adsads
Tuyet chieu tuyen dung gen Z nha tuyen dung can nam 75 1 scaled
Lượt Xem 605

Vì vậy, khi đăng tin tuyển dụng, nhà tuyển dụng cần tận dụng tối đa những thế mạnh này cũng như có chiến lược tuyển dụng hiệu quả để thu hút được nhiều ứng viên giỏi, tài năng đến với doanh nghiệp của mình. Nắm rõ thói quen làm việc thuộc Gen Z sẽ giúp nhà tuyển dụng đưa ra chiến lược phù hợp.

1.Hiểu rõ thói quen tìm kiếm việc làm

Trước khi đi sâu vào các thói quen tìm kiếm việc làm, hãy tìm hiểu sự khác biệt giữa tuyển dụng Gen Z và tuyển dụng thế hệ trẻ và hơn thế nữa.

Gen Z là một thế hệ “Kỹ thuật số”. Đây là một thế hệ gắn liền với internet, điện thoại thông minh hoặc trò chơi điện tử. Họ đã nắm trong tay những phương tiện tiếp cận với thế giới bên ngoài cùng những nền văn hoá đa dạng từ khi còn rất nhỏ. Vì vậy, hầu hết người thuộc thế hệ Z có nhận thức rất tốt về khả năng của bản thân, đồng thời có xu hướng tạo ra nhiều dấu ấn của riêng mình.

 

1.1 Nhân viên Gen Z xác định được giá trị của họ

Một nghiên cứu cho thấy gần một phần ba Gen Z tham gia trả lời tin rằng họ là ‘thế hệ làm việc chăm chỉ nhất’ từ trước đến nay. Trong khi 36% khác nói rằng họ thuộc top thế hệ gặp nhiều vấn đề khi đi làm so với những người của thế hệ trước. Chỉ 4 trong 10 người tin rằng nền giáo dục mà Gen Z được hưởng chính là một hành trang hoàn hảo trước khi ra đời và đúng như vậy – 65% học sinh tiểu học ngày nay sẽ phải làm những công việc mà các thế hệ cũ ở cùng độ tuổi chưa từng làm. 

Nắm bắt được sự khác biệt giữa Gen Z và các thế hệ trước sẽ giúp các tổ chức dễ dàng thấu hiểu và giữ chân Gen Z tốt hơn. Bên cạnh việc thấu hiểu sự khác biệt, nhà tuyển dụng cũng cần lưu ý những thói quen tìm việc mới của đại bộ phận bạn trẻ như dưới đây.

 

Nhân viên công ty giới thiệu công việc ứng tuyển cho Gen Z

Hơn 70% Gen Z nói rằng việc giới thiệu để làm nhân viên hiện tại cho công ty hoặc một bộ phận giúp họ tìm hiểu được những thông tin hữu ích về các nhà tuyển dụng tiềm năng. Các hoạt động liên quan đến công việc của doanh nghiệp trên mạng xã hội giúp Gen Z  hiểu được văn hóa của công ty, đây cũng được coi là yếu tố ảnh hưởng đến quyết định làm việc của họ.

Gen Z tìm việc qua hội chợ việc làm tại trường

Những người trẻ thuộc thế hệ Z  vô cùng coi trọng giao tiếp cá nhân, chính vì vậy hội chợ việc làm và các sự kiện tuyển dụng của trường học cho họ cơ hội tiếp cận cũng như giao tiếp với các nhà tuyển dụng tiềm năng để tự do hỏi họ thông tin về công việc họ muốn.

Gen Z có xu hướng nhảy việc

Có một công việc với  thu nhập ổn định và đãi ngộ tốt hiện nay là mong muốn của hầu hết người lao động, đặc biệt là giới trẻ. Nhưng để thực hiện được  mong muốn này, các bạn trẻ thuộc thế hệ Z thường phải vỡ mộng vì môi trường làm việc khác xa với mong muốn, điều kiện và cách làm của mình. 

2.Đâu là chiến lược tuyển dụng Gen Z hiệu quả

Gen Z đã và đang tham gia rất tích cực vào thị trường lao động trên toàn cầu. Cùng với những nhu cầu ngày càng cao của Gen Z (thời gian tuyển dụng ngắn, giao tiếp trực tiếp nhiều hơn, quy trình tuyển dụng sử dụng công nghệ cao) thì cuộc cạnh tranh tìm kiếm nhân tài trở nên gay gắt hơn bao giờ hết. Lúc này, các nhà tuyển dụng sẽ cần nhiều phương pháp hơn để thu hút ứng viên thế hệ Z.

Sau đây là một số chiến lược hay để nhà tuyển dụng thu hút thế hệ tài năng đến với doanh nghiệp:

Hợp tác trong trường để tuyển dụng 

Xây dựng mối quan hệ bền vững với các trường cao đẳng và đại học là chìa khóa để kết nối nhân tài Thế hệ Z một cách dễ dàng.

Xây dựng website nghề nghiệp chuyên nghiệp

Thế hệ Z là thế hệ của thời đại kỹ thuật số. Vì vậy, trang web cần phải chuyên nghiệp và có một chiến lược tiếp thị nguồn nhân lực một cách cụ thể, rõ ràng. Thêm vào đó, để thu hút ứng viên tiềm năng giữa các đối thủ cùng ngành khác, doanh nghiệp cần đầu tư một tin đăng tuyển rõ ràng, minh bạch và hấp dẫn, hiện đại hóa trang web của họ để thu hút nhiều ứng viên hơn. 

Cần cá nhân hóa chiến lược truyền thông

Nhà tuyển dụng có thể mời sinh viên tìm hiểu rõ môi trường làm việc của công ty trước khi nộp đơn xin việc. Việc cập nhật thường xuyên trong suốt quá trình ứng tuyển giúp ứng viên nắm rõ tình trạng phỏng vấn của mình.

Yêu cầu công việc cần được mô tả rõ ràng 

Bản mô tả công việc trong việc ứng tuyển cần được viết tốt, cụ thể và cập nhật  thường xuyên để thu hút người tìm việc, hay nói riêng là Gen Z.

Xây dựng mạng lưới tuyển dụng từ nhân viên

Trên thực tế, tìm việc hoặc tuyển dụng thông qua sự giới thiệu từ các nhân viên hiện tại của công ty cũng rất hiệu quả. Nhà tuyển dụng có thể yêu cầu nhân viên hiện tại chia sẻ  công việc của họ trên mạng xã hội hoặc đăng khi có vị trí mới để tìm kiếm ứng cử viên tài năng. Điều này giúp các ứng viên Gen Z có cái nhìn trung thực về văn hóa công ty, điều này thúc đẩy sự quan tâm đến vị trí được quảng cáo, mô tả.

Những công ty có đội ngũ nhân viên trẻ và tài năng sẽ nhanh chóng phát triển bền vững, mạnh mẽ. Điều này cũng đòi hỏi nhiều nhà tuyển dụng phải có những “chiến lược tuyển dụng” nhân tài hiệu quả. Nếu bạn chưa nắm rõ cách thu hút lực lượng lao động Gen Z về với doanh nghiệp thì những thủ thuật trong bài viết sẽ là “vị cứu tinh” hữu ích. 

 

Xem thêm: Bật mí cách ứng xử phù hợp khi có sếp nhỏ tuổi hơn

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

3 chữ C quan trọng của sếp

Theo chuyên gia, thực hiện 3 chữ C, bao gồm Clarity (sự rõ ràng), Consistency (sự nhất quán) và Choice (sự lựa chọn), sẽ khiến...

Nghệ thuật quản lý: bí quyết giúp nhân tài cảm thấy bản thân có giá trị

Thu hút và giữ chân nhân tài là một trong những thách thức lớn nhất mà các doanh nghiệp phải đối mặt trong thời đại...

Xây dựng chương trình đào tạo nội bộ giúp nhân viên "linh hoạt" trước mọi tình huống

Năm 2024 hứa hẹn là một năm đầy thách thức nhưng cũng mang lại nhiều cơ hội thú vị cho các chuyên gia pháp chế...

Tái Tạo Sự Tự Tin Cho Nhân Viên Hậu Giai Đoạn “Nói Lời Tạm Biệt” Với Đồng Nghiệp

Trong bất kỳ tổ chức nào, việc sa thải là một phần không thể tránh khỏi của quá trình thích nghi và thay đổi, đặc...

"Job Shadowing" - sự thúc đẩy phát triển cho cả nhân viên và doanh nghiệp

Job Shadowing, hay còn được gọi là việc đồng hành là một hình thức đào tạo thực hành trong đó một nhân viên theo dõi,...

Bài Viết Liên Quan

3 chữ C quan trọng của sếp

Theo chuyên gia, thực hiện 3 chữ C, bao gồm Clarity (sự rõ ràng), Consistency...

Nghệ thuật quản lý: bí quyết giúp nhân tài cảm thấy bản thân có giá trị

Thu hút và giữ chân nhân tài là một trong những thách thức lớn nhất...

Xây dựng chương trình đào tạo nội bộ giúp nhân viên "linh hoạt" trước mọi tình huống

Năm 2024 hứa hẹn là một năm đầy thách thức nhưng cũng mang lại nhiều...

Tái Tạo Sự Tự Tin Cho Nhân Viên Hậu Giai Đoạn “Nói Lời Tạm Biệt” Với Đồng Nghiệp

Trong bất kỳ tổ chức nào, việc sa thải là một phần không thể tránh...

"Job Shadowing" - sự thúc đẩy phát triển cho cả nhân viên và doanh nghiệp

Job Shadowing, hay còn được gọi là việc đồng hành là một hình thức đào...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers