adsads
Word of mouth là gì?
Lượt Xem 704

Word of mouth là gì?

Word of mouth là gì? Chính là hình thức truyền thông giữa 2 bên liên quan tới việc đánh giá về sản phẩm, dịch vụ nào đó không có sự can thiệp của quảng cáo mà thông qua lời nói/ truyền miệng của khách hàng và những người trải nghiệm sản phẩm/dịch vụ. Đó chính là cách tận dụng mọi cơ hội khi khách hàng có sự quan tâm đến sản phẩm của thương hiệu và diễn giải sự quan tâm đó bằng lời nói để truyền đạt đến cho người khác.

Những chia sẻ gần gũi và chân thực hằng ngày cung cấp thông tin hữu ích cho người nghe và đó cũng là kết quả của Marketing truyền miệng mà các thương hiệu muốn có hơn bất cứ hình thức quảng cáo nào khác.

Mặc dù nhiều người thường quen gọi là Marketing truyền miệng theo đúng nghĩa đen. Tuy nhiên, trong thời đại hiện nay công nghệ phát triển, mạng xã hội phổ biến hơn, thông tin không chỉ được “truyền miệng” đơn thuần mà còn là những hình thức status, stories, tương tác (like, share), comment trên các nền tảng trực tuyến như social media, website,… Bởi Word of mouth khuyến khích khách hàng chủ động chia sẻ về các sản phẩm/dịch vụ dưới góc độ của họ.

Word of mouth là gì?

Xem thêm:

Sự quan trọng của Marketing truyền miệng

Như vậy chúng ta đã có thể hiểu hơn về Word of mouth là gì qua khái niệm trên. Vậy thì sự quan trọng của hình thức marketing truyền miệng này là gì?

Marketing truyền miệng thực sự quan trọng vì nó được tạo ra từ chính phản ứng của khách hàng và sức ảnh hưởng của họ đến với quyết định mua hàng với người khác.

Ví dụ: Một khách hàng hạnh phúc có thể kéo theo một khách hàng khác tìm hiểu sản phẩm và đặt mua sản phẩm đó qua những lời giới thiệu, miêu tả về trải nghiệm của mình.

Vì thế, càng có nhiều khách hàng giới thiệu về sản phẩm của doanh nghiệp đến với người thân, bạn bè của họ thì sẽ càng có nhiều cơ hội để tăng doanh thu và mở rộng tệp khách hàng.

Một khảo sát về mức độ tin tưởng của khách hàng đối với các yếu tố truyền miệng – Word of mouth, ý kiến trực tuyến (online opinions) và quảng cáo đã cho ra kết quả như sau:

  • 92% khách hàng tin vào truyền miệng
  • 70% khách hàng tin vào ý kiến trực tuyến
  • 58% khách hàng tin vào quảng cáo

Từ tỷ lệ trên cho chúng ta thấy phần nào sức mạnh “khủng khiếp” của marketing truyền miệng. Nó có thể khiển sản phẩm được yêu thích cũng có thể khiến sản phẩm ấy bị “ngó  lơ” chỉ vì những lời truyền miệng qua lại của khách hàng. Cũng chính vì sức mạnh này của truyền miệng mà một khi khách hàng có bất cứ điều gì không hài lòng với sản phẩm sẽ tạo ra sự tiêu cực tiếp đó.

Sự quan trọng của Marketing truyền miệng

Các hình thức Marketing truyền miệng phổ biến

Trên thực tế, Word of mouth có rất nhiều dạng thức, nguồn gốc và động cơ khác nhau, tuy nhiên có 2 dạng chính là có chủ đích từ khách hàng và có chủ đích từ nhãn hàng.

Buzz marketing

Buzz marketing chính là hình thức marketing phổ biến và được triển khai nhiều thông qua mạng xã hội. Cách thức thực hiện chủ yếu là tạo “tin đồn, giật gân, gây sốc,…” để thu hút sự chú ý, kích thích mọi người thảo luận, bàn tán qua lại.

Ví dụ: Những chiêu thức marketing trước thềm ra mắt sản phẩm âm nhạc của ca sĩ, bộ phim nào đó,… Đó chính là buzz marketing hay là một hình thức truyền miệng. Hiệu ứng từ khán giả phần nào sẽ làm cho sự kiện được chú ý hơn.

Viral marketing

Đây chính là hình thức truyền miệng phổ biến nhất. Với sự phổ biến của mạng xã hội, Viral marketing lại càng được sử dụng nhiều hơn. Bất cứ điều gì Viral đều có thể bắt nguồn từ một chiến lược marketing nào đó.

Thực chất, các chiến lược marketing đều cần đến yếu tố Viral, vì mục đích của marketing chính là thu hút sự chú ý của mọi người. Do đó, bạn có thể thấy được Viral marketing có ở khắp mọi nơi, trong các chiến dịch marketing.

Influencer marketing

Công nghệ  Internet và mạng xã hội bùng nổ khiến influencer marketing phát triển hơn bao giờ hết. Đây chính là hình thức thương hiệu liên kết với một influencer trong lĩnh vực liên quan đến sản phẩm/dịch vụ để có thể tạo sự ảnh hưởng tích cực đến đối tượng khách hàng mục tiêu.

Bạn có thể dễ dàng thấy được hình ảnh người nổi tiếng giới thiệu một sản phẩm nào đó trên trang cá nhân của họ. Đây chính là một dạng Influencer marketing truyền miệng. Lời nói của những người nổi tiếng về sản phẩm/dịch vụ chính là Word of mouth. Họ chính là những khách hàng có sự ảnh hưởng đến nhiều người cùng một lúc.

Product seeding

Seeding chính là cách làm phổ biến để truyền thông về sản phẩm, đặc biệt là trong các hội nhóm và cộng đồng có liên quan đến sản phẩm. Bằng cách lan truyền các thông tin về sản phẩm/dịch vụ đến khách hàng và những người tiếp cận, nhằm tạo sự tò mò và hứng thú đối với sản phẩm.

Referral/affiliates program

Xây dựng các chương trình referral hay affiliate cũng là một cách để có thể thực hiện marketing truyền miệng. Thay vì việc trông chờ vào việc khách hàng giới thiệu về sản phẩm thì có thể tạo ra chương trình để học có thể chia sẻ về sự hài lòng khi sử dụng sản phẩm, đồng thời nhận lợi được quyền lợi hay quà tặng đó.

Đây cũng chính là một hình thức truyền miệng hiệu quả và nhanh chóng. Chương trình này cũng sẽ mang về cho thương hiệu một lượng người dùng nhất định.

Evangelist marketing

Evangelist marketing chính là hình thức marketing truyền giáo. Hình thức này thương hiệu thường biến khách hàng trung thành của mình thành những nhà truyền giáo của họ.
Để có thể thực hiện được hình thức này thì thương hiệu cần tạo được sự hài lòng đối với khách hàng của mình và có đến sự tham gia của họ. Từ đó, bằng cách kết nối cũng như tạo dựng cộng đồng những khách hàng trung thành, thương hiệu sẽ có được đội truyền giáo tham gia và chia sẻ những thông tin tích cực về thương hiệu và sản phẩm.

Social media marketing

Ngày nay, marketing truyền miệng không chỉ là hình thức thể hiện qua lời nói trực tiếp mà còn có những biến thể đa dạng phát triển theo mức độ phong phú và phổ biến của mạng xã hội. Người ta có thể chuyển Word of mouth sang hình thức digital thông qua social media marketing.

Tính đến năm 2025 có khoảng 56.7% dân số thế giới sẽ sử dụng ít nhất một mạng xã hội. Con số này đủ để thuyết phục các marketer càng chú ý hơn đến word-of-mouth trên các nền tảng này.

Các hình thức Marketing truyền miệng phổ biến

Nguyên tắc làm Marketing Word of mouth

Dưới đây là một số nguyên tắc làm Marketing Word of mouth mà những người theo đuổi hình thức Marketing cần nắm:

  • Cho lý do để bàn tán: Chúng ta thường rất thích bàn tán về những vấn đề “hot”, câu chuyện giật gân. Hiểu được tâm lý đó, nhiều doanh nghiệp đã tạo nên các chủ đề nóng hổi như rò rỉ thông tin để mình có thể xuất hiện trong những câu chuyện  của người khác.
  • Khuyến khích khách hàng tạo User Generated Content: Bằng cách này, doanh nghiệp có thể nâng cao nhận diện cho nhãn hàng, thương hiệu một cách tự nhiên tăng độ tin tưởng được tiếp nhận nội dung. Dựa vào đó doanh nghiệp có thể tạo ra các trào lưu trên mạng xã hội và các động thái khuyến khích người dùng sử dụng các hashtag, video, hình ảnh thú vị để chia sẻ và đăng tải nội dung từ người dùng,…
  • Hãy để khách hàng vui: Để một sản phẩm của bạn có thể xuất hiện trong câu chuyện của một ai đó thì hoặc cần nó thật sự tốt hoặc quá dở. Chắc chắn doanh nghiệp đều muốn sản phẩm mình có thể để lại ấn tượng tốt. Chính vì vậy, hãy làm khách hàng của mình vui vẻ bằng những sản phẩm và dịch vụ chất lượng, đáp ứng nhu cầu của họ. Họ chắc chắn sẽ trở thành những nhà quảng cáo sản phẩm nhiệt tình cho doanh nghiệp của bạn hơn ai hết.
  • Gây dựng lòng tin với khách hàng: Doanh nghiệp/ thương hiệu cần khiến cho sự hy sinh của những người mang cả danh dự và uy tín cá nhân để đảm bảo với người khác về sản phẩm của bạn. Chính vì vậy, cần cung cấp đúng sản phẩm dịch vụ và chất lượng của mình nếu không sẽ mất đi những khách hàng trung thành.
  • Đơn giản, ngắn gọn, súc tích: Chẳng ai có đủ thời gian và kiên nhẫn để có thể nói về những điều quá khó hiểu và khó nhớ. Vì thế, muốn thông điệp của sản phẩm của mình được lan truyền rộng rãi thì các doanh nghiệp cần làm cho thông điệp càng đơn giản và ngắn gọn càng tốt. Điều này sẽ giúp thông điệp được in sâu vào tâm trí khách hàng và dễ dàng được lan truyền hơn.

Hy vọng bài viết “Word of mouth là gì? Sức mạnh thực sự của sự truyền miệng trong Marketing” của chúng tôi đã giúp tổng hợp và cung cấp đến bạn các thông tin bổ ích và chân thực đến với bạn đọc. Đặc biệt, hiểu được cách làm thế nào để có thể thực hiện hình thức Word of mouth hiệu quả.

adsads
Bài Viết Liên Quan

Đối mặt với từ khóa "Tìm việc làm" tăng 17 lần, xu hướng chọn việc của Gen Z hiện nay vẫn là "Lazy-girl Job"

Nhu cầu tìm việc vẫn đang ngày một tăng cao giữa làn sóng lay-off kéo dài từ năm ngoái đến nay. Trong tình thế này, nhiều người trẻ thuộc Gen Z đề cao xu hướng làm việc “Lazy-girl Job” dù cho những công việc này có tính cạnh tranh rất cao. 

04 xu hướng tuyển dụng đang thay đổi, bạn có sẵn sàng thích nghi?

Nhiều doanh nghiệp hiện nay đang lên các chiến lược tuyển dụng mới để nhanh chóng tìm được một ứng viên lý tưởng mà vẫn tiết kiệm được thời gian cũng như nguồn lực trong toàn bộ quá trình.

Các xu hướng phỏng vấn "nóng hổi” mà người mới đi làm phải biết

Để tìm ra những ứng viên tài năng và phù hợp nhất, hiện nay nhiều doanh nghiệp đã áp dụng các hình thức phỏng vấn khác nhau nhằm kiểm tra kỹ năng, kinh nghiệm và kiến thức của ứng viên.

3 nhóm ứng viên mà doanh nghiệp lớn đang ra sức tìm kiếm

Mỗi doanh nghiệp đều có bộ quy chuẩn riêng cho việc tuyển dụng, song vẫn có những tiêu chí chung của một ứng viên mà bất kỳ nhà tuyển dụng nào cũng tìm kiếm.

Mức lương cũ quá thấp, có nên tiết lộ "Payslip" khi phỏng vấn? 

Khi đi phỏng vấn, nhà tuyển dụng thường sẽ hỏi về mức lương cũ của ứng viên để có cơ sở đánh giá và đưa ra mức lương phù hợp.

Bài Viết Liên Quan

Đối mặt với từ khóa "Tìm việc làm" tăng 17 lần, xu hướng chọn việc của Gen Z hiện nay vẫn là "Lazy-girl Job"

Nhu cầu tìm việc vẫn đang ngày một tăng cao giữa làn sóng lay-off kéo dài từ năm ngoái đến nay. Trong tình thế này, nhiều người trẻ thuộc Gen Z đề cao xu hướng làm việc “Lazy-girl Job” dù cho những công việc này có tính cạnh tranh rất cao. 

04 xu hướng tuyển dụng đang thay đổi, bạn có sẵn sàng thích nghi?

Nhiều doanh nghiệp hiện nay đang lên các chiến lược tuyển dụng mới để nhanh chóng tìm được một ứng viên lý tưởng mà vẫn tiết kiệm được thời gian cũng như nguồn lực trong toàn bộ quá trình.

Các xu hướng phỏng vấn "nóng hổi” mà người mới đi làm phải biết

Để tìm ra những ứng viên tài năng và phù hợp nhất, hiện nay nhiều doanh nghiệp đã áp dụng các hình thức phỏng vấn khác nhau nhằm kiểm tra kỹ năng, kinh nghiệm và kiến thức của ứng viên.

3 nhóm ứng viên mà doanh nghiệp lớn đang ra sức tìm kiếm

Mỗi doanh nghiệp đều có bộ quy chuẩn riêng cho việc tuyển dụng, song vẫn có những tiêu chí chung của một ứng viên mà bất kỳ nhà tuyển dụng nào cũng tìm kiếm.

Mức lương cũ quá thấp, có nên tiết lộ "Payslip" khi phỏng vấn? 

Khi đi phỏng vấn, nhà tuyển dụng thường sẽ hỏi về mức lương cũ của ứng viên để có cơ sở đánh giá và đưa ra mức lương phù hợp.

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers