adsads
Ngành báo chí - Journalism
Lượt Xem 210

Ngành Báo Chí Là Gì? 

Ngành báo chí – Journalism là ngành chuyên đào tạo những sinh viên có đủ kiến thức, kỹ năng, năng lực thực hiện quyền và trách nhiệm của người làm báo trong xã hội. Từ đó giúp sinh viên có thể nhận thức trách nhiệm xã hội và đạo đức của nhà báo để phục vụ trong các cơ quan báo chí, tạp chí của nhà nước.

Báo chí chính là sản phẩm về các chương trình, vấn đề xã hội, sự kiện trong cuộc sống thể hiện qua hình ảnh, chữ viết, âm thanh được xuất bản, phát triển định kỳ đến công chúng thông quá nhiều loại hình như báo in, báo điện tử, báo nói, báo hình.

Ngành báo chí - Journalism

Ngành báo chí – Journalism

Học Ngành Báo Chí Là Học Gì? 

Học ngành báo chí sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức cơ bản về lĩnh vực báo chí, các nguyên tắc hành nghề, kỹ năng tác nghiệp, cách thức ứng xử chuẩn mực về pháp luật, đạo đức nghề nghiệp. Giúp sinh viên có thể nắm bắt được các khuynh hướng vận động phát triển của ngành, phương hướng tiếp cận, xử lý và nghiên cứu một cách hệ thống.

Sinh viên ngành báo chí cũng sẽ được rèn luyện các kỹ năng về nghề nghiệp như: khả năng tư duy lí luận, khoa học thực tiễn trong việc tham mưu, quản lý cơ quan báo chí, biết cách tổ chức công việc hiệu quả, từ hoạt động độc lập khi thực hiện và khai thác thông tin.

Học ngành báo chí cũng giáo dục sinh viên về ý thức tự giác nghề nghiệp, có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, ý thức phục vụ nhân dân cũng như thái độ làm việc nghiêm túc, đúng đắn.

Theo học ngành báo chí, sinh viên sẽ được đào tạo chuyên sâu về các chuyên ngành: Báo in, báo chí đa phương tiện, báo phát thanh, báo truyền hình, báo mạng điện tử, quay phim truyền hình,…

Ngành báo chí học những gì

Ngành báo chí học những gì

Học Ngành Báo Chí Ở Đâu? 

Nếu bạn đang tham khảo về các trường đào tạo ngành báo chí để lựa chọn và theo học thì có thể tham khảo danh sách các trường sau:

Khu Vực Miền Bắc

  • Học viện Báo chí và Tuyên truyền
  • Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội
  • Đại học Văn hóa Hà Nội
  • Học viện Phụ nữ Việt Nam (ngành Truyền thông đa phương tiện)
  • Đại học Khoa học Thái Nguyên

Khu Vực Miền Trung

  • Đại học Sư phạm Đà Nẵng
  • Đại học Khoa học Huế
  • Đại học Vinh
  • Đại học Quy Nhơn (ngành Văn học)
  • Đại học Khánh Hòa (ngành Văn học)
  • Đại học Duy Tân (ngành Văn học)

Khu Vực Miền Nam

  • Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TP.HCM
  • Đại học Công nghệ TP.HCM (ngành Việt Nam học
  • Đại học Văn Hiến (ngành Xã hội học)

Ngành Báo Chí: Tố Chất Và Kỹ Năng Cần Có

Với ngành học báo chí, đòi hỏi bạn cần những tố chất để có thể theo học và đảm đương công việc trong tương lai như:

  • Có đam mê với nghề báo
  • Có khả năng viết lách tốt
  • Nhanh nhạy trong việc phát hiện và xử lý các vấn đề gặp phải
  • Khai thác, tổng hợp thông tin nhanh nhạy
  • Kỹ năng nghiệp vụ về báo chí và ngoại ngữ
  • Luôn có sự quan tâm đến thông tin, sự kiện trong nước và quốc tế
  • Biết cách chọn lọc các thông tin quan trọng để đăng tải
  • Lập trường vững vàng, bản lĩnh tự tin
  • Nghiêm túc với ngành và công việc mà mình theo đuổi
  • Có sự nhẫn nại và tỉ mỉ trong việc khai thác thông tin
  • Chịu được khó khăn và những thử thách trong công việc
  • Chủ động về mặt thời gian

Học Ngành Báo Chí Ra Trường Làm Gì? 

Những công việc phổ biến mà sinh viên học ngành báo chí sau khi ra trường có thể đảm nhận như:

Biên Tập Viên 

Biên tập viên chính là người biên tập, chỉnh sửa và đăng tải những nội dung lên các trang báo. Để có thể đảm nhận công việc biên tập viên chuyên nghiệp, bạn cần có khả năng sử dụng ngôn từ khéo léo, biết cách chắt lọc thông tin chất lượng, có sự cẩn thận, tỉ mỉ và hiểu biết tâm lý công chúng.

Xem thêm: Ngành Quan Hệ Công Chúng Học Những Gì Và Mức Lương Hiện Nay

Học báo chí làm biên tập viên

Học báo chí làm biên tập viên

Phóng viên

Phóng viên là vị trí công việc được rất nhiều bạn trẻ mong muốn theo đuổi. Đây là một nghề nghiệp khá vất vả và có tính nguy hiểm cao. Họ chính là những người trực tiếp thâm nhập vào nguồn tin để có thể tìm kiếm, điều tra thông tin để viết bài. Những người trong nghề sẽ ít khi được trông thấy với diện mạo bóng bẩy, chải chuốt, thay vào đó là hình ảnh lam lũ, cực nhọc.

Học báo chí làm phóng viên

Học báo chí làm phóng viên

Dẫn Chương Trình 

Dẫn chương trình là những người thường xuất hiện trước ống kính, là bộ mặt của chương trình vì thế diện mạo của họ sẽ luôn được để tâm. Khi tuyển dụng người dẫn chương trình thì yếu tố ngoại hình cũng được nhiều nhà tuyển dụng cân nhắc và đánh giá để lựa chọn ứng viên phù hợp. Dẫn chương trình là những người có khả năng ứng biến tình huống trên sân khấu cùng với khả năng xử lý tình huống linh hoạt, thông minh.

Học báo chí làm dẫn chương trình

Học báo chí làm dẫn chương trình

Quay Phim 

Đây chính là khối kỹ thuật của ngành báo chí. Đây chính là vị trí đặc trưng của loại báo chí truyền hình. Quay phim trong lĩnh vực báo chí thường sẽ khác với những thể loại quay phim khác. Điều này thể hiện ở khả năng tư duy hình ảnh báo chí. Nhân sự quay phim cần có về kỹ năng dựng cảnh bên cạnh nghiệp vụ báo chí có sẵn. Điều này sẽ giúp cho quá trình sản xuất bản tin có thể diễn ra nhanh chóng và tiết kiệm thời gian.

Học báo chí - quay phim

Học báo chí – quay phim

Phát Thanh Viên

Phát thanh viên là một trong những vị trí công việc mà sinh viên chuyên ngành phát thanh có thể theo đuổi sau khi đã tốt nghiệp. Để có thể trở thành nhân sự trong nghề, người theo đuổi sẽ cần có giọng tốt, khả năng biên tập tin tức cũng như kỹ năng sử dụng các phần mềm trong báo thanh.

Học báo chí làm phát thanh viên

Học báo chí làm phát thanh viên

Xem thêm: Ngành Truyền Thông Và Việc Làm Sau Khi Ra Trường

Mức Lương Của Ngành Báo Chí 

Mức lương của ngành báo chí có mức cơ bản từ 5 – 10 triệu đồng/ tháng. Tby thuộc vào vị trí việc làm cũng như năng lực và kinh nghiệm sẽ có mức lương khác nhau.

  • Mức lương dành cho những sinh viên mới ra trường và chưa có kinh nghiệm là khoảng từ 5 – 7 triệu đồng/ tháng.
  • Mức lương cơ bản với những người có ít kinh nghiệm từ 7 – 10 triệu đồng/ tháng hoặc cao hơn, tùy thuộc vào sự nỗ lực của mỗi người.
  • Khi công tác từ 5 năm trở lên, mức lương có thể từ 8 – 22 triệu đồng/ tháng.

Cơ Hội Việc Làm Ngành Báo Chí Hiện Nay

Hiện nay, các nhà đài, tòa soạn và những trang báo online thường mở các đợt tuyển dụng phóng viên, biên tập viên hàng quý, hàng tháng,… Chính vì vậy, không chỉ với những bạn theo học ngành báo chí mà các bạn có niềm đam mê với nghề báo chí cũng có khá nhiều các cơ hội việc làm.

Với những bạn mới bắt đầu với nghề báo thì có thể đảm nhận vị trí cộng tác viên cho các báo, sẽ có rất nhiều mảng và chủ đề để các bạn có thể lựa chọn và thử sức mình. Bên cạnh đó, các bạn cũng có thể hợp tác viết bài trên các kênh thông tin, website,… vừa có thể trau dồi kinh nghiệm vừa có thể kiếm thêm thu nhập cho mình.

Bạn có thể dễ dàng tìm kiếm cơ hội việc làm ngành báo chí trên các trang tuyển dụng uy tín hiện nay như VietnamWorks. Tại đây luôn cập nhật các thông tin tuyển dụng mới nhất, bạn có thể truy cập và lựa chọn cho mình vị trí phù hợp để thử sức một cách nhanh chóng.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về ngành báo chí. Hy vọng bài viết đã giúp bạn hình dung được phần nào về ngành này, cũng như cơ hội việc làm của mình trong tương lai để có thêm động lực để học tập và theo đuổi ngành học thú vị này. Theo dõi chúng tôi để tìm hiểu thêm về những ngành học thú vị khác nhé.

Xem thêm:

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Đối mặt với từ khóa "Tìm việc làm" tăng 17 lần, xu hướng chọn việc của Gen Z hiện nay vẫn là "Lazy-girl Job"

Nhu cầu tìm việc vẫn đang ngày một tăng cao giữa làn sóng lay-off kéo dài từ năm ngoái đến nay. Trong tình thế này,...

04 xu hướng tuyển dụng đang thay đổi, bạn có sẵn sàng thích nghi?

Nhiều doanh nghiệp hiện nay đang lên các chiến lược tuyển dụng mới để nhanh chóng tìm được một ứng viên lý tưởng mà vẫn...

Các xu hướng phỏng vấn "nóng hổi” mà người mới đi làm phải biết

Để tìm ra những ứng viên tài năng và phù hợp nhất, hiện nay nhiều doanh nghiệp đã áp dụng các hình thức phỏng vấn...

3 nhóm ứng viên mà doanh nghiệp lớn đang ra sức tìm kiếm

Mỗi doanh nghiệp đều có bộ quy chuẩn riêng cho việc tuyển dụng, song vẫn có những tiêu chí chung của một ứng viên mà...

Mức lương cũ quá thấp, có nên tiết lộ "Payslip" khi phỏng vấn? 

Khi đi phỏng vấn, nhà tuyển dụng thường sẽ hỏi về mức lương cũ của ứng viên để có cơ sở đánh giá và đưa...

Bài Viết Liên Quan

Đối mặt với từ khóa "Tìm việc làm" tăng 17 lần, xu hướng chọn việc của Gen Z hiện nay vẫn là "Lazy-girl Job"

Nhu cầu tìm việc vẫn đang ngày một tăng cao giữa làn sóng lay-off kéo...

04 xu hướng tuyển dụng đang thay đổi, bạn có sẵn sàng thích nghi?

Nhiều doanh nghiệp hiện nay đang lên các chiến lược tuyển dụng mới để nhanh...

Các xu hướng phỏng vấn "nóng hổi” mà người mới đi làm phải biết

Để tìm ra những ứng viên tài năng và phù hợp nhất, hiện nay nhiều...

3 nhóm ứng viên mà doanh nghiệp lớn đang ra sức tìm kiếm

Mỗi doanh nghiệp đều có bộ quy chuẩn riêng cho việc tuyển dụng, song vẫn...

Mức lương cũ quá thấp, có nên tiết lộ "Payslip" khi phỏng vấn? 

Khi đi phỏng vấn, nhà tuyển dụng thường sẽ hỏi về mức lương cũ của...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers