giải quyết hiệu quả các xung đột trong cuộc sống.

Hãy thể hiện mình là người biết nói và lắng nghe thay vì ngồi yên. Lắng nghe cũng vô cùng quan trọng đối với trẻ em. Lắng nghe không chỉ để hiểu nhau hơn mà còn để tiếp thu kiến ​​thức. Các thành viên trong gia đình sẽ gần gũi và tin tưởng nhau hơn nếu bạn biết lắng nghe, hỗ trợ và ủng hộ lẫn nhau.

Trong công việc

Lắng nghe quang trọng như thế nào trong công việc?

Kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp giúp bạn giao tiếp hiệu quả hơn với cấp trên, đồng nghiệp và đối tác. Nếu bạn là một người biết lắng nghe, bạn sẽ có thể dễ dàng nắm bắt các vấn đề và thu thập thông tin, từ đó sẽ cải thiện khả năng kết nối với đồng nghiệp của bạn.

Bất kỳ công việc nào cũng cần một người biết lắng nghe. Một người biết lắng nghe giúp giải quyết vấn đề nhanh chóng, còn một nhà lãnh đạo biết lắng nghe sẽ thấu hiểu nhân viên, tạo sự đoàn kết giúp công ty hoạt động tốt hơn.

Ngoài vai trò trong công việc và cuộc sống, kỹ năng lắng nghe cũng rất quan trọng trong tuyển dụng, đặc biệt là đối với nhà tuyển dụng và ứng viên.

kỹ năng lắng nghe

Kỹ năng lắng nghe có tầm quan trọng lớn cả trong đời sống và công việc.

7 nguyên tắc giúp rèn luyện kỹ năng lắng nghe hiệu quả

1. Kỹ năng lắng nghe: tập trung vào cuộc giao tiếp

  • Giao tiếp là tương tác hai chiều, bạn không thể tiếp thu được những gì đối phương truyền đạt nếu không có sự tập trung. Vd: Sếp đang giao kế hoạch dự án mới cho nhóm bạn nhưng bạn lại không tập trung, chú ý dẫn đến bạn nghe không đủ thông tin, làm chậm tiến độ dự án.
  • Bên cạnh đó, việc bạn để ý những thứ xung quanh và thiếu tập trung vào cuộc trò chuyện sẽ làm đối phương cảm thấy khó chịu, khó lòng gây được thiện cảm.
  • Bạn nên tập trung vào cuộc giao tiếp bằng cách hạn chế những nguyên nhân gây ra sự xao nhãng như: tắt điện thoại, tìm một không gian yên tĩnh để trò chuyện…

2. Kỹ năng lắng nghe: tuyệt đối không được ngắt lời

  • Ta có thể chắc chắn rằng, một người có thói quen ngắt lời người khác không thể có khả năng lắng nghe giỏi.
  • Muốn lắng nghe tốt, điều kiện đặt ra là bạn phải để cho đối phương có “không gian” để nói, thay vì giành hết phần nói của họ.
  • Không chỉ có vậy, khi bị bạn ngắt lời sẽ khiến đối phương khó chịu, không còn muốn chia sẻ.
  • Để hiểu này một cách rõ nhất, bạn hoàn toàn có thể đặt mình vào địa vị của đối phương để cảm nhận.
  • Trong một cuộc làm việc nhóm với dự án mới, bạn không thể cứ nói mãi hoặc cướp lời người khác đang nói. Điều đó khiến mọi người khó chịu gây xung đột xích mích trong nhóm dẫn đến kết quả làm việc kém bị sếp khiển trách.

3. Thấu hiểu đối phương khi lắng nghe

  • Không phải điều gì đối phương cũng có thể nói ra một cách trực tiếp cho bạn biết. Do vậy trong quá trình lắng nghe, bạn cần sử dụng tư duy của mình để tìm ra ẩn ý mà đối phương muốn truyền đạt. Ví như khi sếp nói khéo muốn trao đổi riêng với bạn về dự án công việc, bạn không thể cứ mải nói chuyện trước chỗ đông người mà không hiểu ý sếp.
  • Hay trong quá trình trao đổi với đồng nghiệp về buổi trình bày sắp diễn ra, đồng nghiệp có ý muốn nghỉ ngơi ăn trưa mà bạn cứ nói luyên thuyên, như vậy không nên chút nào.
  • Chắc hẳn ai cũng cảm thấy thiện cảm với một người thấu hiểu mình. Bên cạnh đó, nhận ra ẩn ý của đối phương cũng là cơ sở giúp bạn đối đáp sao cho phù hợp, vừa ý người nghe. Việc thấu hiểu đối phương sẽ giúp bạn tránh những lời nói làm phật lòng hoặc gây tổn thương cho họ.
kỹ năng lắng nghe

Bạn nên rèn luyện nguyên tắc lắng nghe và thấu hiểu đối phương để nâng cao kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp.

4. Không phán xét và áp đặt đối phương theo ý mình

  • Một nguyên tắc quan trọng để có được kỹ năng lắng nghe hiệu quả đó là bạn cần có một tư tưởng cởi mở mới có thể trở thành một người lắng nghe giỏi.
  • Không ai muốn nói chuyện với một người bảo thủ, lấy tư tưởng của mình áp đặt lên người khác, đòi hỏi họ phải chấp thuận nó và không được nói lên quan điểm của họ.
  • Nếu bạn là nhóm trưởng của phòng phát triển kế hoạch, đừng vội chốt ý tưởng của riêng mình, hãy học cách lắng nghe ý kiến của các thành viên khác trong nhóm, đừng phán xét hay áp đặt ý kiến của người khác theo ý bạn.
  • Lắng nghe mọi người không có nghĩa là bạn không có chủ kiến cá nhân, mà bạn nên hạn chế cái tôi của mình khi giao tiếp để thực sự hiểu người khác.
  • Quan điểm của bạn chưa chắc đã đúng, việc tiếp thu ý kiến người khác sẽ giúp bạn hoàn thiện hơn.

5. Kỹ năng lắng nghe: biết cách đặt câu hỏi

  • Đặt câu hỏi chính là cách để bạn cho đối phương biết rằng bạn đang theo dõi cuộc trò chuyện, bạn đang lắng nghe họ và thật sự quan tâm đến những gì họ nói./li>
  • Tuy nhiên bạn nên nhớ rằng, cần có nghệ thuật đặt câu hỏi, bạn nên hỏi những câu thể hiện sự đồng tình pha lẫn sự ngạc nhiên như: “Thật sao?”, “Đúng như vậy sao”… để đối phương biết bạn đang quan tâm đến điều họ nói. /li>
  • Đồng thời, việc bạn đặt câu hỏi đúng sẽ khiến đối phương chia sẻ nhiều thông tin hơn về chủ đề đang được nói đến./li>
  • Biết cách đặt câu hỏi tinh tế sẽ thể hiện bạn là một người biết lắng nghe và quan tâm người khác./li>
  • Trong lúc làm việc nhóm bạn đừng quên đặt câu hỏi nhằm khai thác ý tưởng mới của từng thành viên./li>

6. Ngôn ngữ hình thể giúp bạn thuyết phục hơn trong việc lắng nghe

  • Thể hiện sự khích lệ, đồng thuận. Trong khi giao tiếp, bạn cũng cần có những hành động thể hiện sự khích lệ để người nói tạo sự hứng khởi khi nói chuyện, cụ thể là: đưa ra các câu hỏi liên quan tới nội dung người nói đã trình bày trước đó, đặt câu hỏi thể hiện suy nghĩ của bản thân về thông tin đã nhận được (Tôi hiểu theo ý này có đúng không? Có phải ý bạn là như thế này không?…)/
  • Bên cạnh việc bạn thể hiện mình đang lắng nghe đối phương bằng cách đặt câu hỏi, bạn còn cần biểu hiện việc mình đang lắng nghe bằng ngôn ngữ hình thể thông qua các biểu cảm như: ngạc nhiên, xúc động…
  • Bằng các hành động như: tư thế ngồi hướng về đối phương, gật đầu khi nghe đối phương nói…/

7. Đưa ra các ý kiến cá nhân của bản thân

  • Kỹ năng lắng nghe tốt không phải là bạn sẽ im lặng suốt cả cuộc hội thoại và nghe đối phương nói. Điều đó sẽ khiến đối phương cảm thấy như đang độc thoại.
  • Do vậy, bên cạnh việc đặt câu hỏi, bạn cần đưa ra các ý kiến cá nhân của mình vào câu chuyện của họ.
  • Ví dụ như “Tôi đồng ý với ý tưởng của bạn dành cho dự án này, tôi nhận thấy sáng kiến đó hay”. Với những lời nhận xét theo kiểu “Tôi hiểu rồi”, “Tôi biết rồi”… hãy dành chúng vào cuối cuộc trò chuyện, bởi chúng chính là dấu hiệu của cuộc trò chuyện kết thúc.
  • Đưa ra ý kiến cá nhân về quan điểm đối phương trình bày là lời khẳng định rằng bạn đã thực sự lắng nghe họ.

Gợi ý những cuốn sách hay về kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp 

Nghệ Thuật Lắng Nghe Trong Giao Tiếp – Dale Carnegie

Tại sao chúng ta thường không kết nối được khi nói chuyện với đồng nghiệp, gia đình hay bạn bè? Bạn có muốn quan điểm của mình được mọi người lắng nghe và thấu hiểu trong mọi mối quan hệ không? Bạn sẽ được giải đáp thắc mắc qua cuốn sách này.

kỹ năng lắng nghe

Dale Carnegie sử dụng các ví dụ rõ ràng và các bài học dễ hiểu để chỉ cho bạn những cách tốt nhất để luyện nghe, ngay cả trong những tình huống khó khăn.

Bạn Có Phải Người Giỏi Lắng Nghe? – Kate Murphy

Trong cuốn sách này, bạn sẽ thấy rằng lắng nghe có nhiều điều hơn là chỉ ngồi yên trong khi những người khác tiến lên phía trước. Lắng nghe không chỉ đơn giản là nghe thấy những gì mọi người nói.

Hơn thế, lắng nghe là chú ý đến cách diễn đạt, ngôn ngữ hình thể của người khác khi nói, họ đang nói điều đó trong bối cảnh nào và liệu câu chuyện của họ có phù hợp với bạn hay không, có khiến ban đồng cảm hay không.

kỹ năng lắng nghe

Cuốn sách này như một món quà nhỏ gửi đến những ai đang bị hiểu lầm và cảm thấy bị hiểu lầm.

Kỹ Năng Lắng Nghe Trong Giao Tiếp – Hikari Noriko

Họ rất khó xây dựng mối quan hệ với gia đình, bạn bè và đồng nghiệp. Với những người đang thiếu kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp thì ngay cả những điều đơn giản (chẳng hạn như mua sắm trong cửa hàng,…) cũng trở nên khó khăn.

Trong cuốn sách này của Noriko Hikari, sẽ chia sẻ về cách thể hiện bản thân khi ở trên cương vị một người biết “lắng nghe”. Cùng với rất nhiều câu chuyện hay và mẹo thú vị, bạn có thể tham khảo áp dụng giúp cuộc trò chuyện của mình trở nên thú vị và hiệu quả hơn, đồng thời giúp bạn xây dựng mối quan hệ tốt hơn với những người xung quanh.

kỹ năng lắng nghe

Trong cuốn sách này của Noriko Hikari, sẽ chia sẻ về cách thể hiện bản thân khi ở trên cương vị một người biết “lắng nghe”

Sức Mạnh Của Tĩnh Lặng – Eckhart Tolle

Stillness Speaks (Sức Mạnh của Tĩnh Lặng) là một tác phẩm về tâm linh ngắn nhưng sâu sắc của tác giả Eckhart Tolle. Đây là một cuốn sách hữu ích và thiết thực cho những ai muốn vượt qua những hoàn cảnh khó khăn và cảm thấy bình yên trong suy nghĩ và tâm hồn.

kỹ năng lắng nghe

Thông qua cuốn sách này, Eckhart Tolle giúp chúng ta khám phá lại bản chất sâu sắc, thuần khiết và chân chính của mình.

Trên đây VietnamWorks đã giúp bạn hiểu hơn về kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp. Hi vọng sau khi đọc xong bài viết này, bạn sẽ áp dụng được những kỹ năng cần thiết, giúp có thêm nhiều bạn bè, đồng nghiệp, khách hàng,.., từ đó phát triển được giá trị của bản thân trong mọi cuộc giao tiếp.

adsads
Bài Viết Liên Quan

Automation test và cách để trở thành một automation test thực thụ

Để trở thành một Automation Tester thành công, chúng ta cần có kiến thức vững chắc về kiểm thử phần mềm, kỹ năng lập trình...

Giải đáp: chỉ số CPI là gì? Nắm bắt cách tính CPI

Chỉ số CPI là thước đo quan trọng trong kinh tế, sử dụng để đo lường sự biến động của mức giá hàng hóa và...

Khám phá 17 phần mềm marketing facebook đỉnh cao miễn phí

Phần mềm marketing Facebook là công cụ hỗ trợ việc quảng bá và quản lý chiến lược tiếp thị trên nền tảng mạng xã hội...

Nắm rõ Cash flow, kỹ thuật dữ báo dòng tiền và cách quản lý hiệu quả

Cash flow là một thuật ngữ mô tả lượng tiền thực tế mà doanh nghiệp hoặc tổ chức nhận được và chi ra trong một...

Segment là gì? Lợi ích và khám phá các loại Segmentation trong Marketing

Segment là công cụ quan trọng trong lĩnh vực marketing để nắm bắt và hiểu rõ hơn về khách hàng của mình. Áp dụng các...

Bài Viết Liên Quan

Automation test và cách để trở thành một automation test thực thụ

Để trở thành một Automation Tester thành công, chúng ta cần có kiến thức vững...

Giải đáp: chỉ số CPI là gì? Nắm bắt cách tính CPI

Chỉ số CPI là thước đo quan trọng trong kinh tế, sử dụng để đo...

Khám phá 17 phần mềm marketing facebook đỉnh cao miễn phí

Phần mềm marketing Facebook là công cụ hỗ trợ việc quảng bá và quản lý...

Nắm rõ Cash flow, kỹ thuật dữ báo dòng tiền và cách quản lý hiệu quả

Cash flow là một thuật ngữ mô tả lượng tiền thực tế mà doanh nghiệp...

Segment là gì? Lợi ích và khám phá các loại Segmentation trong Marketing

Segment là công cụ quan trọng trong lĩnh vực marketing để nắm bắt và hiểu...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers