adsads
1603.18.1
Lượt Xem 6 K

Đã được 6 năm gắn bó với công ty từ khi tôi còn là một thực tập sinh đến khi tốt nghiệp, tại đây tôi được sếp rất tin tưởng và đặt rất nhiều kỳ vọng. Nhưng đó cũng chính là lý do khiến tôi vô cùng bối rối khi bản thân đang nung nấu ý định xin nghỉ việc. Giờ đây, tôi chẳng biết phải chia sẻ với sếp về việc này như thế nào trong khi bản thân đã có quyết định cho riêng mình.

Trong hơn 6 năm gắn bó, sếp là người đã luôn chỉ dẫn và hướng dẫn tận tình cho tôi. Không những thế, ngoài giờ làm việc, tôi và sếp còn là những người anh em vô cùng thân thiết, có thể chia sẻ buồn vui, áp lực trong cuộc sống.Việc quá thân thiết cũng chính là nguyên nhân khiến tôi khó có thể nộp lá đơn xin nghỉ việc đã soạn sẵn cách đây cả tháng. Vì thật sự, mọi thứ đều đang rất tốt đẹp với tôi, sếp tâm lý, hiểu nhân viên, có cơ hội thăng tiến. Nhưng tôi nhận thấy, bản thân còn cần nhiều hơn nữa cho sự nghiệp của mình. Bên cạnh đó, cống hiến đã hơn 6 năm nay, tôi nghĩ cũng đã là thời điểm mình nên ra đi để khám phá thế giới xung quanh. Tôi đã không còn trẻ để mãi dậm chân tại một ngôi nhà quá đỗi an toàn, tôi muốn ra biển lớn để vẫy vùng, để học cách bơi giữa những trận cuồng phong bão táp. 

Không thể chần chừ mãi, nhưng thay vì gửi đơn xin việc như đúng quy trình của công ty, tôi quyết định gặp trực tiếp sếp để chia sẻ về ý định nghỉ việc trong thời gian sắp tới.

Tôi chủ động chia sẻ bằng thái độ giải bày chứ không phải chủ động trình bày vì tôi không muốn kể thao thao bất tuyệt về hàng ngàn lý do khiến tôi quyết định chuyển việc. Thay vào đó, tôi quyết định giải bày những mong muốn và định hướng của bản thân song song đó là trải lòng những khó khăn mà mình đang đối mặt và ý định đang hướng dến để giải quyết được khó khăn vào lời tư vấn của sếp.

Dường như lựa chọn giải bày bằng những lời nói chân thành với sếp, tôi lại nhận được sự đồng cảm nhiều hơn là sự thất vọng và tức giận. Sếp dường như thấu hiểu được khó khăn tôi gặp phải và nhìn nhận được mục tiêu tôi muốn hướng đến. Thậm chí, chính sếp đã cho tôi nhiều lời khuyên về cách lựa chọn môi trường tiếp theo, đánh giá điểm mạnh cũng như điểm yếu của tôi để trau dồi cũng như phát huy ở nơi mới. 

Tôi hiểu được rằng, thái độ giải bày thay vì trình bày sẽ khiến người lắng nghe câu chuyện của bạn cảm thấy được tôn trọng và đề cao. Nhất là trong những tình huống nhạy cảm như chuyển việc, chính bản thân bạn đôi khi sẽ bị đối phương hiểu lầm và đánh giá như một kẻ phản bội. 

Ranh giới khác biệt giữa trình bày và giải bày là khá mong manh, Vì vậy, hãy xác định điều mà bản thân bạn muốn hướng đến để chọn cách nào cho phù hợp với tình huống. Trong câu chuyện của tôi, quyết định lựa chọn sự giải bày đã giúp tôi “nhẹ ngàng hóa” mọi việc. Dù chuyển công việc mới nhưng tôi vẫn gìn giữ tốt mối quan hệ với người sếp cũ của mình. Không những thế, sếp cũ còn sẵn sàng trở thành “quân sư” cho tôi từ xa khi tôi chuyển sang môi trường mới. 

Không ai đồng hành cùng bạn mãi trên con đường sự nghiệp dài phía trước, nhưng cách ứng xử tử tế và khéo léo sẽ giúp bạn duy trì tình cảm với những con người ấy suốt cả cuộc đời.

 

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Làm gì khi sếp & nhân viên không cùng “tiếng nói chung”?

Bạn đã từng cảm thấy khó chịu, bực bội, hoặc thất vọng trong quá trình làm việc với sếp của mình chưa? Bạn có thấy...

“Sông có khúc, người có lúc” - Đã đến lúc học cách tha thứ cho nhân viên mắc phải lỗi lầm

“Sông có khúc, người có lúc" - một câu ca dao đơn giản nhưng chứa đựng một sự thấu hiểu sâu sắc về cuộc sống...

Sếp nên làm gì khi nhân viên "miễn dịch" với lời góp ý

Trong môi trường làm việc, việc nhận phản hồi và góp ý từ nhân viên là một phần quan trọng của quá trình phát triển...

New Project 42

Tôi muốn "phá kén" giống sếp của mình

“Phá kén” là quy trình tất yếu trong tự nhiên để trưởng thành của loài bướm. Với con người cũng vậy, đôi khi chúng ta...

Shutterstock 2149852003

4 đặc điểm của nhân viên được sếp quý, đồng nghiệp nể

Các chủ doanh nghiệp thường chỉ tập trung vào các kỹ năng kỹ thuật và không đánh giá các phẩm chất và đặc điểm tạo...

Bài Viết Liên Quan

Làm gì khi sếp & nhân viên không cùng “tiếng nói chung”?

Bạn đã từng cảm thấy khó chịu, bực bội, hoặc thất vọng trong quá trình...

“Sông có khúc, người có lúc” - Đã đến lúc học cách tha thứ cho nhân viên mắc phải lỗi lầm

“Sông có khúc, người có lúc" - một câu ca dao đơn giản nhưng chứa...

Sếp nên làm gì khi nhân viên "miễn dịch" với lời góp ý

Trong môi trường làm việc, việc nhận phản hồi và góp ý từ nhân viên...

New Project 42

Tôi muốn "phá kén" giống sếp của mình

“Phá kén” là quy trình tất yếu trong tự nhiên để trưởng thành của loài...

Shutterstock 2149852003

4 đặc điểm của nhân viên được sếp quý, đồng nghiệp nể

Các chủ doanh nghiệp thường chỉ tập trung vào các kỹ năng kỹ thuật và...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers