adsads
Shutterstock 534602335
Lượt Xem 49 K

Tuy nhiên, để nhà tuyển dụng ưng ý và quẹt phải, CV của bạn phải thật ấn tượng và thu hút. Nhưng nếu là sinh viên mới ra trường, chưa có một chút nào kinh nghiệm thì viết CV thế nào? Hãy cùng đọc bài viết dưới đây của chúng tôi để biết cách viết CV cho sinh viên mới ra trường và tham khảo một số mẫu CV đơn giản nhưng đầy chuyên nghiệp nhé!

CV cho sinh viên mới ra trường cần thông tin gì?

Một bản CV đơn giản cho sinh viên mới ra trường dùng để nộp hồ sơ xin việc sẽ bao gồm các thông tin sau:

  • Thông tin cá nhân
  • Giới thiệu bản thân/Mục tiêu nghề nghiệp/Tóm tắt sự nghiệp
  • Trình độ học vấn
  • Kỹ năng
  • Kinh nghiệm làm việc (bao gồm công việc part-time, thực tập, hỗ trợ gia đình, v.v, nếu chưa có bạn có thể thay thế bằng Hoạt động ngoại khóa)
  • Hoạt động ngoại khóa (không bắt buộc)

Sinh viên mới tốt nghiệp cần lưu ý gì khi viết CV?

Với những ứng viên chưa đảm nhiệm vị trí công việc tương đương hoặc chỉ có rất ít kinh nghiệm làm việc liên quan thì phần Kinh nghiệm làm việc chắc chắn là phần khó khăn nhất trong CV. Thậm chí có không ít ứng viên phạm sai lầm vì họ không biết cách nói về các kỹ năng liên quan hay kiến thức được học để khiến nhà tuyển dụng cân nhắc lựa chọn.

Bạn hãy nhớ rằng để thể hiện bản thân phù hợp với công việc bạn ứng tuyển, hãy cho nhà tuyển dụng thấy bạn đáp ứng được các yêu cầu họ đưa ra. Ví dụ như bạn đang muốn ứng tuyển cho vị trí Marketing nhưng lại chưa từng thực tập cho vị trí này nhưng bù lại bạn có những kỹ năng liên quan như giao tiếp hay tiếp thị nhờ vào công việc part-time hay hoạt động cho câu lạc bộ khi còn là sinh viên, bạn hoàn toàn có thể nói về kỹ năng này và kinh nghiệm bạn có được.

Ngoài ra, sinh viên chưa có nhiều kinh nghiệm viết CV cần lưu ý các điểm sau để tạo CV xin việc tốt hơn:

  • Sắp xếp thời gian theo thứ tự
  • Kiểm tra lỗi chính tả
  • Chọn font chữ đơn giản và dễ đọc
  • CV xin việc chỉ nên dài từ 1 đến 2 trang
  • Sử dụng số liệu để CV ấn tượng hơn với nhà tuyển dụng, nó thể hiện sự khoa học, chính xác và có căn cứ.
  • Chọn các kỹ năng quan trọng nhất, tránh liệt kê dài dòng các kỹ năng không liên quan tới công việc ứng tuyển

Hướng dẫn cách viết CV cho sinh viên mới ra trường

Thông tin cá nhân

Thông tin cá nhân trong CV cho sinh viên mới ra trường bao gồm các thông tin như: họ tên, ngày tháng năm sinh, số điện thoại, địa chỉ liên lạc. Các thông tin này cần đẩy đủ, chính xác để nhà tuyển dụng dễ dàng liên hệ với ứng viên khi đạt yêu cầu.

Nên:

  • Địa chỉ email cần nghiêm túc, rõ ràng. Email cung cấp là email phải dùng thường xuyên.
  • Chèn ảnh CV phù hợp với vị trí ứng tuyển, nhìn thấy khuôn mặt trực diện.

Không nên:

  • Dùng email thiếu nghiêm túc. Ví dụ: tinhyeutolon@gmail.com
  • Ảnh chỉ nhìn thấy khuôn mặt hoặc ảnh quay lưng.

Mục tiêu nghề nghiệp

Mục tiêu nghề nghiệp (ngắn hạn và dài hạn) là phần giới thiệu của ứng viên về những định hướng, mong muốn của bản thân ứng viên trên con đường phát triển sự nghiệp. Nội dung phần này sẽ cho thấy thái độ nghiêm túc và tính chuyên nghiệp của ứng viên. Và các nhà tuyển dụng cũng thường đánh giá cao những ứng viên biết lên kế hoạch và có mục tiêu rõ ràng cho sự nghiệp của mình trong tương lai.

Nên:

  • Đề cập đến vị trí mong muốn được trúng tuyển hoặc công ty ứng tuyển.
  • Nên chia thành 2 phần: mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn. Thông thường, thành thạo công việc hay học thêm một kỹ năng nào đó là mục tiêu ngắn hạn. Còn thăng tiến lên vị trí cao hơn trong một khoảng thời gian nhất định là mục tiêu dài hạn.
  • Đảm bảo các mục tiêu đề cập trong CV xin việc đều hướng đến lợi ích chung cho công ty như: tăng doanh số, mở rộng tệp khách hàng…
  • Trình bày một cách ngắn gọn, súc tích và không dài dòng
  • Viết những điều trung thực

Không nên:

  • Viết mục tiêu chung chung như làm việc trong môi trường năng động, chuyên nghiệp hoặc có thể học hỏi được nhiều điều mới…
  • Sao chép mục tiêu nghề nghiệp của người khác thành mục tiêu nghề nghiệp của bản thân.

Kỹ năng

Kỹ năng là yếu tố quan trọng quyết định một phần liệu ứng viên có phù hợp với vị trí đang tuyển dụng hay không. Vì thế, các nhà tuyển dụng thường quan tâm đến phần này trong CV xin việc của ứng viên, đặc biệt là các ứng viên vừa ra trường chưa có kinh nghiệm làm việc. Vì thế, bạn cần thật lưu ý khi trình bày phần kỹ năng trong CV cho sinh viên mới ra trường.

Nên:

  • Nêu các kỹ năng có liên quan nhất đến vị trí đang ứng tuyển.

Không nên:

  • Nêu thông tin không chính xác, những kỹ năng không có.

Kinh nghiệm làm việc

Đối với những bạn sinh viên mới tốt nghiệp, phần kinh nghiệm làm việc trong CV có thể liệt kê những công việc như: tham gia các hoạt động tình nguyện cộng đồng, các phong trào ngoại khóa đã tham gia, các công việc part time đã từng làm lúc còn là sinh viên,…

Nên:

Liệt kê việc làm theo thứ tự thời gian, công việc làm gần đây nhất nêu lên trước các công việc trước đó.

Không nên:

  • Thêm vào quá chi tiết những công việc nhỏ nhặt như (in tờ rơi, pha trà, ….).
  • Mô tả dài dòng mà không phân chia ý.

Trình độ học vấn

Đối với sinh viên mới tốt nghiệp chưa có nhiều kinh nghiệm nên điểm nhấn mạnh trong CV xin việc sẽ là trình độ học vấn. Ở phần này, bạn cần trình bày tóm tắt ngắn gọn về quá trình học tập của bản thân bao gồm: thời điểm nhập học, tốt nghiệp, tên trường, chuyên ngành học. Bên cạnh đó, bạn có thể bổ sung thông tin về điểm số trung bình toàn khóa.

Nên:

  • Xếp loại tốt nghiệp
  • Đề án, nghiên cứu khoa học từng thực hiện hoặc có tham gia nếu có…(tốt nhất là có liên quan đến vị trí ứng tuyển).
  • Một số khoá học nâng cao kỹ năng, đào tạo kiến thức chuyên môn (nếu có).

Không nên:

  • Đưa thành tích và quá trình học tập từ cấp 1, cấp 2, cấp 3 vào

Người tham chiếu

Khi trình bày thông tin của người tham chiếu trong CV xin việc các bạn hãy liệt kê đầy đủ như sau: Họ tên của người tham chiếu, tên công ty mà họ đang làm việc, chức vụ/vị trí mà họ đang đảm nhiệm, số điện thoại liên hệ/email. Việc cung cấp đầy đủ thông tin của người tham chiếu sẽ giúp nhà tuyển dụng dễ dàng liên hệ với họ để xác minh lại các thông tin mà bạn đã khai trong cv xin việc.

Nên:

  • Nhờ những người có uy tín, học vị cao xác nhận thông tin giúp bạn.
  • Nêu đầy đủ thông tin người tham chiếu bao gồm: họ tên, chức vụ, email, số điện thoại.

Không nên:

  • Nêu thông tin không chính xác về người tham chiếu.

Cách viết CV ấn tượng với nhà tuyển dụng

Tìm hiểu, nghiên cứu kỹ về công ty ứng tuyển

Việc đầu tiên bạn cần làm trước khi viết CV xin việc là tìm hiểu và nắm bắt các thông tin quan trọng về nhà tuyển dụng. Các thông tin cần nắm đó là: văn hóa doanh nghiệp, con người, tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi, hình thức và quy mô hoạt động, các loại hình dịch vụ và sản phẩm, cách thức vận hành, các thành viên quan trọng chủ chốt,…

Việc trang bị cho bản thân đầy đủ các thông tin về nhà tuyển dụng càng mang lại lợi thế cạnh tranh cho bạn so với các đối thủ nặng ký khác ngay từ vòng xét duyệt hồ sơ xin việc. Bởi lẽ, dựa trên sự hiểu biết về nhà tuyển dụng bạn sẽ trình bày được phần mục tiêu ngắn hạn và dài hạn phù hợp, sát sao với hoạt động kinh doanh của họ. Qua đó, CV cho sinh viên mới ra trường của bạn sẽ dễ dàng lọt vào mắt xanh của nhà tuyển dụng hơn.

Tham khảo bản mô tả công việc

Nội dung trong bản mô tả công việc (Job Description – JD) rất quan trọng, là yếu tố giúp bạn có thể chỉnh sửa CV của mình phù hợp với văn hoá của nhà tuyển dụng cũng như đáp ứng được yêu cầu tiên quyết của họ trong vòng xét duyệt CV. Khi đọc JD của nhà tuyển dụng, bạn cần nắm được một số thông tin sau: kỹ năng cần có, kinh nghiệm, lợi thế, và cả sự ưu tiên dành cho ứng viên. 

Viết CV phù hợp với bản mô tả công việc

Sau khi nắm rõ các thông tin có trong Job Description, bạn sẽ xây dựng nên một chiếc CV phù hợp, đáp ứng đầy đủ các yếu tố mà nhà tuyển dụng đang cần. Nhờ đó, CV xin việc của bạn sẽ trở nên nổi bật và gây ấn tượng hơn với nhà tuyển dụng giữa hàng trăm ứng viên khác.

Tham khảo một số mẫu CV xin việc cho sinh viên mới ra trường

Mẫu CV đơn giản bằng tiếng Anh

>>Xem thêm: Các mẫu CV ấn tượng khác

Hướng dẫn tạo CV đơn giản ấn tượng với VietnamWorks

Vì sao nên tạo CV bằng VietnamWorks?

Hiện nay, có nhiều công cụ để bạn tạo cho mình một CV xin việc ấn tượng và chuyên nghiệp. Trong đó, WowCV của VietnamWorks là công cụ được nhiều người yêu thích sử dụng. Tại sao nên tạo CV cho sinh viên mới ra trường bằng VietnamWorks? Cùng đến phần tiếp theo để tìm câu trả lời nhé!

  • Dễ dàng và nhanh chóng: Bạn chỉ cần đăng ký tài khoản trên VietnamWorks, sau đó sử dụng tính năng tạo CV Online  WowCV  là đã có thể tạo được cho mình một CV chuyên nghiệp và hấp dẫn chỉ trong vài phút.
  • Nhiều mẫu CV đẹp và chuyên nghiệp: WowCV  cung cấp cho bạn nhiều mẫu CV đẹp và chuyên nghiệp để có thể tùy chỉnh và sử dụng.
  • Dễ dàng quản lý và cập nhật: Bạn có thể dễ dàng quản lý và cập nhật các thông tin trên CV của mình tại WowCV bất cứ lúc nào. Nhờ đó, CV của bạn luôn được cập nhật những thông tin mới nhất.
  • Đăng ký tìm việc dễ dàng: Khi tạo CV trên WowCV, bạn có thể đăng ký tìm việc và ứng tuyển vào các vị trí phù hợp với kỹ năng và kinh nghiệm của mình. Trên VietnamWorks có hàng trăm tin tuyển dụng mỗi ngày để bạn nhanh chóng chạm tay vào công việc mơ ước.
  • Tăng cơ hội tìm việc: Các mẫu CV chuyên nghiệp và hấp dẫn trên WowCV sẽ giúp hồ sơ xin việc của bạn bạn nổi bật hơn trong mắt nhà tuyển dụng. Nhờ đó, cơ hội tìm được công việc mơ ước rộng mở hơn.

Các bước tạo CV bằng VietnamWorks

WowCV là một tính năng tạo CV online miễn phí của VietnamWorks được nhiều bạn trẻ lựa chọn, phong cách của nó phù hợp với những bạn vừa mới tốt nghiệp ra trường. Chỉ với vài bước đơn giản, nhanh gọn là bạn đã có một mẫu CV chuẩn để apply.

Bước 1: Truy cập vào WowCV tại WowCV.vietnamworks.com  

Bước 2: Chọn mẫu CV phù hợp 

Trên WowCV có rất nhiều mẫu thiết kế đẹp và chuyên nghiệp. Bạn có thể lựa chọn một mẫu CV bạn cảm thấy phù hợp và ưng ý nhất. 

Bước 3: Cập nhật thông tin chi tiết 

Có 2 cách để cập nhật thông tin chi tiết, đó là: 

  • Cập nhật thông tin thủ công: cung cấp những thông tin đề xuất từ WowCV bằng cách nhập vào khung thông tin của WowCV.
  • Đồng bộ thông tin từ hồ sơ trực tuyến tại VietnamWorks: Sau khi đăng nhập vào tài khoản bạn chỉ cần nhấp vào nút TỰ ĐỘNG ĐIỀN, mọi thông tin trên hồ sơ trực tuyến của bạn trên VietnamWorks sẽ được đồng bộ với WowCV. 

Bước 4: Xem trước và tùy chỉnh CV. Bước này các bạn nên xem trước có thể tùy chỉnh màu sắc, mẫu CV, ngôn ngữ, thông tin cho phù hợp với nhu cầu của bản thân. 

Bước 5: Tải về hoặc lưu lại CV cho sinh viên mới ra trường. Sau khi hoàn thành bạn hãy lưu ngay CV vào hồ sơ trực tuyến trên VietnamWorks hoặc tải xuống miễn phí dưới dạng bản PDF.

Việc viết CV cho sinh viên mới ra trường cần có sự cẩn thận, thể hiện mức độ quyết tâm theo đuổi nghề nghiệp và đam mê của bạn. Và CV cũng là yếu tố quyết định khả năng bạn trúng tuyển hoặc trượt khỏi tay cơ hội việc làm trong mơ đấy! Vì thế, hãy tham khảo bí quyết cùng những lưu ý trên đây để có bản CV chuẩn, chỉnh và chuyên nghiệp nhé!

Xem thêm: Học cách đối đãi với nhân viên như “thượng đế” từ tập đoàn Hilton

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Những vấn đề "nhạy cảm" nào bạn hoàn toàn có quyền từ chối trả lời trong lúc phỏng vấn

Trước khi bước vào bất kỳ cuộc phỏng vấn nào, mỗi người đều có quyền và nên được tôn trọng quyền riêng tư của mình....

Bị nhà tuyển dụng "bắt bài" điểm yếu trong lúc phỏng vấn và cách xử lý

Câu hỏi về điểm yếu luôn nằm trong top những câu hỏi thường gặp nhất trong vòng phỏng vấn. Đây không chỉ là câu hỏi...

Lỡ deal lương "hớ" với nhà tuyển dụng, phải xử lý thế nào?

Deal lương với nhà tuyển dụng trong vòng phỏng vấn đòi hỏi ứng viên cần phải có sự chuẩn bị, tìm hiểu kỹ lưỡng và...

Tra cứu mức lương hiện tại, tham khảo ngay báo cáo lương của VietnamWorks

Để tăng tính hiệu quả khi “deal” lương với nhà tuyển dụng, ứng viên cần phải đảm bảo nắm rõ mức lương chung của thị...

Hướng dẫn sử dụng tính năng tạo thông báo việc làm để không bỏ lỡ bất kỳ cơ hội nào

Dù các nền tảng tìm việc đang phát triển ngày càng nhiều nhưng ứng viên vẫn đang vất vả tìm kiếm công việc mong muốn,...

Bài Viết Liên Quan

Những vấn đề "nhạy cảm" nào bạn hoàn toàn có quyền từ chối trả lời trong lúc phỏng vấn

Trước khi bước vào bất kỳ cuộc phỏng vấn nào, mỗi người đều có quyền...

Bị nhà tuyển dụng "bắt bài" điểm yếu trong lúc phỏng vấn và cách xử lý

Câu hỏi về điểm yếu luôn nằm trong top những câu hỏi thường gặp nhất...

Lỡ deal lương "hớ" với nhà tuyển dụng, phải xử lý thế nào?

Deal lương với nhà tuyển dụng trong vòng phỏng vấn đòi hỏi ứng viên cần...

Tra cứu mức lương hiện tại, tham khảo ngay báo cáo lương của VietnamWorks

Để tăng tính hiệu quả khi “deal” lương với nhà tuyển dụng, ứng viên cần...

Hướng dẫn sử dụng tính năng tạo thông báo việc làm để không bỏ lỡ bất kỳ cơ hội nào

Dù các nền tảng tìm việc đang phát triển ngày càng nhiều nhưng ứng viên...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers