adsads
Untitled design 1
Lượt Xem 4 K

Một điều mà hầu hết các nhà tuyển dụng đều đồng ý chính là “nhân tài luôn luôn khan hiếm”. Khi tuyển dụng cho những vị trí cấp trung, cấp cao thì điều này càng đúng. Việc đăng tuyển và thu hút các ứng viên chủ động tìm việc chỉ là một phần giải pháp cho vấn đề thiếu nhân tài. Các nhà tuyển dụng càng cần phải mở rộng việc tiếp cận cả các ứng viên thụ động. VietnamWorks HR Insider xin được chia sẻ một số bí quyết để tiếp cận và gây ấn tượng đối với các ứng viên thụ động:

 

Họ rất ít khi tìm việc

Vì vô vàn lý do, chẳng hạn như đang rất hài lòng với công việc hiện tại, hoặc đã chuyển sang tự kinh doanh,… các ứng viên thụ động này sẽ rất ít khi đăng ký tài khoản trên các trang mạng tuyển dụng hay lên các trang web này để tìm việc. Mặt khác, họ sẽ xuất hiện thường xuyên ở các kênh liên lạc, hội nhóm chuyên ngành, hoặc nếu đã từng đăng ký tài khoản tìm việc thì họ cũng sẽ có CV trên các trang mạng tuyển dụng, mặc dù CV của họ đã lâu không cập nhật. Hãy chú ý các kênh truyền thông này để tiếp cận ứng viên thụ động.

 

Mối quan tâm của họ không phải là tìm việc

Ứng viên thụ động không nghĩ về việc tìm kiếm việc làm mới suốt ngày. Để tạo mối quan tâm của họ là một quá trình từng bước chậm rãi, không phải là việc gây ấn tượng nhanh chóng. Trước tiên là phải chọ họ biết về thương hiệu tuyển dụng của công ty. Sau đó, phải giúp họ hiểu biết về môi trường làm việc và những ưu đãi hấp dẫn như lương, thưởng… Cuối cùng, cần tạo động lực thúc đẩy họ ứng tuyển bằng cách áp đặt mốc thời gian, ví dụ: nộp đơn ngay hôm nay, chương trình tuyển dụng sẽ kết thúc vào cuối tuần này. Cách tiếp cận từng bước một và thúc đẩy ngày càng nhiều này sẽ thuyết phục các ứng viên thụ động nhất trở nên chủ động hơn.

 

Ứng viên thụ động cần thấy lợi ích rõ ràng

Khi ứng viên thụ động bắt đầu tìm việc, họ sẽ có xu hướng so sánh công việc đăng tuyển với công việc hiện tại họ đang làm. Sự so sánh này đôi lúc khá khắt khe, do đó nhà tuyển dụng phải cho họ thấy: “công việc chúng tôi đang tuyển sẽ tuyệt vời hơn công việc hiện tại của bạn” một cách thuyết phục. Có thể là cho họ một mức lương cao hơn hẳn, hay cho họ những phúc lợi đặc biệt, những cơ hội thăng tiến rõ ràng…, các ứng viên thụ động sẽ bị “hấp dẫn” hơn.

 

Tạo niềm tin bằng cách liên lạc trực tiếp

Nếu ứng viên thụ động được tìm thấy cùng với thông tin liên lạc, đừng ngần ngại liên lạc trực tiếp với ứng viên đó. Tuy nhiên, khi nói chuyện trực tiếp, tránh dùng ngôn ngữ như một dân “bán hàng” chuyên nghiệp, mà hãy trò chuyện thân mật, tìm hiểu công việc và nguyện vọng hiện thời của ứng viên trước khi giới thiệu về công ty của nhà tuyển dụng. Nếu có thể, hãy cho ứng viên nói chuyện với nhân viên cũ từng đảm nhận vị trí đang tuyển dụng để được nghe chia sẻ từ chính người trong cuộc.

 

Vận dụng mạng lưới quen biết

Cách tạo dựng niềm tin hiệu quả nhất là việc tiếp cận ứng viên thụ động thông qua chính các mối quan hệ quen biết của họ. Liệu có ai trong công ty bạn quen biết với ứng viên đó hay không? Hãy nhờ nhân viên đó liên lạc và giới thiệu về vị trí công ty đang tuyển dụng. Hầu hết các ứng viên thụ động đều được tuyển dụng qua mạng lưới quen biết, do đó hãy tận dụng mạng lưới của chính công ty bạn.

 

— HR Insider —
VietnamWorks
 – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

3 chữ C quan trọng của sếp

Theo chuyên gia, thực hiện 3 chữ C, bao gồm Clarity (sự rõ ràng), Consistency (sự nhất quán) và Choice (sự lựa chọn), sẽ khiến nhân viên tin tưởng vào quản lý của họ.

Nghệ thuật quản lý: bí quyết giúp nhân tài cảm thấy bản thân có giá trị

Thu hút và giữ chân nhân tài là một trong những thách thức lớn nhất mà các doanh nghiệp phải đối mặt trong thời đại nhiều biến động. Theo một khảo sát của Robert Walters, trong 2024, 59% người có trình độ tại Việt Nam sẵn sàng tìm kiếm cơ hội công việc mới trong nếu họ không hài lòng với công việc hiện tại. Để thành công, các nhà quản lý cần nắm vững nghệ thuật quản lý, tạo môi trường làm việc giúp nhân viên cảm thấy bản thân được đánh giá cao và có giá trị. Bài viết này sẽ chia sẻ một số bí quyết giúp bạn đạt được mục tiêu đó.

Xây dựng chương trình đào tạo nội bộ giúp nhân viên "linh hoạt" trước mọi tình huống

Năm 2024 hứa hẹn là một năm đầy thách thức nhưng cũng mang lại nhiều cơ hội thú vị cho các chuyên gia pháp chế và phát triển nguồn nhân lực (L&D). Sự thay đổi này đến từ nhiều yếu tố, bao gồm làn sóng nhân viên trẻ gia nhập lực lượng lao động và leo lên các vị trí quản lý, áp lực gia tăng về chứng minh hiệu quả đầu tư (ROI) cho các chương trình đào tạo, hay xu hướng quay trở lại văn phòng làm việc. Cùng với sự thay đổi đáng kể trong môi trường lao động, dự đoán 5 xu hướng đào tạo nội bộ nổi bật trong năm 2024 sẽ là điều mà các chuyên gia phát triển nguồn nhân lực và pháp chế không nên bỏ qua.

Tái Tạo Sự Tự Tin Cho Nhân Viên Hậu Giai Đoạn “Nói Lời Tạm Biệt” Với Đồng Nghiệp

Trong bất kỳ tổ chức nào, việc sa thải là một phần không thể tránh khỏi của quá trình thích nghi và thay đổi, đặc biệt là trong giai đoạn như hiện nay. Tuy nhiên, tác động của việc nói lời tạm biệt với đồng nghiệp không chỉ dừng lại ở những con số trên bảng cân đối kế toán. Nó còn ảnh hưởng đến tinh thần làm việc của nhân viên, gây ra sự thiếu tự tin và lo lắng.

"Job Shadowing" - sự thúc đẩy phát triển cho cả nhân viên và doanh nghiệp

Job Shadowing, hay còn được gọi là việc đồng hành là một hình thức đào tạo thực hành trong đó một nhân viên theo dõi, học hỏi và ghi nhận công việc của một người đồng nghiệp trong cùng một tổ chức hoặc ngành nghề. Phương pháp này không chỉ mang lại lợi ích cho người thực hiện đồng hành mà còn đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của cả nhân viên và doanh nghiệp. Cùng VietnamWorks tìm hiểu qua bài viết sau vì sao “Job Shadowing” là sự thúc đẩy phát triển cho cả nhân viên và doanh nghiệp.

Bài Viết Liên Quan

3 chữ C quan trọng của sếp

Theo chuyên gia, thực hiện 3 chữ C, bao gồm Clarity (sự rõ ràng), Consistency (sự nhất quán) và Choice (sự lựa chọn), sẽ khiến nhân viên tin tưởng vào quản lý của họ.

Nghệ thuật quản lý: bí quyết giúp nhân tài cảm thấy bản thân có giá trị

Thu hút và giữ chân nhân tài là một trong những thách thức lớn nhất mà các doanh nghiệp phải đối mặt trong thời đại nhiều biến động. Theo một khảo sát của Robert Walters, trong 2024, 59% người có trình độ tại Việt Nam sẵn sàng tìm kiếm cơ hội công việc mới trong nếu họ không hài lòng với công việc hiện tại. Để thành công, các nhà quản lý cần nắm vững nghệ thuật quản lý, tạo môi trường làm việc giúp nhân viên cảm thấy bản thân được đánh giá cao và có giá trị. Bài viết này sẽ chia sẻ một số bí quyết giúp bạn đạt được mục tiêu đó.

Xây dựng chương trình đào tạo nội bộ giúp nhân viên "linh hoạt" trước mọi tình huống

Năm 2024 hứa hẹn là một năm đầy thách thức nhưng cũng mang lại nhiều cơ hội thú vị cho các chuyên gia pháp chế và phát triển nguồn nhân lực (L&D). Sự thay đổi này đến từ nhiều yếu tố, bao gồm làn sóng nhân viên trẻ gia nhập lực lượng lao động và leo lên các vị trí quản lý, áp lực gia tăng về chứng minh hiệu quả đầu tư (ROI) cho các chương trình đào tạo, hay xu hướng quay trở lại văn phòng làm việc. Cùng với sự thay đổi đáng kể trong môi trường lao động, dự đoán 5 xu hướng đào tạo nội bộ nổi bật trong năm 2024 sẽ là điều mà các chuyên gia phát triển nguồn nhân lực và pháp chế không nên bỏ qua.

Tái Tạo Sự Tự Tin Cho Nhân Viên Hậu Giai Đoạn “Nói Lời Tạm Biệt” Với Đồng Nghiệp

Trong bất kỳ tổ chức nào, việc sa thải là một phần không thể tránh khỏi của quá trình thích nghi và thay đổi, đặc biệt là trong giai đoạn như hiện nay. Tuy nhiên, tác động của việc nói lời tạm biệt với đồng nghiệp không chỉ dừng lại ở những con số trên bảng cân đối kế toán. Nó còn ảnh hưởng đến tinh thần làm việc của nhân viên, gây ra sự thiếu tự tin và lo lắng.

"Job Shadowing" - sự thúc đẩy phát triển cho cả nhân viên và doanh nghiệp

Job Shadowing, hay còn được gọi là việc đồng hành là một hình thức đào tạo thực hành trong đó một nhân viên theo dõi, học hỏi và ghi nhận công việc của một người đồng nghiệp trong cùng một tổ chức hoặc ngành nghề. Phương pháp này không chỉ mang lại lợi ích cho người thực hiện đồng hành mà còn đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của cả nhân viên và doanh nghiệp. Cùng VietnamWorks tìm hiểu qua bài viết sau vì sao “Job Shadowing” là sự thúc đẩy phát triển cho cả nhân viên và doanh nghiệp.

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers