adsads
1200x900 2
Lượt Xem 1 K

1. Coi trọng số lượng hơn chất lượng

Có nhiều trường hợp doanh nghiệp thiếu hụt nhiều nhân sự và bộ phận tuyển dụng phải nhanh chóng tìm cho đủ người. Áp lực từ đội ngũ quản lý khiến nhà tuyển dụng vội vàng khi lên kế hoạch tuyển dụng để chạy đủ chỉ tiêu công việc. Chính vì thế, chất lượng ứng cử viên không được đảm bảo và khiến ứng viên dù được chọn nhưng cũng không thể trụ lại sau 1, 2 tháng thử việc vì có thể cảm thấy tính chất công việc không phù hợp.

Muốn tuyển dụng hiệu quả, nhà tuyển dụng cần phải lên kế hoạch tuyển dụng kĩ càng hợp lý, đặc biệt chọn chính là kênh đăng tin tuyển dụng phù hợp với tính chất công việc để tiếp cận rõ ràng với nhiều ứng viên tiềm năng phù hợp hơn. 

2. Phỏng vấn thiếu chuyên nghiệp

Phỏng vấn chính là bước vô cùng quan trọng giúp nhà tuyển dụng có thể hiểu rõ hơn về ứng viên ứng tuyển và xác định được họ có phù hợp với công việc này hay không. Tuy nhiên, rất nhiều nhà tuyển dụng chưa đầu tư và chuẩn bị kĩ năng kĩ càng vào quy trình này. Nhiều trường hợp ứng viên đã từng đến những công ty chỉ phỏng vấn qua loa, dùng những câu hỏi mô tuýp chung chung không liên quan sâu tới công việc hay người phỏng vấn không có nhiều kiến thức chuyên ngành.

Để khắc phục những điều này, nhà tuyển dụng cần đưa ra bộ câu hỏi phỏng vấn toàn diện, chi tiết liên quan đến tính chất công việc. Phỏng vấn chính là lúc ứng viên và nhà tuyển dụng đều có thể tương tác tìm hiểu với nhau. Những câu hỏi chuẩn bị sẵn giúp nhà tuyển dụng chủ động khai thác sâu hơn về năng lực ứng viên chính xác hơn.

3. Mô tả công việc không rõ ràng

Mô tả công việc là điều quan trọng của nhà tuyển dụng để truyền tải thông tin vị trí công việc để ứng viên có thể hiểu được nhiệm vụ, yêu cầu của công việc đó cần gì. Tuy nhiên, nhà tuyển dụng hay mắc sai lầm vào việc mô tả công việc chung chung, không rõ ràng cho các vị trí, mức lương hay chế độ đãi ngộ kém, trình bày không khoa học,… đều khiến ứng viên bỏ qua, không muốn ứng tuyển.

Do đó, nhà tuyển dụng nên làm việc với các phòng ban tuyển dụng liên quan, đưa ra nội dung chi tiết, cụ thể liên quan đến công việc cụ thể. Đặc biệt là bạn cần làm rõ các thông tin về năng lực ứng viên, lương thưởng cũng như mô tả công việc rõ ràng, chuyên nghiệp để thu hút ứng viên.

4. Không rõ phương pháp đánh giá

Các bài kiểm tra đánh giá năng lực, thái độ làm việc và khả năng xử lý tình huống sẽ mang đến nhiều lợi ích hơn việc chỉ trao đổi chung và thiếu trọng tâm. Nếu không dùng phương pháp đánh giá chi tiết và toàn diện với ứng viên, nhà tuyển dụng dễ đưa ra những quyết định một cách chủ quan, dựa trên cảm giác cũng như ấn tượng. Đa số nhà tuyển dụng tuyển ứng viên dựa vào ấn tượng và trực giác ban đầu mà không kiểm tra năng lực ứng viên. Sau này khi làm việc sẽ dễ xảy ra tình trạng không đáp ứng nhu cầu, không phù hợp với vị trí và môi trường công ty.

Vì thế ngoài việc phỏng vấn, nhà tuyển dụng nên kết hợp các bài đánh giá năng lực cá nhân để kiểm tra về kỹ năng mềm, trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, cách xử lý tình huống… để xem ứng viên có đáp ứng và phù hợp với công việc này hay không.

Nếu tuyển dụng không đúng người, đúng việc sẽ vô cùng tốn kém chi phí và có thể gây tổn thất cho doanh nghiệp. Qua bài viết, khi đã hiểu ra các lý do khiến doanh nghiệp tuyển dụng sai người thì nhà tuyển dụng nên khắc phục kịp thời sẽ giúp quy trình tuyển dụng ứng viên đạt được hiệu quả cao hơn, tìm kiếm được nhiều nhân tài cho công ty phát triển bền vững.

Xem thêm: Tìm người phù hợp văn hóa công ty, tưởng dễ mà khó

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một thước đo quan trọng đánh giá khả năng của con...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm việc căng thẳng, vai trò của người lãnh đạo càng...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức nào, và việc có một quy trình tuyển...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ làm việc hiệu quả giữa sếp và nhân viên....

Top 6 chỉ số quan trọng để đánh giá quy trình tuyển dụng

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc sở hữu một quy trình tuyển dụng hiệu quả đóng vai trò vô cùng quan trọng trong...

Bài Viết Liên Quan

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan...

Top 6 chỉ số quan trọng để đánh giá quy trình tuyển dụng

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc sở hữu một quy trình tuyển dụng...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers