adsads
Lượt Xem 248

3 – 4 năm: Khoảng cách an toàn sau mỗi cú nhảy

Thời gian em làm ở công ty cũ là bao lâu?”. Nếu câu trả lời chỉ vài tháng, bạn đã bị “mất điểm” trong mắt nhà tuyển dụng rồi đấy. Cứ vài tháng là nhảy việc đang là thực trạng chung của phần lớn giới trẻ hiện nay.

Thời gian làm việc ngắn chứng tỏ bạn là người ưa nhảy việc, ít muốn gắn bó lâu dài với công ty. Thậm chí, có cả nguy cơ nhà tuyển dụng nghĩ năng lực làm việc của bạn không cao, nên không đáp ứng được yêu cầu công việc cũ.

Vậy nên 3 – 4 năm là khoảng cách an toàn sau mỗi cú nhảy. Vừa chứng minh bạn không thuộc tuýp người thích nhảy việc, vừa khẳng định năng lực làm việc tốt mới trụ được lâu vậy. Nên cố gắng làm ở một công ty ít nhất 3 năm để sau này dễ tìm việc mới hơn bạn nhé.  

6 – 11 tuần: Khoảng thời gian trung bình để tìm công việc mới

Không phải cứ “rải CV” tìm việc là sẽ sớm có công việc mới đâu các bạn trẻ à. Trung bình, người lao động mất khoảng 6 – 11 tuần để tìm được công việc mới phù hợp. Vậy nên hãy đảm bảo mình có một khoản tiết kiệm đủ để duy trì sinh hoạt sống trong khoảng 3 tháng thất nghiệp nhé.

Bên cạnh đó, nên làm gì nếu trong khoảng thời gian này bạn chưa tìm được việc? Thay vì ăn chơi hay lười biếng nằm đợi ngày có công việc mới, hãy tranh thủ 11 tuần thảnh thơi này để nâng cao năng lực bản thân. 

Như đọc thêm nhiều sách, học thêm ngoại ngữ, đăng ký thêm nhiều khóa học kỹ năng… Trau dồi kiến thức và rèn luyện kỹ năng giúp bạn tăng cơ hội tìm được công việc mới tốt hơn.

Thời gian bạn trau dồi tại công ty cũ đã “đủ lông đủ cánh” chưa? 

Mỗi công việc từng làm dù lớn hay nhỏ đều mang lại ít nhiều kinh nghiệm, nhất là với các bạn trẻ mới ra trường còn non kinh nghiệm. Chỉ làm vài tháng rồi nghỉ thì liệu bạn đã kịp trau dồi “đủ lông đủ cánh” chưa? 

Cố gắng làm việc ít nhất nửa năm ở mỗi công ty bạn nhé. Có như vậy mới đủ thời gian tối thiểu để bạn hiểu được tính chất và làm tốt được công việc. 

Chẳng hạn bạn vào làm kế toán chỉ 2 tháng rồi nghỉ, thì 2 tháng đó bạn chỉ kịp làm quen con số và tính toán số liệu cơ bản thôi. Muốn hiểu được nghề kế toán, làm tốt sổ sách và trau dồi kinh nghiệm lẫn kỹ năng “đủ lông đủ cánh”… bạn cần làm kế toán ít nhất nửa năm nhé.

8 tuần không nhận lương, bạn sẽ làm gì để sống? 

Trong cuộc sống, chúng ta luôn phải có kế hoạch dự phòng cho mọi tình huống. Vậy thời gian tìm việc trung bình khoảng 8 tuần không nhận lương, bạn sẽ làm gì để sống? Nếu không có khoản tiết kiệm duy trì sinh hoạt phí hàng ngày, bạn cần phải đi làm thêm để trang trải.

Bạn có thể xin làm shipper, phục vụ quán, bán hàng online… Những công việc mang tính chất tạm thời này không bao giờ thiếu nhu cầu trong xã hội hiện nay, đặc biệt khá hợp với giới trẻ. Vậy nên thay vì nằm đợi trong lo lắng không biết còn đủ tiền tiêu đến khi có việc mới không, hãy làm thêm việc tạm thời nào đó để vừa trang trải cuộc sống, vừa trau dồi kinh nghiệm bạn nhé. 

Số năm kinh nghiệm của bạn trong lĩnh vực này là bao nhiêu?

Nhà tuyển dụng nhìn vào số năm kinh nghiệm có thể đánh giá được phần nào năng lực làm việc của bạn. Một ứng viên có 3 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này, chắc chắn làm được việc hơn ứng viên chỉ có 1 năm kinh nghiệm. 

Bạn thử nghĩ xem, một nhân viên sale trụ được 3 năm trong nghề sẽ gặp nhiều khách hàng hơn nhân viên sale 1 năm. Gặp nhiều khách hàng giúp nhân viên nâng cao kỹ năng giao tiếp hơn, nắm bắt tâm lý khách hàng tốt hơn, xử lý tình huống nhanh hơn… Từ đó giúp tỷ lệ chốt được hợp đồng cao hơn.

Vậy nên cố gắng làm một nghề ít nhất 3 năm để có nền tảng vững, giúp bạn đi tìm việc dễ dàng hơn. Với các bạn trẻ muốn thử nhiều việc để chọn một công việc phù hợp nhất, thì hãy cố gắng làm một nghề trong ít nhất 1 năm mới có thể thực sự hiểu được tính chất công việc.

“Bỏ túi” những con số cần quan tâm trên trước khi nhảy việc, để tránh nguy cơ thất nghiệp quá lâu các bạn trẻ nhé. Hy vọng bài viết mang lại nhiều thông tin hữu ích cho những ai đang muốn nhảy việc, nhất là người mới đi làm còn non kinh nghiệm.

Xem thêm: Công cụ tham khảo đắc lực giúp bạn luôn “Ơ-rê-ka” ý tưởng với sếp

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Đối mặt với từ khóa "Tìm việc làm" tăng 17 lần, xu hướng chọn việc của Gen Z hiện nay vẫn là "Lazy-girl Job"

Nhu cầu tìm việc vẫn đang ngày một tăng cao giữa làn sóng lay-off kéo dài từ năm ngoái đến nay. Trong tình thế này,...

04 xu hướng tuyển dụng đang thay đổi, bạn có sẵn sàng thích nghi?

Nhiều doanh nghiệp hiện nay đang lên các chiến lược tuyển dụng mới để nhanh chóng tìm được một ứng viên lý tưởng mà vẫn...

Các xu hướng phỏng vấn "nóng hổi” mà người mới đi làm phải biết

Để tìm ra những ứng viên tài năng và phù hợp nhất, hiện nay nhiều doanh nghiệp đã áp dụng các hình thức phỏng vấn...

3 nhóm ứng viên mà doanh nghiệp lớn đang ra sức tìm kiếm

Mỗi doanh nghiệp đều có bộ quy chuẩn riêng cho việc tuyển dụng, song vẫn có những tiêu chí chung của một ứng viên mà...

Mức lương cũ quá thấp, có nên tiết lộ "Payslip" khi phỏng vấn? 

Khi đi phỏng vấn, nhà tuyển dụng thường sẽ hỏi về mức lương cũ của ứng viên để có cơ sở đánh giá và đưa...

Bài Viết Liên Quan

Đối mặt với từ khóa "Tìm việc làm" tăng 17 lần, xu hướng chọn việc của Gen Z hiện nay vẫn là "Lazy-girl Job"

Nhu cầu tìm việc vẫn đang ngày một tăng cao giữa làn sóng lay-off kéo...

04 xu hướng tuyển dụng đang thay đổi, bạn có sẵn sàng thích nghi?

Nhiều doanh nghiệp hiện nay đang lên các chiến lược tuyển dụng mới để nhanh...

Các xu hướng phỏng vấn "nóng hổi” mà người mới đi làm phải biết

Để tìm ra những ứng viên tài năng và phù hợp nhất, hiện nay nhiều...

3 nhóm ứng viên mà doanh nghiệp lớn đang ra sức tìm kiếm

Mỗi doanh nghiệp đều có bộ quy chuẩn riêng cho việc tuyển dụng, song vẫn...

Mức lương cũ quá thấp, có nên tiết lộ "Payslip" khi phỏng vấn? 

Khi đi phỏng vấn, nhà tuyển dụng thường sẽ hỏi về mức lương cũ của...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers