adsads
Lượt Xem 122

Những vấn đề phải đối mặt sau khi “nhảy việc”

Anh An (23 tuổi) chia sẻ rằng: “Lần đó sau khi nhảy việc, mình đã thất nghiệp tới tận hơn nửa năm. Cuộc sống lúc đó phải nói là lao đao, bế tắc thực sự…” Khi ấy vừa ra trường chưa có nhiều kinh nghiệm nên sẽ rất khó tìm được việc làm. Chưa kể tiền phòng trọ, tiền ăn uống, tiền sinh hoạt phí hằng ngày sẽ khiến bạn cảm thấy khá áp lực. Mà áp lực nhất chính là nỗi lo thất nghiệp kéo dài và cảm giác tự ti về chính bản thân mình.

Còn theo Duyên (22 tuổi) thì: “Những lần sau thì có kinh nghiệm hơn rồi. Nên nhảy việc xong là mình nhanh chóng tìm được công việc mới ưng ý luôn…” Vậy nên nếu nắm được nghệ thuật nhảy việc, không chỉ nhanh chóng tìm được việc mới mà bạn còn giữ được mối quan hệ tốt với mọi người ở công ty cũ đấy.

2 việc không nên làm trước khi “nhảy việc”

Đừng bốc đồng các bạn trẻ nhé! Tập kiểm soát cảm xúc và đừng nóng vội quyết định nghỉ việc lúc mất bình tĩnh. Anh An kể lại: “Lúc đó mình còn trẻ nên tính cách rất bốc đồng, bị Sếp la vài câu đã đùng đùng viết đơn nghỉ việc ngay. Và rồi sau khi bình tĩnh lại thì bản thân đã rơi vào cảnh thất nghiệp dài dài…”

Còn với chị Thùy (25 tuổi) thì: “Tính mình lúc trẻ khá thật thà thẳng tính, cảm thấy điều gì chướng tai gai mắt hay không hài lòng mình đều nói ra hết. Mình từng nói thẳng trước công ty rằng mình quyết định nghỉ việc vì lương thấp, Sếp thì thiếu chuyên môn, lại bị quản lý đì…” Vậy nên bài học rút ra là bạn hãy giữ kín những điều bản thân không hài lòng. Nhất là khi đi phỏng vấn công ty mới, bạn có thể gây mất thiện cảm với nhà tuyển dụng vì nói thẳng lý do nghỉ việc như vậy.

2 việc nên làm trước khi “nhảy việc”

Hãy cứ làm tốt công việc của mình cho đến ngày cuối cùng ở công ty. Anh Tiến (27 tuổi) kể lại: “Lúc mình nộp đơn nghỉ việc thì vẫn còn làm ở công ty thêm một tuần nữa. Trong một tuần đó, mình vẫn chăm chỉ hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao…” Điều này thể hiện được bạn là người có tinh thần trách nhiệm cao. Đừng nghĩ mình sắp nghỉ việc rồi nên lười biếng làm qua loa các bạn trẻ nhé.

Bên cạnh đó, chị Duyên mách nhỏ: “Sau khi nghỉ việc, mình đã gửi mail cảm ơn Sếp và nhắn tin cảm ơn các đồng nghiệp cũ đã giúp đỡ mình trong suốt thời gian qua. Điều này giúp để lại ấn tượng tốt về bản thân trong lòng mọi người ở công ty cũ…”

Vậy nên nếu có thể, bạn nhớ gửi thư cảm ơn và bày tỏ lòng trân trọng đến công ty và đồng nghiệp cũ nhé. May mắn thì có cơ hội được Sếp giới thiệu công việc mới ưng ý. Hoặc sau này sẽ được mọi người hỗ trợ nhiều trên hành trình sự nghiệp nữa đấy.

Bí quyết 3C cho bạn trẻ đang có ý định “nhảy việc”

Chữ C thứ nhất:

Cân nhắc công việc hay gia đình, bạn bè quan trọng hơn. Đặt trường hợp công việc mới ở xa gia đình và bạn bè, bạn sẽ thế nào? Nếu bạn đặt sự nghiệp ưu tiên hơn, hãy chọn công việc mới để giúp bản thân phát triển. Còn nếu bạn quan trọng gia đình và bạn bè hơn, có thể suy nghĩ lại và không nên nhảy việc nữa.

– Chữ C thứ hai:

Cân nhắc quyết định dựa vào kinh nghiệm người từng trải. Hãy hỏi gia đình, bạn bè, đồng nghiệp… những người đã từng nhảy việc. Họ sẽ chia sẻ bạn nghe câu chuyện nhảy việc và kinh nghiệm thực tiễn, rất hữu ích đấy.

– Chữ C thứ ba:

Cân nhắc mọi hậu quả có thể xảy ra. Nhảy việc rồi thì cơ hội tìm được công việc mới có cao không, nguy cơ thất nghiệp lâu không? Công ty mới có xa chỗ ở không, có cần phải tìm và chuyển chỗ ở không? Đến một nơi xa lạ không bạn bè người thân, bạn có ổn không? Môi trường làm việc mới có hợp không, bạn có thích nghi được không?… Cân nhắc mọi vấn đề có thể xảy ra rồi mới nhảy việc bạn nhé.

Hy vọng những chia sẻ thú vị và kinh nghiệm hữu ích của các anh chị trong bài viết trên giúp bạn trẻ nắm được nghệ thuật “nhảy việc” vững như kiềng 3 chân! Chúc bạn sớm tìm được hành trình sự nghiệp phù hợp nhất với bản thân nhé.

Xem thêm: Chiến lược để thành công trong công việc đầu tiên

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Đối mặt với từ khóa "Tìm việc làm" tăng 17 lần, xu hướng chọn việc của Gen Z hiện nay vẫn là "Lazy-girl Job"

Nhu cầu tìm việc vẫn đang ngày một tăng cao giữa làn sóng lay-off kéo dài từ năm ngoái đến nay. Trong tình thế này,...

04 xu hướng tuyển dụng đang thay đổi, bạn có sẵn sàng thích nghi?

Nhiều doanh nghiệp hiện nay đang lên các chiến lược tuyển dụng mới để nhanh chóng tìm được một ứng viên lý tưởng mà vẫn...

Các xu hướng phỏng vấn "nóng hổi” mà người mới đi làm phải biết

Để tìm ra những ứng viên tài năng và phù hợp nhất, hiện nay nhiều doanh nghiệp đã áp dụng các hình thức phỏng vấn...

3 nhóm ứng viên mà doanh nghiệp lớn đang ra sức tìm kiếm

Mỗi doanh nghiệp đều có bộ quy chuẩn riêng cho việc tuyển dụng, song vẫn có những tiêu chí chung của một ứng viên mà...

Mức lương cũ quá thấp, có nên tiết lộ "Payslip" khi phỏng vấn? 

Khi đi phỏng vấn, nhà tuyển dụng thường sẽ hỏi về mức lương cũ của ứng viên để có cơ sở đánh giá và đưa...

Bài Viết Liên Quan

Đối mặt với từ khóa "Tìm việc làm" tăng 17 lần, xu hướng chọn việc của Gen Z hiện nay vẫn là "Lazy-girl Job"

Nhu cầu tìm việc vẫn đang ngày một tăng cao giữa làn sóng lay-off kéo...

04 xu hướng tuyển dụng đang thay đổi, bạn có sẵn sàng thích nghi?

Nhiều doanh nghiệp hiện nay đang lên các chiến lược tuyển dụng mới để nhanh...

Các xu hướng phỏng vấn "nóng hổi” mà người mới đi làm phải biết

Để tìm ra những ứng viên tài năng và phù hợp nhất, hiện nay nhiều...

3 nhóm ứng viên mà doanh nghiệp lớn đang ra sức tìm kiếm

Mỗi doanh nghiệp đều có bộ quy chuẩn riêng cho việc tuyển dụng, song vẫn...

Mức lương cũ quá thấp, có nên tiết lộ "Payslip" khi phỏng vấn? 

Khi đi phỏng vấn, nhà tuyển dụng thường sẽ hỏi về mức lương cũ của...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers