adsads
trade marketing la gi
Lượt Xem 1 K

Trade marketing là gì?

Trade marketingchiến lược tiếp thị dành riêng cho các hoạt động kinh doanh giữa các đối tác thương mại, bao gồm nhà cung cấp và nhà bán lẻ. Trade marketing tập trung vào việc xây dựng mối quan hệ lâu dài và hiệu quả với các đối tác thương mại, giúp tăng cường doanh số bán hàng, nâng cao thương hiệu và tăng lợi nhuận.

Phân biệt Trade Marketing và Brand Marketing

Trong quá trình tìm hiểu Trade marketing là gì nhiều người đã có sự nhầm lẫn chúng với brand marketing và các loại hình marketing khác. Trên thực tế, Trade marketing và brand marketing là hai chiến lược tiếp thị khác nhau, nhưng chúng đều có liên quan chặt chẽ đến việc xây dựng và phát triển thương hiệu của một doanh nghiệp.

Tiêu chí phân biệt Trade Marketing Brand Marketing
Đối tượng Xây dựng mối quan hệ lâu dài và hiệu quả với các đối tác thương mại, bao gồm nhà cung cấp và nhà bán lẻ Xây dựng và quản lý thương hiệu của một doanh nghiệp
Mục đích Đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng thông qua các kênh phân phối. Tạo dựng và thúc đẩy nhận thức về thương hiệu, nâng cao giá trị thương hiệu, tăng cường mối quan hệ giữa thương hiệu và khách hàng
Hoạt động – Đào tạo cho nhân viên bán hàng,

– Đưa ra các chương trình khuyến mãi

– Phân tích thị trường

– Phân phối sản phẩm

– Nghiên cứu thói quen mua sắm của khách hàng.

– Định hình và phát triển thương hiệu

– Quảng cáo

– Quản lý nội dung trên các kênh truyền thông

– Tạo ra trải nghiệm khách hàng độc đáo

– Xây dựng mối quan hệ với khách hàng.

Xem thêm:

Mô tả công việc Trade Marketing chi tiết và đầy đủ nhất

Trade marketing là một lĩnh vực quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bán lẻ. Vậy công việc của Trade Marketing là gì?

Công việc của một chuyên viên trade marketing bao gồm:

Tổ chức các sự kiện triển lãm

Chuyên viên trade marketing có trách nhiệm tổ chức các sự kiện triển lãm nhằm giới thiệu sản phẩm của doanh nghiệp đến khách hàng và đối tác thương mại. Các sự kiện này bao gồm: triển lãm sản phẩm, hội chợ, buổi gặp gỡ và các hoạt động trưng bày sản phẩm.

Mô tả công việc Trade Marketing

Trade marketing là một lĩnh vực quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp

Chuyên viên trade marketing cần phải lên kế hoạch và thực hiện các hoạt động triển lãm, lên kế hoạch về chương trình, địa điểm, thời gian, sự tham gia của đối tác thương mại và các hoạt động xúc tiến bán hàng.

Triển khai chương trình khuyến mãi

Chuyên viên trade marketing cần triển khai các chương trình khuyến mãi để tăng cường doanh số bán hàng của doanh nghiệp. Các chương trình khuyến mãi bao gồm: giảm giá, tặng quà, voucher khuyến mại và các chương trình tích điểm.

Trưng bày sản phẩm

Chuyên viên trade marketing cần lên kế hoạch triển khai các hoạt động trưng bày sản phẩm sao cho thu hút và tạo ấn tượng tốt với khách hàng. Các hoạt động trưng bày sản phẩm bao gồm: thiết kế cửa hàng, kệ trưng bày sản phẩm và các tài liệu quảng cáo.

Nghiên cứu thị trường

Chuyên viên trade marketing cần đánh giá và nghiên cứu thị trường để hiểu rõ nhu cầu của khách hàng và đối tác thương mại. Các hoạt động nghiên cứu thị trường bao gồm: phân tích dữ liệu thị trường, đánh giá đối thủ cạnh tranh, khoanh vùng thị trường tiềm năng và đánh giá hiệu quả các chương trình khuyến mãi, hoạt động trưng bày sản phẩm của doanh nghiệp cũng như các đối thủ cùng ngành.

Tạo dựng và duy trì các mối quan hệ

Chuyên viên trade marketing cần phải xây dựng và duy trì các mối quan hệ với các đối tác thương mại. Các hoạt động này bao gồm: thăm dò ý kiến, tìm hiểu nhu cầu của đối tác thương mại, đề xuất các chương trình khuyến mãi và định hướng chiến lược phát triển sản phẩm. Để làm được điều này, họ cần có kỹ năng giao tiếp tốt để xây dựng và duy trì các mối quan hệ với đối tác thương mại.

Tham gia xây dựng thương hiệu

Chuyên viên trade marketing cần phải tham gia vào quá trình xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp. Quá trình xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp bao gồm các hoạt động như: định vị thương hiệu, xây dựng nhận thức và lòng tin của khách hàng đối với thương hiệu, phát triển chiến lược marketing và quản lý thương hiệu.

Để hoàn thành tốt công việc này, các chuyên viên trade marketing cần có khả năng phân tích thị trường, đánh giá đối thủ cạnh tranh và đưa ra các giải pháp kinh doanh phù hợp để xây dựng, phát triển thương hiệu của doanh nghiệp.

9 kỹ năng cần có của một nhân viên Trade Marketing

Trade Marketing là công việc giao hòa giữa 3 ngành: Marketing, Sales và Brand. Vì thế, để hoàn thành tốt vị trí này, ngoài hiểu rõ mô tả công việc trade marketing là gì, bạn cần sở hữu các kỹ năng cần thiết sau:

1. Kỹ năng chuyên môn

Ứng viên cần tốt nghiệp đại học/cao đẳng chuyên ngành marketing, Tiếp thị, Bán hàng hoặc Quản lý. Nếu có kinh nghiệm làm việc ở vị trí trade marketing là một lợi thế khi ứng tuyển. Bên cạnh đó, ứng viên cần có sự hiểu biết sâu rộng về kinh doanh, marketing và hành vi người tiêu dùng.

2. Kỹ năng giao tiếp

Nhân viên Trade Marketing cần có khả năng giao tiếp tốt với đối tác thương mại, các bộ phận trong công ty và khách hàng. Họ cần phải truyền đạt thông tin một cách rõ ràng, thuyết phục và hiệu quả để đạt được mục tiêu kinh doanh.

3. Kỹ năng quản lý thời gian

Công việc của nhân viên Trade Marketing liên quan đến nhiều hoạt động và dự án khác nhau. Họ cần phải biết phân chia thời gian và ưu tiên công việc để đảm bảo hoàn thành các nhiệm vụ đúng thời hạn.

4. Kỹ năng phân tích và đánh giá

Người làm vị trí Trade Marketing cần có khả năng phân tích và đánh giá thị trường, đối thủ cạnh tranh, nhu cầu của khách hàng và đối tác thương mại để đưa ra các chiến lược và giải pháp phù hợp.

5.Kỹ năng sáng tạo

Trade marketing là gì

Để tạo ra các hoạt động trưng bày sản phẩm, chương trình khuyến mãi và sự kiện triển lãm hiệu quả, nhân viên Trade Marketing cần phải có khả năng sáng tạo và đưa ra các ý tưởng mới lạ, thu hút sự chú ý của khách hàng.

6.Kỹ năng quản lý dự án

Công việc của nhân viên Trade Marketing thường liên quan đến việc quản lý các dự án từ đầu đến cuối. Do đó, họ cần có khả năng lên kế hoạch, phân công công việc, theo dõi tiến độ và đưa ra các giải pháp khi gặp phải vấn đề xảy ra.

7.Kỹ năng tin học văn phòng

Nhân viên Trade Marketing cần thành thạo trong việc sử dụng các công cụ tin học văn phòng như Word, Excel, PowerPoint và một số phần mềm khác để tạo ra các tài liệu quảng cáo, báo cáo và trình bày ý tưởng.

8.Kỹ năng quản lý mối quan hệ

Khả năng xây dựng và duy trì các mối quan hệ với đối tác thương mại, khách hàng và các bộ phận trong công ty là kỹ năng quan trọng của người làm nghề marketing. Có như thế, nhân viên Trade Marketing mới có thể đạt được mục tiêu kinh doanh.

9.Kỹ năng tiếng Anh

Với sự phát triển và hội nhập với nền kinh tế toàn cầu, tiếng Anh đóng vai trò quan trọng và là cầu nối giữa các doanh nghiệp với nhau trong các hoạt động Trade Marketing. Do đó, sở hữu khả năng tiếng Anh tốt sẽ là một lợi thế giúp nhân viên Trade Marketing thăng tiến và thành công trong nghề.

Mức thu nhập của nhân viên Trade Marketing

Mức thu nhập của nhân viên Trade Marketing phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: kinh nghiệm làm việc, trình độ học vấn, kỹ năng và khả năng quản lý dự án. Theo thông tin từ các trang tuyển dụng trực tuyến, mức thu nhập trung bình của nhân viên Trade Marketing dao động từ 8 – 20 triệu đồng/tháng.

Mức thu nhập của nhân viên Trade Marketing

Mức thu nhập của nhân viên Trade Marketing phụ thuộc vào nhiều yếu tố

Đối với các vị trí lãnh đạo, giám sát hay chuyên viên cao cấp có kinh nghiệm lâu năm và thành tựu nổi bật trong lĩnh vực Trade Marketing, mức lương có thể cao lên đến hàng trăm triệu đồng mỗi tháng.

Lộ trình thăng tiến của Trade Marketing

Lộ trình thăng tiến của Trade Marketing cũng rất rộng mở và rõ ràng

Thực tập sinh (Internship)

Đây là cấp bậc thấp nhất trong Trade Marketing, thực tập sinh thường được tuyển dụng trong suốt quá trình học tập và được đào tạo về các kỹ năng cơ bản để thực hiện các nhiệm vụ hỗ trợ cho các nhân viên khác.

Tại Việt Nam, các trường lớp đào tạo bài bản về Trade Marketing chưa nhiều. Vì thế, để theo nghề bạn nên bắt đầu với vị trí thực tập sinh. Ở vị trí này bạn sẽ được đào tạo nghiệp vụ và được trải nghiệm thực tiễn với các việc cơ bản được giao.

Nhân viên (Executive)

Trade marketing là gì

Sau khi hoàn thành chương trình thực tập, nhân viên thường bắt đầu với vị trí nhân viên chính thức, được phân công các nhiệm vụ cụ thể để thực hiện và báo cáo cho cấp trên. Các nhiệm vụ ở vị trí này bao gồm phân tích thị trường, thực hiện các chiến lược Trade Marketing và quản lý mối quan hệ với khách hàng.

Trợ lý quản lý/ trợ lý trưởng phòng/phó phòng (Assistant Manager)

Sau khi tích lũy khoảng 2 năm kinh nghiệm và rèn luyện cho mình các kỹ năng cần thiết, bạn có thể thăng tiến lên vị trí trợ lý quản lý hoặc trợ lý trưởng phòng/phó phòng. Ở vị trí này bạn sẽ trở thành cánh tay phải đắc lực của trưởng phòng, hỗ trợ quản lý và lập kế hoạch, giám sát và đánh giá các hoạt động Trade Marketing.

Quản lý/ trưởng phòng (Manager)

Với kinh nghiệm từ 3 – 5 năm và kỹ năng quản lý tốt, nhân viên có thể thăng tiến lên vị trí quản lý hoặc trưởng phòng Trade Marketing. Lúc này, mọi sự thành bại, thành công của phòng ban sẽ nằm trên vai bạn. Bạn cần thực hiện các công việc như: lên kế hoạch chiến lược, quản lý và phát triển nhân viên, giám sát và đánh giá các hoạt động Trade Marketing

Giám đốc (Category Director)

Sau khoảng thời gian đủ lâu trong nghề và đạt nhiều thành tích xuất sắc trong lĩnh vực Trade Marketing, bạn có thể thăng tiến lên vị trí giám đốc. Đây là vị trí có trách nhiệm lớn hơn trong việc định hướng chiến lược, quản lý toàn bộ hoạt động Trade Marketing, lãnh đạo đội ngũ nhân viên và đưa ra quyết định chiến lược quan trọng cho công ty.

Tìm việc làm trong ngành Trade Marketing trên VietnamWorks

Nếu bạn đang tìm kiếm cơ hội việc làm trong ngành Trade Marketing, hãy truy cập ngay danh mục việc làm của VietnamWorks. Tại đây, tin tuyển dụng luôn được sàng lọc chặt chẽ, nguồn gốc rõ ràng, đầy đủ thông tin và luôn được cập nhật nhanh chóng nên bạn không mất nhiều thời gian cũng như không bỏ lỡ bất cứ cơ hội việc làm hấp dẫn nào.

Ngoài ra, tại WowCV của VietnamWorks còn hỗ trợ ứng viên tạo CV trực tuyến chuyên nghiệp và tìm việc làm theo tiêu chí của bạn. Với giao diện dễ nhìn, thiết kế khoa học, hiện đại, chắc chắn bạn sẽ có được những trải nghiệm tuyệt vời nhất khi tìm việc tại kênh tuyển dụng VietnamWorks.

Bên cạnh đó, VietnamWorks.com còn là nơi chia sẻ rất nhiều kinh nghiệm quý báu về tuyển dụng nhân sự cho nhà tuyển dụng lẫn ứng viên tìm việc. Mọi thông tin chia sẻ đều đến từ chuyên gia tuyển dụng và những người lâu năm trong nghề nhân sự đều được tổng hợp trên hạng mục HR Insider có trên website VietnamWorks.com. Bạn đừng bỏ lỡ nhé!

Hy vọng với những thông tin được cung cấp qua bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về Trade Marketing là gì cùng những tố chất cần có để phát triển trong nghề. Chúc bạn có những bước chân vững chắc trên con đường sự nghiệp trong lĩnh vực Marketing!

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Đối mặt với từ khóa "Tìm việc làm" tăng 17 lần, xu hướng chọn việc của Gen Z hiện nay vẫn là "Lazy-girl Job"

Nhu cầu tìm việc vẫn đang ngày một tăng cao giữa làn sóng lay-off kéo dài từ năm ngoái đến nay. Trong tình thế này,...

04 xu hướng tuyển dụng đang thay đổi, bạn có sẵn sàng thích nghi?

Nhiều doanh nghiệp hiện nay đang lên các chiến lược tuyển dụng mới để nhanh chóng tìm được một ứng viên lý tưởng mà vẫn...

Các xu hướng phỏng vấn "nóng hổi” mà người mới đi làm phải biết

Để tìm ra những ứng viên tài năng và phù hợp nhất, hiện nay nhiều doanh nghiệp đã áp dụng các hình thức phỏng vấn...

3 nhóm ứng viên mà doanh nghiệp lớn đang ra sức tìm kiếm

Mỗi doanh nghiệp đều có bộ quy chuẩn riêng cho việc tuyển dụng, song vẫn có những tiêu chí chung của một ứng viên mà...

Mức lương cũ quá thấp, có nên tiết lộ "Payslip" khi phỏng vấn? 

Khi đi phỏng vấn, nhà tuyển dụng thường sẽ hỏi về mức lương cũ của ứng viên để có cơ sở đánh giá và đưa...

Bài Viết Liên Quan

Đối mặt với từ khóa "Tìm việc làm" tăng 17 lần, xu hướng chọn việc của Gen Z hiện nay vẫn là "Lazy-girl Job"

Nhu cầu tìm việc vẫn đang ngày một tăng cao giữa làn sóng lay-off kéo...

04 xu hướng tuyển dụng đang thay đổi, bạn có sẵn sàng thích nghi?

Nhiều doanh nghiệp hiện nay đang lên các chiến lược tuyển dụng mới để nhanh...

Các xu hướng phỏng vấn "nóng hổi” mà người mới đi làm phải biết

Để tìm ra những ứng viên tài năng và phù hợp nhất, hiện nay nhiều...

3 nhóm ứng viên mà doanh nghiệp lớn đang ra sức tìm kiếm

Mỗi doanh nghiệp đều có bộ quy chuẩn riêng cho việc tuyển dụng, song vẫn...

Mức lương cũ quá thấp, có nên tiết lộ "Payslip" khi phỏng vấn? 

Khi đi phỏng vấn, nhà tuyển dụng thường sẽ hỏi về mức lương cũ của...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers