adsads
Thiết kế không tên 7
Lượt Xem 17 K

Trong các buổi phỏng vấn xin việc, hầu như đa số ứng viên đều dễ dàng đồng ý với mức lương đề nghị từ công ty tuyển dụng được đưa ra mà không đủ tự tin để có thể thương lượng một mức lương cao hơn dù bản thân hoàn toàn xứng đáng. Vậy tại sao bạn không thử đàm phán với nhà tuyển dụng để có mức lương cao hơn nhỉ? Hãy nằm lòng những nguyên tắc sau trước khi bắt đầu nhé!

3 điều nên

Giữ thái độ bình tĩnh và hòa nhã

Khi nói chuyện với nhà tuyển dụng, bạn nên thể hiện sao cho đối phương cảm thấy mình là một người điềm đạm, chín chắn. Đừng ngại đưa ra yêu cầu tăng lương hay được hưởng những đãi ngộ, trợ cấp, bạn nên trình bày rõ ràng và mạch lạc mong muốn của mình để có được phúc lợi tốt nhất. Hãy tin tưởng vào năng lực của bản thân! Sự tự tin sẽ khiến các nhà tuyển dụng trở nên an tâm và thêm tin tưởng vào khả năng của bạn. Tăng mức lương cao hơn đồng nghĩa với việc nhân viên phải có trách nhiệm hơn với công việc của mình, điều đó sẽ giúp đôi bên cùng có lợi chứ không riêng gì bạn cả.

Nghiên cứu và tìm hiểu thị trường

Andrea St. James, giám đốc Trung tâm phát triển nghề nghiệp tại Đại học Western New England khuyên rằng:“Bạn nên tìm hiểu xem mức lương khởi điểm của việc làm này là bao nhiêu, cụ thể hơn là ở vị trí bạn đang ứng tuyển và những kinh nghiệm bạn đã có. Nếu bạn là lính mới và chưa có nhiều kinh nghiệm, đừng dại gì mà đưa ra một con số quá cao và không hợp lý.”

Muốn xin sếp tăng lương? Nắm rõ những điều nên và không nên thì đảm bảo tỷ lệ thành công lên đến 90%

Tính số tiền lương thực tế bạn nhận được

Nên nhớ, ngoài lương cơ bản thì bạn còn phải đóng đủ loại thuế phí như bảo hiểm, tiền gửi xe, phí di chuyển… Bạn nên giải thích với nhà tuyển dụng rằng sau khi trừ đi những khoản phí đó, tiền lương thực sự không đáp ứng đủ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày cũng như tiết kiệm cho mục tiêu lâu dài của bạn.

Xem thêm: Bí quyết deal lương khéo léo giúp bạn có được thu nhập như mong muốn

2 điều không nên

Đưa ra ngay một con số cụ thể

Đòn phủ đầu này sẽ gây bất lợi cho chính bạn, khiến bạn mất đi cơ hội đàm phán với sếp để tăng mức lương của mình lên. Thay vào đó, hãy hỏi xem sếp nghĩ mức lương trả cho bạn bao nhiêu là hợp lý? Sau đó căn cứ vào đó và bắt đầu thương lượng để đạt được thỏa thuận mà đôi bên đều cảm thấy hài lòng.

Xem ngay các Video Tiktok của VietnamWorks để có thêm kinh nghiệm trong hành trình phát triển sự nghiệp.

@vietnamworks_official Đây sẽ là những kỹ năng cần thiết cần trau dồi trong quá trình tìm kiếm công việc mới #inspire #career #vietnamworks #learnontiktok ♬ nhạc nền – VietnamWorks

Chấp nhận ngay lời đề nghị

Nếu chưa chắc chắn về quyết định của mình, bạn hoàn toàn có thể nhẹ nhàng cảm ơn họ và hẹn lại thời gian sẽ trả lời (miễn là không quá 24h). Chỉ cần đảm bảo rằng sẽ phản hồi đúng giờ, bạn chắc chắn sẽ không mất đi cơ hội của mình đâu. Dù sao cẩn trọng vẫn tốt hơn! Vội vàng, hấp tấp mà đưa ra quyết định sai lầm thì hối hận không cũng kịp nữa rồi.

 

— HR Insider/ Theo cafebiz —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Những kiểu đồng nghiệp là diễn viên giỏi trong vở kịch năng suất

Nếu ví văn phòng là khán đài, Sếp là khán giả thì có rất nhiều kiểu đồng nghiệp sẽ trở thành “diễn viên giỏi” tham...

Quay lại tìm việc "văn phòng" sau khi khởi nghiệp thất bại cần lưu ý những gì?

Tôi nay 27 tuổi, vừa khởi nghiệp thất bại với ước mơ làm ông chủ nhỏ quán café vintage của mình. Sau gần cả tháng...

Quiet Managing: Phong cách quản lý thầm lặng sẽ giúp kháng stress của nhân viên như thế nào?

So với các phong cách quản lý truyền thống từ xưa đến nay, nhiều nhân sự trẻ hiện nay cho biết người sếp có phong...

Kỹ năng “nhỏ mà có võ” giúp gắn kết với sếp: Văn hoá phản hồi trong công việc

Việc phản hồi tin nhắn, email hoặc cuộc gọi từ đồng nghiệp hay cấp trên cũng là một dạng kỹ năng giao tiếp mà nhiều...

Khi đồng nghiệp thân thiết không còn làm cùng bạn, cảm giác lúc đó sẽ ra sao?

Đồng nghiệp thân thiết là một trong số ít động lực tinh thần to lớn giúp bạn vui vẻ làm việc ở công ty mỗi...

Bài Viết Liên Quan

Những kiểu đồng nghiệp là diễn viên giỏi trong vở kịch năng suất

Nếu ví văn phòng là khán đài, Sếp là khán giả thì có rất nhiều...

Quay lại tìm việc "văn phòng" sau khi khởi nghiệp thất bại cần lưu ý những gì?

Tôi nay 27 tuổi, vừa khởi nghiệp thất bại với ước mơ làm ông chủ...

Quiet Managing: Phong cách quản lý thầm lặng sẽ giúp kháng stress của nhân viên như thế nào?

So với các phong cách quản lý truyền thống từ xưa đến nay, nhiều nhân...

Kỹ năng “nhỏ mà có võ” giúp gắn kết với sếp: Văn hoá phản hồi trong công việc

Việc phản hồi tin nhắn, email hoặc cuộc gọi từ đồng nghiệp hay cấp trên...

Khi đồng nghiệp thân thiết không còn làm cùng bạn, cảm giác lúc đó sẽ ra sao?

Đồng nghiệp thân thiết là một trong số ít động lực tinh thần to lớn...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers