adsads
1200x900 9
Lượt Xem 1 K

Tại sao phải nhận xét đánh giá nhân viên trong doanh nghiệp?

Người quản lý cần đánh giá công việc nhân viên một cách khách quan và minh bạch. Từ kết quả nhận xét đó, quản lý mới có thể khuyến khích nhân sự làm việc hiệu quả và tốt hơn trong tương lai. Những nhân viên chưa tốt sẽ cố gắng để cải thiện kết quả. Làm được điều này, doanh nghiệp sẽ có được đội ngũ nhân viên với năng lực chuyên môn cao và tăng sức cạnh tranh trên thị trường. 

Sau một quá trình gắn bó và làm việc, sẽ có những nhân viên có biểu hiện tốt và cũng có những nhân viên chưa thực sự đạt yêu cầu. Những nhận xét kịp thời từ người quản lý sẽ giúp doanh nghiệp cải thiện được hiệu quả công việc chung đồng thời giúp nhân viên xác định được liệu họ có thật sự phù hợp với công việc hay không. 

Tuy nhiên để quá trình nhận xét đạt hiệu quả, người quản lý cần lưu ý những điều gì?

  • Ghi nhận những đóng góp tích cực của nhân viên

Khi doanh nghiệp kinh doanh ổn định và có chiều hướng phát triển tốt, đây chính là lúc để nhà lãnh đạo có những ghi nhận để khích lệ nhân viên của mình để họ có những đóng góp tích cực hơn. Lúc này, người lãnh đạo nên:

  • Thường xuyên đưa ra những phản hồi tích cực bằng lời lẽ trân trọng:

Nhân viên sẽ cảm thấy được đánh giá cao nếu họ được khen thưởng đúng lúc, đúng nhiệm vụ và với thái độ chân thành từ người quản lý. Những lời khen qua loa đôi khi lại chính là con dao hai lưỡi khiến cho cấp dưới của bạn cảm thấy mất niềm tin và động lực vào cấp trên của mình. 

  • Khen thưởng công khai

Sự tự tin của nhân viên sẽ được nâng cao nếu họ được tuyên dương trước các đồng nghiệp. Do đó, bạn đừng ngần ngại khen thưởng công khai mỗi tháng, mỗi quý cho những nhân viên xuất sắc của mình, đây sẽ là cách hiệu quả để ghi nhận những cống hiến của họ cho công ty. 

  • Vận dụng các nguyên tắc vàng trong phê bình nhân sự

Nhiều nhà lãnh đạo đã chọn phương pháp góp ý thẳng thắn với nhân viên mỗi khi họ mắc lỗi, điều này sẽ phát huy hiệu quả khi chỉ ra những sai sót mà người nhân viên đang gặp phải, vậy nhưng liệu sau những lời góp ý thẳng thắn đó, nhân viên nào cũng lắng nghe và sửa đổi? Câu trả lời chắc chắn là “không”. 

Người lãnh đạo không thể áp đặt một phương pháp đánh giá nhận xét lên tất cả các nhân viên của mình, bởi mỗi một cá nhân, mỗi tính cách cũng như tình huống cần đưa ra đánh giá nhận xét đều khác nhau. 

Hãy căn cứ vào tính cách của từng cá nhân để có phương pháp đánh giá phù hợp. Để mọi thông điệp gửi đi đều được người nghe lĩnh hội, bạn cần xây dựng lời đánh giá phê bình dựa trên những nguyên tắc sau đây:

  • Tin tốt cần được công bố rộng rãi, tin xấu cần trao đổi với các cá nhân liên quan: Khiển trách nhân viên công khai là việc không mấy hiệu quả và dễ mang lại “tác dụng ngược”, vì vậy cần giảm thiểu. 
  • Thực hiện theo cách đối mặt: Dùng email hay thư từ để phê bình sẽ kém hiệu quả hơn những cuộc gặp gỡ trực tiếp, vì lúc này bạn có thể quan sát những phản ứng của nhân viên với lời phê bình để từ đó đưa ra những điều chỉnh phù hợp. 
  • Thận trọng với lời nói: Người quản lý cần cẩn trọng đối với lời nói cả khi phê bình lẫn khen thưởng nhân viên. Không chỉ là người chỉ ra sai sót, người quản lý còn chính là người góp phần tạo động lực để nhân viên của họ cố gắng khắc phục và hoàn thành mục tiêu tốt hơn. 
  • Khẳng định những điều cần đạt được: Cả về phía quản lý và nhân viên đều cần đưa ra những cam kết cần thiết về hiệu quả công việc cần đạt được, ví dụ cụ thể là những deadline hay mục tiêu cần hoàn thành. Xác định rõ ràng kết quả cần đạt được sẽ góp phần vào thành công của những nhận xét hay đánh giá. 

Nhận xét đánh giá nhân viên là điều cần thiết và không thể thiếu trong quản lý và vận hành doanh nghiệp. Người quản lý khéo léo sẽ đưa ra những nhận xét kịp thời để có thể khích lệ hoặc chỉnh đốn nhân viên kịp thời. Từ đó góp phần thúc đẩy tạo động lực cho doanh nghiệp phát triển và cạnh tranh với đối thủ.

Xem thêm: Xu hướng chia sẻ công việc “Job Sharing” đang được quan tâm trở lại

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

3 chữ C quan trọng của sếp

Theo chuyên gia, thực hiện 3 chữ C, bao gồm Clarity (sự rõ ràng), Consistency (sự nhất quán) và Choice (sự lựa chọn), sẽ khiến...

Nghệ thuật quản lý: bí quyết giúp nhân tài cảm thấy bản thân có giá trị

Thu hút và giữ chân nhân tài là một trong những thách thức lớn nhất mà các doanh nghiệp phải đối mặt trong thời đại...

Xây dựng chương trình đào tạo nội bộ giúp nhân viên "linh hoạt" trước mọi tình huống

Năm 2024 hứa hẹn là một năm đầy thách thức nhưng cũng mang lại nhiều cơ hội thú vị cho các chuyên gia pháp chế...

Tái Tạo Sự Tự Tin Cho Nhân Viên Hậu Giai Đoạn “Nói Lời Tạm Biệt” Với Đồng Nghiệp

Trong bất kỳ tổ chức nào, việc sa thải là một phần không thể tránh khỏi của quá trình thích nghi và thay đổi, đặc...

"Job Shadowing" - sự thúc đẩy phát triển cho cả nhân viên và doanh nghiệp

Job Shadowing, hay còn được gọi là việc đồng hành là một hình thức đào tạo thực hành trong đó một nhân viên theo dõi,...

Bài Viết Liên Quan

3 chữ C quan trọng của sếp

Theo chuyên gia, thực hiện 3 chữ C, bao gồm Clarity (sự rõ ràng), Consistency...

Nghệ thuật quản lý: bí quyết giúp nhân tài cảm thấy bản thân có giá trị

Thu hút và giữ chân nhân tài là một trong những thách thức lớn nhất...

Xây dựng chương trình đào tạo nội bộ giúp nhân viên "linh hoạt" trước mọi tình huống

Năm 2024 hứa hẹn là một năm đầy thách thức nhưng cũng mang lại nhiều...

Tái Tạo Sự Tự Tin Cho Nhân Viên Hậu Giai Đoạn “Nói Lời Tạm Biệt” Với Đồng Nghiệp

Trong bất kỳ tổ chức nào, việc sa thải là một phần không thể tránh...

"Job Shadowing" - sự thúc đẩy phát triển cho cả nhân viên và doanh nghiệp

Job Shadowing, hay còn được gọi là việc đồng hành là một hình thức đào...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers