adsads
shutterstock 1808704210 1 hri
Lượt Xem 3 K

Đắn đo giữa thu nhập và cơ hội

Quan niệm “Một năm cày bừa chỉ lo 3 ngày Tết” ăn sâu vào trong tâm trí mọi người. Chính vì thế, nhảy việc cuối năm được cho là bước đi mạo hiểm vô cùng. Nhiều người dù rơi vào thế khó hoặc xích mích với công ty nhưng cũng đành “ngậm bồ hòn làm ngọt”. Bởi họ lo sợ ảnh hưởng đến thu nhập và khả năng xin việc mới khó. Bởi cuối năm là thời điểm tổng kết và phát thưởng Tết. Khoảng thời gian này doanh nghiệp sẽ ít có nhu cầu tuyển dụng. Bạn có thể gặp khó khăn nếu tìm môi trường mới ở thời điểm này.

Nếu may mắn tìm được cơ hội tốt, nhiều người vẫn đắn đo suy nghĩ. Bởi sang môi trường mới bạn cần thời gian thích nghi. Trong giai đoạn cuối năm, nhiều người bận rộn với báo cáo để tổng kết hoạt động của năm vừa qua; điều này sẽ khiến cho bạn gặp khó khăn hơn khi tìm cách bắt nhịp kịp với công việc. Bên cạnh đó, chắc chắn rằng chúng ta sẽ không thể hy vọng thưởng Tết cao khi mới gia nhập vào công ty. Thế nên, dù đứng trước lời “mời gọi” hấp dẫn, người lao động cũng không đủ quyết tâm để dứt áo ra đi.

Nhảy việc cuối năm lợi hay hại ?

Đứng ở vị trí của người lao động, rõ ràng chúng ta có thể thấy nhiều nguy cơ đang bày ra trước mắt nên nhiều người ngại mạo hiểm. Tâm lý này hoàn toàn không sai, bởi không phải ai cũng đủ điều kiện để theo đuổi đam mê. Khi áp lực từ gia đình, chi tiêu hàng ngày có thể trở thành gánh nặng nếu bạn lựa chọn nhảy việc. Tuy nhiên, lựa chọn này không hề mang lại tiêu cực như chúng ta nghĩ. Hãy cùng xem xét lợi-hại dưới đây trước khi đưa ra quyết định cho mình nhé.

Lợi ích nhảy việc cuối năm

Tìm được cơ hội phát triển

Mỗi chúng ta cũng cũng hướng đến tương lai tươi sáng và hy vọng có được cơ hội cháy hết mình vì công việc. Tuy nhiên, không phải ai cũng thuận lợi trên con đường sự nghiệp của chính mình. Nhất là khi môi trường công sở đầy tính cạnh tranh và đố kỵ. Chúng ta khó tránh khỏi những va chạm hoặc đặt điều từ đồng nghiệp xấu tính. Tệ hơn, bạn thậm chí phải tồn tại trong môi trường làm việc khắc nghiệt gây tổn hại đến sức khỏe và tinh thần của mình. 

Đứng trước tình huống này, bạn lựa chọn ở lại chỉ khiến bản thân trở nên mệt mỏi hơn thôi. Việc tìm môi trường mới cho mình cũng là lựa chọn không tồi. Bởi làm việc trong môi trường độc hại không chỉ giết chết tài năng mà còn bào mòn sức khỏe của con người. Lúc này, quyết định nhảy việc chính là bạn đang tạo cơ hội mới cho chính mình. Tự “chôn mình” ở môi trường cũ không mang lại lợi ích gì. Vì thế, nếu cảm thấy không thể chịu đựng thêm nữa, đừng để những lo sợ chiếm lấy tâm trí bạn. Hãy mạnh dạn tìm môi trường mới tiến thân cho chính mình. 

Giảm tỷ lệ cạnh tranh

Không phải chỉ mỗi bạn, hầu hết người lao động đều ngại đổi việc vào cuối năm. Bởi họ lo sợ ảnh hưởng đến thu nhập, ba ngày Tết phải trải qua như thế nào với đồng thưởng ít ỏi. Vì thế, tâm lý chung đều sẽ cố bám việc qua Tết. 

Rõ ràng với suy nghĩ này vô tình tạo cơ hội cho chúng ta. Bởi doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng vào thời gian này sẽ rất khó thu về lượng ứng viên như mong muốn. Từ đó, chúng ta giảm bớt tỷ lệ cạnh tranh với ứng viên khác, cơ hội nghề nghiệp sẽ thuận lợi hơn. Vì không ai dễ dàng quyết định đánh đổi thu nhập cuối năm khi không chắc tìm được việc tốt hơn. Nắm bắt được điều này, chỉ cần bạn chuẩn bị CV tốt và nghiệp vụ vững sẽ dễ dàng tìm được môi trường mới phù hợp hơn.

Rủi ro nhảy việc cuối năm

Thu nhập bị ảnh hưởng

Như đã phân tích trên, nhiều công ty lựa chọn thưởng Tết theo thâm niên công tác. Chính vì thế, những người vừa vào làm sẽ không thể đạt được tiền thưởng cao. Trong trường hợp này, bạn cần chuẩn bị tâm lý trước khi nhảy việc. Đừng hy vọng mức tiền thưởng Tết hậu hĩnh khi thời gian cống hiến chưa đủ lâu bạn nhé.

Bị ép lương

Chúng ta ai cũng đều có mối bận tâm riêng. Khi càng về cuối năm, chúng ta sẽ có nhiều khoản cần chi hơn thường ngày. Vì thế, tâm lý lo lắng chính là điểm yếu khiến nhiều người bị ép lương. Bởi nhà tuyển dụng biết bạn cần thu nhập để chi tiêu trong những ngày Tết. Mặt khác, nhiều công ty ít có nhu cầu tuyển dụng cuối năm. Vì thế, họ cho rằng đây là thời cơ để “trả giá” thu nhập với ứng viên. 

Các mối quan hệ rạn nứt

Cuối năm luôn là thời điểm nhạy cảm với các phòng ban. Bởi mọi người bận rộn với báo cáo, công việc chất chồng không có hồi kết. Nếu bạn nghỉ việc vào thời điểm này sẽ là gánh nặng cho người khác. Vì công việc của bạn cần có người tiếp nhận và xử lý thay. Việc chồng việc không thể không khiến cho người khác bất mãn về bạn. Có thể bạn sẽ có cảm giác e ngại và cảm thấy có lỗi với chính đồng nghiệp của mình. Thậm chí, bạn có thể phải đối mặt với lời chỉ trích và hứng chịu thái độ méo mó từ đồng nghiệp xung quanh mình. Vì thế, tôi khuyên bạn hãy chuẩn bị tâm lý để đối mặt với những trường hợp xấu nhất có thể xảy ra nhé.

Với những chia sẻ trên, tôi chỉ muốn nêu ra những cơ hội và khó khăn bạn sẽ gặp phải với quyết định nhảy việc của mình. Bởi không có một lời khuyên nào là chính xác tuyệt đối. Để đưa ra quyết định đúng, bạn cần phải xem xét lại môi trường hiện tại mình đang làm : Liệu bạn có cơ hội phát triển ở đây ? Bạn có thể cải thiện mối quan hệ với đồng nghiệp xung quanh? Thu nhập của bạn có khá hơn khi chọn nhảy việc ?

Sau khi xem xét kỹ lưỡng, bạn mới dám chắc đưa ra được quyết định đúng đắn cho bản thân mình. Không một ai có thể phán xét hay quyết định thay bạn được. Vì chính bạn mới là người trải nghiệm, chính bạn mới thực sự hiểu đâu là lựa chọn tốt nhất cho mình.

Hy vọng với những phân tích trên sẽ giúp cho các bạn có cái nhìn đa chiều về cơ hội và rủi ro khi nhảy việc cuối năm. Chúc bạn sớm tìm ta được hướng đi đúng đắn cho tương tai của chính mình. 

>> Xem thêm: Bạn nên dùng chiêu gì khi sếp là người khó chiều? 

— HR Insider —
VietnamWorks 
– Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan
The bottom line là gì

The bottom line là gì? Hiểu về ý nghĩa và ứng dụng trong kinh doanh

Lợi nhuận ròng - The bottom line đóng vai trò then chốt trong việc đánh giá sức khỏe tài chính của doanh nghiệp. Từ việc...

KPI Marketing là gì? Điểm danh 28 KPI quan trọng trong Marketing

KPI Marketing là gì? Điểm danh 28 KPI quan trọng trong Marketing

KPI Marketing là một công cụ quan trọng giúp đo lường và đánh giá hiệu quả của các chiến dịch marketing. Bài viết này sẽ...

Cách phân biệt lợi nhuận thuần và lợi nhuận gộp

HRI chỉ rõ cách phân biệt lợi nhuận thuần và lợi nhuận gộp

Trong mọi hoạt động kinh doanh, lợi nhuận là mối quan tâm hàng đầu và là mục tiêu cuối cùng cho mọi hoạt động của...

Manufacture là gì? Tìm hiểu chi tiết về quy trình sản xuất hiện đại

Manufacture là gì? Tìm hiểu chi tiết về quy trình sản xuất hiện đại

Bạn thắc mắc manufacture là gì và tầm quan trọng của nó trong ngành công nghiệp hiện đại? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua...

Bán hàng cá nhân là gì

Bán hàng cá nhân là gì? Khám phá quy trình thực hiện bán hàng cá nhân hiệu quả

Bán hàng cá nhân là gì? Đây là câu hỏi mà nhiều doanh nghiệp và người bán hàng quan tâm. Bán hàng cá nhân là...

Bài Viết Liên Quan
The bottom line là gì

The bottom line là gì? Hiểu về ý nghĩa và ứng dụng trong kinh doanh

Lợi nhuận ròng - The bottom line đóng vai trò then chốt trong việc đánh...

KPI Marketing là gì? Điểm danh 28 KPI quan trọng trong Marketing

KPI Marketing là gì? Điểm danh 28 KPI quan trọng trong Marketing

KPI Marketing là một công cụ quan trọng giúp đo lường và đánh giá hiệu...

Cách phân biệt lợi nhuận thuần và lợi nhuận gộp

HRI chỉ rõ cách phân biệt lợi nhuận thuần và lợi nhuận gộp

Trong mọi hoạt động kinh doanh, lợi nhuận là mối quan tâm hàng đầu và...

Manufacture là gì? Tìm hiểu chi tiết về quy trình sản xuất hiện đại

Manufacture là gì? Tìm hiểu chi tiết về quy trình sản xuất hiện đại

Bạn thắc mắc manufacture là gì và tầm quan trọng của nó trong ngành công...

Bán hàng cá nhân là gì

Bán hàng cá nhân là gì? Khám phá quy trình thực hiện bán hàng cá nhân hiệu quả

Bán hàng cá nhân là gì? Đây là câu hỏi mà nhiều doanh nghiệp và...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers