adsads
Lượt Xem 6 K

3 Không: Không quà – Không “hót” – Không lười

Không quà

Không tặng quà là điều đầu tiên bạn cần ghi nhớ khi có ý định muốn lấy lòng sếp. Nghe có vẻ ngược đời nhưng không phải sếp nào cũng đòi hỏi nhân viên mình phải tặng quà thường xuyên cả! Nếu bạn liên tục tiếp cận thư ký hay thậm chí người thân của sếp, chỉ để dò la sở thích và tặng cho sếp những món quà đắt tiền, sếp sẽ bắt đầu cảm thấy cuộc sống riêng tư đang bị “dòm ngó” và khó chịu trước những ý đồ của bạn. Đặc biệt là khi bạn công khai tặng quà cho sếp ngay tại văn phòng. Sếp sẽ không thích bị “gắn mác” là lãnh đạo thích nhận “hối lộ” và chắc chắn, bạn cũng không muốn bị đồng nghiệp “ghẻ lạnh” chỉ vì thói quen xấu này.

2018 rồi, quà cáp không quan trọng, quan trọng là thành ý! Do đó, thay vì tặng quà một cách thiếu tinh tế như vậy, hãy chọn những thời điểm mà người người đua nhau tặng như lễ Tết, để gửi đến sếp một món quà vừa phải thể hiện trọn vẹn tâm ý của bạn là đủ.

Không “hót”

Không “hót” hoặc “thảo mai” với sếp là điều hầu như nhân viên nào cũng từng mắc phải. Ai cũng thích được nghe những lời ngon tiếng ngọt, nhưng nếu quá nhiều thành ra lại phản tác dụng! Đừng tỏ ra là một “hô-li-gân” quá khích trước những phát biểu của sếp hay tranh thủ khen lấy khen để mọi điều sếp làm. Điều này chỉ biến bạn thành một chú vẹt biết nói trong mắt sếp mà thôi!

Hãy biến sự “thảo mai” thành một lối nói chuyện duyên dáng để vừa lòng sếp, đẹp lòng ta. Tham khảo ngay kinh nghiệm từ các “cao thủ” bán hàng trong công ty, cách họ giao tiếp với khách hàng để cư xử và trò chuyện khéo léo. Nếu sếp chủ động gợi chuyện với bạn, hãy tỏ ra lắng nghe và ủng hộ nhiều hơn thay vì liên tục ngắt lời sếp chỉ để thốt ra những câu cảm thán mà sếp đã chán ngấy.

Không lười

Không lười là nguyên tắc quan trọng nhất nếu bạn muốn ghi điểm trong mắt sếp. Cách cư xử khéo léo hoặc những món quà chỉ giúp bạn gây thiện cảm với sếp trong thời gian ngắn. Nếu muốn là “con cưng” dài hạn, bạn phải thể hiện phong độ làm việc hiệu quả và chăm chỉ để tạo ấn tượng lâu dài.

Không chỉ làm việc của mình, bạn hãy cố gắng chú ý đến khoảng thời gian bận rộn của sếp. Hãy chủ động đề xuất xem mình có thể giúp gì được để hỗ trợ sếp hay đưa ra những gợi ý nho nhỏ giúp sếp tiết kiệm thời gian hơn. Sếp sẽ luôn chọn người có năng lực và luôn cống hiến tạo ra kết quả tốt nhất cho công ty. Hãy nỗ lực để trở thành người được chọn đó.

4 Có: Có nghĩ – Có chí – Có ý – Có lý

Có nghĩ

Có nghĩ là phẩm chất thể hiện hình mẫu một nhân viên cẩn thận và chu đáo, luôn cân nhắc được mất trước khi bắt tay thực hiện một điều gì. Sếp sẽ luôn hài lòng và tin tưởng giao những trọng trách lớn cho một cá nhân biết tính toán cũng như suy nghĩ kĩ càng. Hãy học cách hạn chế sự nóng vội và bộp chộp trong lối ứng xử. Sự điềm đạm sẽ khiến bạn gây dựng lòng tin với sếp hiệu quả hơn nhiều.

Có chí

Ông bà đã dạy nếu không có chí lớn, thì sao làm được việc lớn? Sếp của bạn cũng sẽ nghĩ như vậy khi đánh giá năng lực của một nhân viên đấy! Nếu bạn không đủ bản lĩnh và quyết đoán khi đưa ra những phương án trong cuộc họp, bạn đã vụt mất một cơ hội ngàn vàng ghi điểm với sếp. Do đó, trong những lần họp quan trọng tới, hãy chuẩn bị thật kĩ càng và mạnh dạn đề bạt với sếp hướng đi bạn vạch ra, biết đâu đó sẽ là bước ngoặt quan trọng giúp bạn thăng tiến!

Có ý

Có ý đây là những ý tưởng sáng tạo, bạn sáng tạo bạn mới dễ dàng giành chiến thắng. Không phải ngẫu nhiên khi trong các cuộc thi, giám khảo luôn tìm kiếm những nhân tố mới mẻ để trao giải nhất. Với cuộc cạnh tranh lấy lòng sếp nơi công sở, bạn cũng cần có những ý tưởng mới như thế! Đừng rập khuôn đi theo những lối mòn trong công việc, hãy thử đổi mới hoặc tìm kiếm những phong cách làm việc mới, tư duy mới lạ cho bản thân. Rồi một ngày, sự năng động của bạn cũng sẽ khiến sếp phải chú ý đến.

Có lý

Có lý có nghĩa là thay vì những lời phàn nàn hoặc đổ lỗi cho một ai khác để cố tình “dìm” họ xuống, hãy thể hiện trước sếp bạn là một người có trách nhiệm, sẵn sàng gánh vác mọi việc và luôn có nguyên nhân hợp lý giải thích cho những sai lầm của mình. Chẳng hạn như tham dự một cuộc họp muộn, bạn có thể chủ động nhận lỗi và đề xuất cách khắc phục ghi chép lại những thông tin bị bỏ lỡ sau giờ họp, thay cho việc phàn nàn với sếp thời tiết hôm nay tệ như thế nào hay đường tắc ra sao…

Nắm vững công thức “3 Không – 4 Có” trên, bạn sẽ cảm thấy việc lấy lòng sếp không hề khó như bạn nghĩ! Cố gắng tạo ấn tượng tốt đẹp với sếp là điều cần thiết, nhưng hãy thể hiện bằng hành động đúng mực, tinh tế để tránh gây ra những hiểu nhầm không cần thiết trong môi trường công sở bạn nhé.

adsads
Bài Viết Liên Quan

Làm gì khi sếp & nhân viên không cùng “tiếng nói chung”?

Bạn đã từng cảm thấy khó chịu, bực bội, hoặc thất vọng trong quá trình làm việc với sếp của mình chưa? Bạn có thấy...

“Sông có khúc, người có lúc” - Đã đến lúc học cách tha thứ cho nhân viên mắc phải lỗi lầm

“Sông có khúc, người có lúc" - một câu ca dao đơn giản nhưng chứa đựng một sự thấu hiểu sâu sắc về cuộc sống...

Sếp nên làm gì khi nhân viên "miễn dịch" với lời góp ý

Trong môi trường làm việc, việc nhận phản hồi và góp ý từ nhân viên là một phần quan trọng của quá trình phát triển...

New Project 42

Tôi muốn "phá kén" giống sếp của mình

“Phá kén” là quy trình tất yếu trong tự nhiên để trưởng thành của loài bướm. Với con người cũng vậy, đôi khi chúng ta...

Shutterstock 2149852003

4 đặc điểm của nhân viên được sếp quý, đồng nghiệp nể

Các chủ doanh nghiệp thường chỉ tập trung vào các kỹ năng kỹ thuật và không đánh giá các phẩm chất và đặc điểm tạo...

Bài Viết Liên Quan

Làm gì khi sếp & nhân viên không cùng “tiếng nói chung”?

Bạn đã từng cảm thấy khó chịu, bực bội, hoặc thất vọng trong quá trình...

“Sông có khúc, người có lúc” - Đã đến lúc học cách tha thứ cho nhân viên mắc phải lỗi lầm

“Sông có khúc, người có lúc" - một câu ca dao đơn giản nhưng chứa...

Sếp nên làm gì khi nhân viên "miễn dịch" với lời góp ý

Trong môi trường làm việc, việc nhận phản hồi và góp ý từ nhân viên...

New Project 42

Tôi muốn "phá kén" giống sếp của mình

“Phá kén” là quy trình tất yếu trong tự nhiên để trưởng thành của loài...

Shutterstock 2149852003

4 đặc điểm của nhân viên được sếp quý, đồng nghiệp nể

Các chủ doanh nghiệp thường chỉ tập trung vào các kỹ năng kỹ thuật và...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers