adsads
Lượt Xem 10 K

“Hơn 20 năm qua, nhiều doanh nghiệp tìm đến tôi đôi khi là vì khả năng quản lý còn hạn chế, đôi khi vì họ chưa sẵn sàng đón đầu những thách thức trong quá trình chuyển giao công nghệ. Nhưng theo kinh nghiệm của tôi, tất cả những tổ chức này đều tồn tại chung một vấn đề cốt lõi – thiếu khả năng tư duy phản biện” – Helen Lee Bouygues.

Helen Lee Bouygues là một trong những người phụ nữ được cho là nhà lãnh đạo thành công nhất trong việc chuyển giao và đổi mới văn hóa doanh nghiệp. Cô đã từng đảm nhiệm các vai trò như Giám đốc điều hành (CEO và COO), Giám đốc tài chính cấp cao (CFO) tại hơn 10 công ty khác nhau, đồng thời là nhà sáng lập nên Reboost Foundation, một trong những chuyên mục chủ đạo của Forbes và cho ra nhiều cuốn sách về tư duy phản biện.

Trong suốt 25 năm sự nghiệp, bà đã thu về hàng trăm triệu đô là tiền vốn, thương lượng lại hàng triệu đô la tiền nợ, và mang lại lợi nhuận về cho rất nhiều công ty trên bờ vực nguy hiểm. Bouygues thành lập Reboot Foundation với mục đích đẩy mạnh tư duy phản biện. Bà còn là một người mẹ đầy cảm hứng cho cô con gái 7 tuổi của mình. Theo Bouygues, “Reboot Foundation là một công cụ mang tính chứng thực, có thể giúp các bậc phụ huynh phát triển khả năng khả năng tư duy phản biện cho con em của mình”.

Hơn 20 năm qua, tôi đã giúp rất nhiều những tổ chức đang gặp khó khăn. Họ tìm đến tôi đôi khi là vì khả năng quản lý còn hạn chế, đôi khi vì họ chưa sẵn sàng đón đầu những thách thức trong quá trình chuyển giao công nghệ. Nhưng theo kinh nghiệm của tôi, tất cả những tổ chức này đều tồn tại chung một vấn đề cốt lõi: Thiếu khả năng tư duy phản biện.

Từng có một vị CEO đã nói chắc như đinh đóng cột rằng công ty ông là công ty dẫn đầu thị trường, và khách hàng sẽ không bao giờ rời bỏ công ty ông để đến với công ty đối thủ vì họ sẽ tốn bộn tiền nếu làm như vậy. Ngay vài tuần sau đó, Procter & Gamble – một tập đoàn sản xuất khổng lồ đã quyết định không tiếp tục kí kết hợp đồng với công ty của ông ấy nữa. Vị CEO vô cùng ngạc nhiên, mà lẽ ra ông ấy đã nên như vậy từ đầu!

Có rất nhiều doanh nghiệp đơn giản là không thể lý giải cặn kẽ được những vấn đề cấp bách, hay không dành đủ thời gian để nhìn nhận sự việc từ nhiều phía khác nhau. Những nhà lãnh đạo thường sẽ vội kết luận ngay khi chưa có đủ bằng chứng. Thậm chí tệ hơn là, những lãnh đạo cấp cao cũng chỉ chọn phương án mà họ cho là phù hợp với suy luận ban đầu của họ. Khi bạn thiếu chiến thuật siêu nhận thức – suy nghĩ để suy nghĩ – là một trong những lí do dẫn đến việc quá tự tin với chính bản thân mình.

Tin tốt là kĩ năng tư duy phản biện là một kĩ năng có thể học được. Dựa vào những kinh nghiệm, cũng như một vài nghiên cứu của mình, Helen Lee Bouygues cho biết dưới đây là ba thói quen đơn giản giúp doanh nghiệp cải thiện khả năng tư duy phản biện trong văn hóa doanh nghiệp.

 

Luôn xem xét và đặt vấn đề cho mọi sự phỏng đoán

Để vực dậy một công ty đang xuống dốc, Helen thường sẽ bắt đầu bằng cách đặt câu hỏi cho những phỏng đoán của công ty đó. Cô đã từng ghé thăm một vài chuỗi cửa hàng bán lẻ với tư cách là một người mua hàng và nhận ra rằng các công ty đang cho rằng khách hàng của họ sở hữu mức thu nhập sau thuế cao hơn là họ thực sự có. Niềm tin sai lầm này khiến cho các mặt hàng của họ có giá quá đắt đỏ, trong khi họ có thế kiếm được hơn hàng triệu đô la mỗi năm cho những sản phẩm quần và áo sơ mi có giá rẻ hơn.

Dĩ nhiên là việc đặt câu hỏi cho mọi thứ là một điều không hề dễ dàng.

3 thói quen nhà lãnh đạo cần để cải thiện tư duy phản biện trong tổ chức

Tưởng tượng xem mỗi ngày trôi qua bạn đều phải tự hỏi bản thân rằng trời hôm nay có trong xanh không, chuyện gì sẽ xảy ra nếu người đồng nghiệp ngồi cạnh trở thành chị em sinh đôi mình hay làm thế nào để tối biết được rằng nền kinh tế sẽ không bùng nổ vào ngày mai?

Bước đầu tiên khi đặt vấn đề, đó là bạn cần phải biết khi nào là thời điểm thích hợp để đặt vấn đề. Nói cách khác, khi nguy cơ càng cao, càng phải biết cách đặt câu hỏi.

Nếu bạn đang thảo luận về chiến dịch lâu dài trong việc dành ra bao nhiêu năm cho thời gian và công sức để làm việc gì đó, hãy chắc rằng những câu hỏi cơ bản nhất sẽ được đặt ra: Làm sao làm biết doanh nghiệp bạn sẽ phát triển? Những nghiên cứu nói gì cho mong đợi của bạn đến tương lai của thị trường doanh nghiệp? Bạn đã từng “giả vờ” mình là một khách hàng để xem khách hàng thật sự của mình cần gì chưa?

Một cách khác để bạn có thể xem xét sự phỏng đoán của mình, đó là cân nhắc nhiều sự lựa chọn khác nhau. Bạn có thể hỏi rằng: Lỡ như khách hàng của mình thay đổi thì sao, hay lỡ như nhà cung cấp của mình bỗng dưng phá sản? Những kiểu câu hỏi này sẽ giúp bạn có nhiều góc nhìn mới và hữu ích hơn cho lối suy nghĩ của mình.

 

Suy luận logic

Một vài năm trước, Helen đã đảm nhận trọng trách giúp vực dậy một bộ phận của một công ty về nội y lớn. Mức độ tiêu thụ của một trong những sản phẩm chính của hãng trở nên sụt giảm trong nhiều năm liền, và không ai biết lý do tại sao lại như vậy.

Hóa ra là công ty này đã mắc nhiều lỗi lập luận trong việc nghiễm nhiên cho ý kiến của mình là đúng, hay vội vàng đi đến kết luận khi chưa có đầy đủ chứng cứ cụ thể. Cụ thể là, công ty này tin rằng tất cả các khách hàng quốc tế của họ đều có những sở thích về kiểu dáng tương tự nhau. Nên họ đã cung cấp các loại áo có mẫu mã giống nhau cho tất cả các cửa hàng trên toàn châu Âu.

Khi nói chuyện với nhân viên cửa hàng cũng như người tiêu thụ, Helen và các cộng sự nhận ra rằng mỗi khách hàng từ các nơi khác nhau đều có sở thích và gu chọn đồ không hề giống nhau. Ví dụ, phụ nữ Anh chuộng những loại áo ren với màu sắc tươi sáng. Phụ nữ Ý lại thích áo trơn màu be. Còn ở Mỹ, họ mua rất nhiều các loại áo phong cách thể thao khỏe khoắn.

Đối với trường hợp của công ty nội y này, việc cải thiện khả năng lập luận khiến cho họ “vụt sáng” hơn bao giờ hết. Tin tốt là, khả năng tư duy lý luận hình thức đã có ít nhất 2000 năm trước từ thời của nhà triết học Aristotle. Trong suốt 2000 năm qua, tư duy logic đã và đang đóng một vai trò vô cùng to lớn trong việc đưa ra những kết luận mang tính sáng suốt và có cơ sở hơn.

Vì vậy, khi điều hành một tổ chức, bạn nên chú ý xây dựng một chuỗi những tư duy logic thông qua sự tranh luận. Hãy tự hỏi rằng: Liệu cuộc tranh luận này có được phù hợp với từng mảnh trong chứng cứ được đưa ra? Tất cả các mảnh chứng cứ này có thống nhất với nhau để tạo ra một kết luận đúng đắn hay không?

Thêm vào đó, hãy cẩn thận với sự ngụy biện – một phần có thể giúp cho bạn suy nghĩ được logic hơn. Ví dụ, mọi người thường nảy ra suy nghĩ sau khi một việc gì đó đã được xảy ra. Trong thuyết ngụy biện này, mọi người tin rằng: “Bởi vì Y diễn ra sau X, nên Y chắc hẳn là được gây ra bởi X”.

Một ví dụ minh họa như sau: Quản lý tin rằng cửa hàng sẽ bán được rất nhiều sản phẩm vào mùa xuân, bởi vì họ đã đưa ra một bài diễn thuyết dạt dào cảm xúc và đầy nhiệt huyết vào Hội nghị bán hàng vào tháng 2 vừa qua. Tuy nhiên, cho đến khi sự phỏng đoán của vị quản lý này được thử nghiệm thực tế, còn không thì ông ta khó có thể biết trước kết quả sẽ như thế nào cả.

 

Tìm kiếm lối tư duy đa chiều và cộng tác với nhiều nguồn khác nhau

Helen từng là người thành viên nữ duy nhất trong đội ngũ đổi mới và phát triển của McKinsey trong nhiều năm liền. Và ngày nay, khi đang làm việc cho phân nửa hội đồng công ty, cô vẫn là người châu Á và là người phụ nữ duy nhất trong phòng họp.

Với nền kiến thức và kinh nghiệm sống vốn có, Helen có xu hướng nhìn nhận mọi thứ khác với cách mà mọi người xung quanh hay quan sát. Đây là cũng một trong những ưu thế của cô. Tuy nhiên, không hề tách biệt hay “miễn nhiễm” với lối suy nghĩ chung của một tập thể, khi tiếp xúc với những người tương tự với mình – dù là tuổi tác, chính trị, hay nền tôn giáo – cô đều cố gắng thu hút nhiều quan điểm khác nhau từ họ. Điều này khiến cho lối tư duy suy nghĩ của cô tốt dần lên.

Việc một người tự “nhóm” mình lại với người khác có chung hành động hay suy nghĩ là điều hoàn toàn tự nhiên. Đặc biệt là với mạng Internet phổ biến như hiện nay, nơi mà mọi người có thể dễ dàng tìm một sự tương đồng về văn hóa. Những thuật toán trên mạng xã hội có thể khiến cho tầm nhìn của chúng ta bị hạn hẹp đi, và nó chỉ đưa ra những tin tức tương ứng với niềm tin của bạn mà thôi.

3 thói quen nhà lãnh đạo cần để cải thiện tư duy phản biện trong tổ chức

Vấn đề từ đây mà ra. Nếu tất cả mọi người trong “vòng tròn xã hội” đều suy nghĩ giống nhau, bạn sẽ trở nên cứng nhắc khi tư duy, và ít muốn thay đổi để tiếp cận thông tin mới hơn. Thực tế là, một người càng nghe ý kiến từ nhiều phía, nghiên cứu cho thấy rằng họ sẽ càng có khả năng “phân cực hóa” lối tư duy càng cao.

Hãy thoát ra khỏi những suy nghĩ một chiều như trước giờ bạn vẫn hay làm. Bạn có thể bắt đầu từ những việc nhỏ trước. Nếu bạn làm trong lĩnh vực kế toán, hãy kết bạn với những người thuộc ngành tiếp thị. Nếu bạn thường xuyên đi ăn trưa với đội ngũ nhân viên có kinh nghiệm lâu năm, hãy bỏ ra thêm thời gian đi xem đá banh với đồng nghiệp cấp dưới. Với cách này, bạn có thể thoát ra khỏi lối suy nghĩ đã cũ kĩ của mình, đồng thời góp phần gặt hái được vốn kiến thức đa chiều và sâu sắc hơn cho bản thân.

Khi làm việc theo nhóm, hãy để mỗi cá nhân tự tin đưa ra chính kiến của họ mà không bị ảnh hưởng bởi người khác. Khi muốn lấy lời khuyên, bạn nên giấu đi chiều hướng riêng của bản thân, và yêu cầu từng thành viên trong nhóm gửi mail cho mình về ý kiến cá nhân của họ. Chiến thuật này sẽ khiến cho mọi người không quá lệ thuộc vào lối tư duy chung của cả nhóm.

Mặc dù chiến thuật này nghe thì có vẻ đơn giản, nhưng để làm được thì không hề dễ. Đặc biệt là trong giới kinh doanh, khi mà các doanh nghiệp tổ chức không dành đủ thời gian để thực hiện lối tư duy lập luận đầy tính thiết thực này. Mặc dù may mắn đóng một vai trò không nhỏ trong sự phát triển của công ty. Nhưng hãy thay đổi và cố gắng hình thành thói quen suy nghĩ theo lối tư duy phản biện như trên. Có như thế, bạn sẽ gặt hái được nhiều chiến lợi phẩm lớn lao hơn trên con đường đi đến thành công của mình đấy!

 

— HR Insider / Theo Harvard Business Review —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

4 kiểu góp ý mang tính xây dựng (Constructive Feedback) mà nhà quản lý nên biết

Trong cuộc hành trình của mỗi nhà quản lý, việc góp ý mang tính xây dựng không chỉ là một kỹ năng mà là một nghệ thuật. Nắm vững khả năng này không chỉ giúp tạo ra một môi trường làm việc tích cực mà còn thúc đẩy sự phát triển cá nhân và chuyên môn của nhân viên.

Những "KOL" lĩnh vực Nhân sự mà bạn nên theo dõi

LinkedIn là một nền tảng tuyệt vời để kết nối với các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực nhân sự (HR). Việc theo dõi các influencer HR trên LinkedIn không chỉ giúp bạn cập nhật những xu hướng mới nhất mà còn cung cấp những kiến thức, kinh nghiệm quý báu và những lời khuyên thực tiễn. Bài viết dưới đây, VietnamWorks sẽ giúp bạn tìm hiểu thêm về những "KOL" nổi tiếng trong lĩnh vực Nhân sự mà bạn nên theo dõi.

Amazon quan tâm đến cả "sức khỏe tài chính" của nhân viên

Amazon Quan Tâm Đến Cả "Sức Khỏe Tài Chính" Của Nhân Viên. Gần 72% người Mỹ sống dựa vào lương hằng tháng, với số tiền tiết kiệm dưới 2.000 đô la. Và nhân viên Amazon cũng nằm trong số đó.

3 phẩm chất của nhà lãnh đạo thành công dưới góc nhìn của CEO Mircrosoft

Dưới góc nhìn của CEO Microsoft, Satya Nadella, có ba phẩm chất chính mà ông tin rằng cần có để trở thành một nhà lãnh đạo thành công. Những phẩm chất này không chỉ là chìa khóa để đạt được thành công trong môi trường kinh doanh đầy cạnh tranh, mà còn là yếu tố quan trọng trong việc tạo ra một tổ chức mạnh mẽ và đội ngũ nhân sự đầy năng lượng. Bài viết dưới đây đề cập đến ba phẩm chất quan trọng mà CEO Satya Nadella cho răng nên có ở một nhà lãnh đạo thành công.

Lắng nghe - bí mật kiến tạo sự hạnh phúc của nhân viên tại Netflix

Trong thế giới ồn ào và hối hả của chúng ta, có một nghệ thuật thường bị lãng quên nhưng lại có sức mạnh kỳ diệu trong việc kiến tạo niềm hạnh phúc và thành công - đó chính là nghệ thuật của sự lắng nghe.

Bài Viết Liên Quan

4 kiểu góp ý mang tính xây dựng (Constructive Feedback) mà nhà quản lý nên biết

Trong cuộc hành trình của mỗi nhà quản lý, việc góp ý mang tính xây dựng không chỉ là một kỹ năng mà là một nghệ thuật. Nắm vững khả năng này không chỉ giúp tạo ra một môi trường làm việc tích cực mà còn thúc đẩy sự phát triển cá nhân và chuyên môn của nhân viên.

Những "KOL" lĩnh vực Nhân sự mà bạn nên theo dõi

LinkedIn là một nền tảng tuyệt vời để kết nối với các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực nhân sự (HR). Việc theo dõi các influencer HR trên LinkedIn không chỉ giúp bạn cập nhật những xu hướng mới nhất mà còn cung cấp những kiến thức, kinh nghiệm quý báu và những lời khuyên thực tiễn. Bài viết dưới đây, VietnamWorks sẽ giúp bạn tìm hiểu thêm về những "KOL" nổi tiếng trong lĩnh vực Nhân sự mà bạn nên theo dõi.

Amazon quan tâm đến cả "sức khỏe tài chính" của nhân viên

Amazon Quan Tâm Đến Cả "Sức Khỏe Tài Chính" Của Nhân Viên. Gần 72% người Mỹ sống dựa vào lương hằng tháng, với số tiền tiết kiệm dưới 2.000 đô la. Và nhân viên Amazon cũng nằm trong số đó.

3 phẩm chất của nhà lãnh đạo thành công dưới góc nhìn của CEO Mircrosoft

Dưới góc nhìn của CEO Microsoft, Satya Nadella, có ba phẩm chất chính mà ông tin rằng cần có để trở thành một nhà lãnh đạo thành công. Những phẩm chất này không chỉ là chìa khóa để đạt được thành công trong môi trường kinh doanh đầy cạnh tranh, mà còn là yếu tố quan trọng trong việc tạo ra một tổ chức mạnh mẽ và đội ngũ nhân sự đầy năng lượng. Bài viết dưới đây đề cập đến ba phẩm chất quan trọng mà CEO Satya Nadella cho răng nên có ở một nhà lãnh đạo thành công.

Lắng nghe - bí mật kiến tạo sự hạnh phúc của nhân viên tại Netflix

Trong thế giới ồn ào và hối hả của chúng ta, có một nghệ thuật thường bị lãng quên nhưng lại có sức mạnh kỳ diệu trong việc kiến tạo niềm hạnh phúc và thành công - đó chính là nghệ thuật của sự lắng nghe.

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers