adsads
ngành công nghệ sinh học
Lượt Xem 508

Ngành Công Nghệ Sinh Học Là Gì? 

Ngành công nghệ sinh học (tiếng Anh là Biotechnology) được biết đến là một lĩnh vực công nghệ cao dựa trên nền tảng khoa học về sự sống với sự kết hợp giữa quy trình nghiên cứu và các thiết bị kỹ thuật, nhằm tạo ra những quy mô công nghệ khai thác các hoạt động sống của vi sinh vật, tế bào thực vật và động vật.

Hiểu theo nghĩa hẹp thì công nghệ sinh học có liên quan đến những kỹ thuật hiện đại như công nghệ di truyền, các kỹ thuật cao cấp như cố định enzyme, tạo dòng vi khuẩn tổng hợp protein,… Mục tiêu của ngành chính là sản xuất ở quy mô công nghiệp các sản phẩm sinh học có chất lượng cao, nhằm phục vụ cho nhu cầu và những lợi ích của con người. Đồng thời, phát triển kinh tế – xã hội và các sản phẩm thân thiện với môi trường, giúp giảm nguy cơ ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng hiện nay.

Ngành công nghệ sinh học (tiếng Anh là Biotechnology)

Ngành công nghệ sinh học (tiếng Anh là Biotechnology)

Học Ngành Công Nghệ Sinh Học Ra Trường Làm Gì ? 

Nghiên Cứu Viên 

Học ngành công nghệ sinh học sau khi ra trường bạn có thể làm nghiên cứu viên tại các đơn vị nghiên cứu uy tín trong lĩnh vực này như: Viện Sinh học Nông nghiệp, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Viện Công nghệ Sinh học và nghiên cứu hệ gen, Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện Di truyền nông nghiệp, Viện Nghiên cứu Ngô,… 

Nghiên Cứu Viên 

Nghiên Cứu Viên

Giảng Viên Tại Các Trường Đại Học, Cao Đẳng 

Sau khi tốt nghiệp, nhiều bạn trẻ có thể được giữ lại trường để có thể trở thành giảng viên trong lĩnh vực công nghệ sinh học tại các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học,… Là giảng viên thì sẽ có cơ hội làm việc với các nhóm nghiên cứu mạnh trong trường và thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ trong và ngoài nước.

Giảng viên tại các trường đại học và cao đẳng

Giảng viên tại các trường đại học và cao đẳng

Kỹ Thuật Viên Xét Nghiệm – Kỹ Thuật Viên Phòng Thí Nghiệm 

Sinh viên ra trường cũng có thể xin làm kỹ thuật viên phòng thí nghiệm phân tích, phòng kiểm nghiệm, phòng KCS,… tại các trung tâm kiểm nghiệm, công ty sản xuất dược và thực phẩm chức năng, công ty sản xuất sản phẩm công nghệ sinh học, các trung tâm xét nghiệm ADN huyết thống tư nhân,…

Kỹ thuật viên xét nghiệm

Kỹ thuật viên xét nghiệm

Chuyên Viên Quản Lý Khoa Học Và Công Nghệ

Trở thành chuyên viên quản lý khoa học và công nghệ là lựa chọn của nhiều người học ngành công nghệ sinh học. Do đặc thù của cơ quan quản lý khoa học nên mỗi Bộ, cơ quan ngang Bộ, trực thuộc Bộ sẽ có những tiêu chí riêng về trình độ bằng cấp đào tạo. Ngoài yêu cầu về chuyên môn thì những chuyên viên quản lý cần được bồi dưỡng thường xuyên về kỹ năng liên quan đến quản lý nhà nước như quản trị dự án, quản trị thông tin,… 

Chuyên viên quản lý khoa học

Chuyên viên quản lý khoa học

Giáo Viên Sinh Học 

Nhiều bạn sinh viên sau khi ra trường đã lựa chọn về địa phương làm giáo viên dạy môn Sinh học tại các trường phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên. Đây chính là lựa chọn hợp lý với các bạn muốn có một môi trường làm việc sư phạm nhưng không yêu cầu nhiều về việc nghiên cứu khoa học chuyên sâu. 

Kinh Doanh Hóa Chất Và Thiết Bị Công Nghệ Sinh Học

Trong xu hướng phát triển những năm gần đầy, các công ty nhập khẩu và phân phối hóa chất, thiết bị khoa học công nghệ đã tập trung nhiều vào mảnh R&D và dịch vụ sau bán hàng. Vì thế, họ rất cần những nhân viên bán hàng và có sự am hiểu sâu sắc về công nghệ của thiết bị cung cấp và những chuyên gia kỹ thuật có khả năng đảm nhận các dịch vụ chăm sóc kỹ thuật sau bán hàng. 

Kinh doanh hóa chất

Kinh doanh hóa chất

Xem thêm: Ngành Công Nghệ Thực Phẩm Là Gì? Học Gì Và Thi Khối Nào?

Những cơ hội đối với ngành công nghệ sinh học 

Hiện nay, các nước trên thế giới đang đua nhau đẩy mạnh sự phát triển của ngành kinh tế – kỹ thuật. Đây cũng trở thành thời kỳ của ngành công nghệ sinh học. Tại Việt Nam, ngành công nghệ sinh học cũng nằm trong chiến lược phát triển khoa học công nghệ từ nay cho đến năm 2030 và ứng dụng vào các lĩnh vực như y dược, nông – lâm – ngư nghiệp, công nghiệp chế biến và bảo vệ môi trường

Trong đó, chúng ta đang đặc biệt chú trọng đến việc ứng dụng công nghệ sinh học trong chăm sóc sức khỏe như: Chẩn đoán, điều trị các bệnh nguy hiểm, bệnh mới, ứng dụng công nghệ tế bào gốc; Sản xuất vắc-xin và dược phẩm; Tạo ra các sản phẩm sinh học nhằm phục vụ trong chế biến thực phẩm, chăn nuôi; Tạo các giống cây trồng, vật nuôi, thuỷ hải sản có năng suất, chất lượng và giá trị cao,…

Những Tố Chất Phù Hợp Với Ngành Công Nghệ Sinh Học 

Có Đam Mê Với Khoa Học Công Nghệ 

Là một ngành thiên về nghiên cứu, cần đầu tư rất nhiều về thời gian đồng thời cần đến sự nhẫn nại rất lớn. Chính vì vậy, những ai thực sự có niềm đam mê với khoa học công nghệ thì mới có đủ kiên nhẫn để theo đuổi công việc và mang lại kết quả tốt trong quá trình học tập và làm việc.

Học Tốt Các Môn Tự Nhiên 

Những kiến thức này bạn nắm chắc thì mới có thể tạo nền tảng vững vàng cho bạn tiếp thu thêm các kiến thức chuyên sâu hơn về ngành. Từ đó, mang lại kết quả tốt trong quá trình học tập và làm việc. 

Tư Duy Logic 

Tư duy tốt sẽ mang đến cho bạn sự nhanh nhạy và làm rõ các vấn đề một cách tốt và hợp lý nhất. Đây cũng là một trong những tố chất quan trọng hỗ trợ cho bạn rất nhiều trong quá trình học tập và làm việc của mình. 

Tỉ Mỉ, Cẩn Thận 

Đây chính là những tố chất quan trọng cho những bạn muốn gắn bó lâu dài với ngành này. Do đặc thù công việc phải thường xuyên thực hành trong phòng thí nghiệm, tham gia vào quy trình công nghệ sản xuất, chế biến với những chi tiết nhỏ hay trải qua quy trình công nghệ sản xuất, chế biến với những chi tiết nhỏ hay trải qua quá trình nghiêm ngặt nên bạn cần phải cẩn thận và chi tiết. 

Kỹ Năng Mềm 

Bên cạnh đó, bạn cần trau dồi các kỹ năng mềm như: giao tiếp, biết cách thu thập và tra cứu thông tin, có tư duy kinh doanh, khởi nghiệp,… Những kỹ năng này sẽ giúp và hỗ trợ bạn trong công việc cũng như mang lại thành công cho bạn trong tương lai.

Khả Năng Ngoại Ngữ 

Ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh trong thời đại hiện nay có vai trò rất quan trọng. Sở hữu ngoại ngữ sẽ giúp bạn có thể giao tiếp, học hỏi cũng như có nhiều cơ hội học tập hơn không chỉ trong mà cả ngoài nước. 

Tìm Việc Ngành Công Nghệ Sinh Học Ở Đâu? 

Thế kỷ 21 được gọi là thế kỉ của công nghệ sinh học khi mà những nước trên thế giới đua nhau đẩy mạnh phát triển kinh tế – kỹ thuật mũi nhọn. Tại Việt Nam, ngành công nghệ sinh học cũng nằm trong chiến lược phát triển khoa học công nghệ từ nay cho đến 2030, nhằm ứng dụng vào các lĩnh vực như: y dược, nông – lâm – ngư nghiệp, công nghiệp chế biến và bảo vệ môi trường,… Việc đẩy mạnh ngành công nghệ sinh học cũng đã mang lại nhiều cơ hội việc làm cho các cử nhân khi ra trường. 

Để tìm kiếm việc làm ngành công nghệ sinh học một cách nhanh chóng và hiệu quả, bạn có thể truy cập các trang web tuyển dụng uy tín hiện nay. Một trong số đó chính là web tuyển dụng uy tín VietnamWorks. Là website được nhiều người đánh giá cao vì mang lại nhiều cơ hội việc làm cho các ứng viên hiện nay, phù hợp với mọi đối tượng đã có kinh nghiệm và chưa có kinh nghiệm. Tại đây cho phép ứng viên tìm việc hoàn toàn miễn phí với đa lĩnh vực, ngành nghề. Các thông tin tuyển dụng trên toàn quốc được cập nhật nhanh chóng, chính xác, giúp bạn dễ dàng tìm kiếm vị trí việc làm mình mong muốn với mức lương cực hấp dẫn. 

Như vậy, bạn đã có thể hiểu rõ hơn về ngành công nghệ sinh học là gì, vai trò cũng như cơ hội việc làm hiện nay trong tương lai. Để có thể đạt được thành công, ngay từ bây giờ bạn cần xác định được mục tiêu, trau dồi chuyên môn cũng như kỹ năng để thực hiện ước mơ của mình. Hy vọng bạn sẽ gặt hái được thành công như mong đợi!

Xem thêm: Ngành báo chí là gì? Những công việc phù hợp nhất sau khi ra trường

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Đối mặt với từ khóa "Tìm việc làm" tăng 17 lần, xu hướng chọn việc của Gen Z hiện nay vẫn là "Lazy-girl Job"

Nhu cầu tìm việc vẫn đang ngày một tăng cao giữa làn sóng lay-off kéo dài từ năm ngoái đến nay. Trong tình thế này,...

04 xu hướng tuyển dụng đang thay đổi, bạn có sẵn sàng thích nghi?

Nhiều doanh nghiệp hiện nay đang lên các chiến lược tuyển dụng mới để nhanh chóng tìm được một ứng viên lý tưởng mà vẫn...

Các xu hướng phỏng vấn "nóng hổi” mà người mới đi làm phải biết

Để tìm ra những ứng viên tài năng và phù hợp nhất, hiện nay nhiều doanh nghiệp đã áp dụng các hình thức phỏng vấn...

3 nhóm ứng viên mà doanh nghiệp lớn đang ra sức tìm kiếm

Mỗi doanh nghiệp đều có bộ quy chuẩn riêng cho việc tuyển dụng, song vẫn có những tiêu chí chung của một ứng viên mà...

Mức lương cũ quá thấp, có nên tiết lộ "Payslip" khi phỏng vấn? 

Khi đi phỏng vấn, nhà tuyển dụng thường sẽ hỏi về mức lương cũ của ứng viên để có cơ sở đánh giá và đưa...

Bài Viết Liên Quan

Đối mặt với từ khóa "Tìm việc làm" tăng 17 lần, xu hướng chọn việc của Gen Z hiện nay vẫn là "Lazy-girl Job"

Nhu cầu tìm việc vẫn đang ngày một tăng cao giữa làn sóng lay-off kéo...

04 xu hướng tuyển dụng đang thay đổi, bạn có sẵn sàng thích nghi?

Nhiều doanh nghiệp hiện nay đang lên các chiến lược tuyển dụng mới để nhanh...

Các xu hướng phỏng vấn "nóng hổi” mà người mới đi làm phải biết

Để tìm ra những ứng viên tài năng và phù hợp nhất, hiện nay nhiều...

3 nhóm ứng viên mà doanh nghiệp lớn đang ra sức tìm kiếm

Mỗi doanh nghiệp đều có bộ quy chuẩn riêng cho việc tuyển dụng, song vẫn...

Mức lương cũ quá thấp, có nên tiết lộ "Payslip" khi phỏng vấn? 

Khi đi phỏng vấn, nhà tuyển dụng thường sẽ hỏi về mức lương cũ của...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers