adsads
1200x900 2
Lượt Xem 1 K

Để có thể giúp nhân viên phát triển được kỹ năng lãnh đạo của mình, doanh nghiệp cũng cần có những phương pháp hữu ích. Dưới đây, là những cách giúp doanh nghiệp phát triển kỹ năng lãnh đạo ở nhân viên.

Tạo cơ hội phát triển

Nhân viên là nguồn nhân lực quan trọng của doanh nghiệp, việc doanh nghiệp đầu tư vào họ sẽ mang lại lợi ích hơn là tác hại. Sự nghiệp của nhân viên phát triển thì doanh nghiệp mới ngày càng phát triển mạnh mẽ. Để đảm bảo nhân viên không cảm thấy dậm chân tại chỗ ở vị trí của họ hay họ muốn rời bỏ vị trí đó, nhà quản lý nên tạo cơ hội cho họ phát triển kiến thức và kỹ năng chuyên môn của họ để họ có thể đảm nhận vị trí lãnh đạo trong công ty.

Những cách giúp nhân viên phát triển được kiến thức hay kỹ năng chuyên môn có thể là việc doanh nghiệp trả tiền cho các khóa học, đào tạo nội bộ. Nhà quản lý có thể cung cấp cho nhân viên lịch hoặc danh sách các sự kiện phát triển nghề nghiệp, các cuộc họp các hội nhóm liên quan đến nghề nghiệp và các sự kiện liên quan đến công việc mà nhân viên có thể tham gia được vào thời gian rảnh của họ.

Luôn duy trì sự phản hồi 

Nhân viên luôn có nhu cầu học tập và phát triển không ngừng nhưng họ cũng cần có người chỉ dẫn giúp họ chỉ ra những điểm chưa đúng và điểm sai. Việc phản hồi sẽ giúp đo lường và đánh giá hiệu suất làm việc của nhân viên trong vấn đề cải thiện năng suất tương lai. Tuy nhiên, thực tế, hiện có rất ít doanh nghiệp có văn hóa phản hồi liên tục tại nơi làm việc.

Trước, cấp trên cần cải thiện vấn đề giao tiếp nơi làm việc bằng cách thường xuyên gặp gỡ họ trong những giờ nghỉ. Tổ chức những buổi họp định kỳ hàng quý và bàn luận về các mục tiêu và hiệu suất cá nhân để giúp nhân viên xác định được các cơ hội phát triển, cũng như xây dựng kế hoạch phát triển phù hợp cho cá nhân nhân viên đó. Đồng thời, các cuộc họp này còn tạo cơ hội cho nhân viên thoải mái nói ra những quan tâm của họ trong công việc.

Trở thành cố vấn

Một trong những cách hữu ích khi phát triển kỹ năng lãnh đạo ở nhân viên, chính là cấp trên trở thành người cố vấn cho họ. Việc trở thành người cố vấn sẽ giúp nhân viên phát triển và nâng cao kỹ năng của họ. Một cách đơn giản nhưng hữu ích, có thể giúp nhân viên học hỏi được các kỹ năng thực tế từ chính người quản lý của mình. Nếu như bạn không thể trở cố vấn cho tất cả thành viên trong nhóm của mình, bạn có thể tìm tới một người khác trong công ty của bạn, một người nào đó đã thành danh và đạt được vị trí nào đó trong sự nghiệp, bạn có thể hỏi xem người này có thể trở thành cố vấn cho nhân viên có tiềm năng không.

Ngoài ra, bạn có thể đề xuất một chương trình cố vấn để nhân viên mài giũa được kỹ năng của họ với những nhân viên có kinh nghiệm hơn. Việc này không chỉ thu hút được những nhân viên tiềm năng còn là phương pháp đào tạo chéo cho nhân viên hiện tại. Phương pháp này có thể cải thiện hiệu suất của nhóm bằng cách cải thiện hiệu suất làm việc của từng cá nhân.

Giao nhiệm vụ và ủy quyền

Nhiệm vụ của nhà lãnh đạo là hỗ trợ nhân viên phát triển bản thân. Bên cạnh nhiệm vụ đó, nhà quản lý cũng cần thảo luận với nhân viên về việc tăng tính trách nhiệm của mỗi cá nhân. Mỗi khi có nhiệm vụ mới, người quản lý có thể đề xuất giao việc cho nhân viên để họ lên kế hoạch chi tiết về hoạt động của nhiệm vụ. Đồng thời, bạn có thể giao những nhiệm vụ kéo dài cho nhân viên, thông thường những nhiệm vụ này thường gây khó chịu cho nhân viên bởi họ thường phải nỗ lực, cố gắng hết mình để hoàn thành nhiệm vụ nhưng khi hoàn thành chúng sẽ tạo ra cảm giác đạt được thành tựu lớn. Điều này không chỉ mang đến cho nhân viên những cơ hội học tập, rèn luyện quý giá mà còn giúp doanh nghiệp thu thập những thông tin quý giá về thế mạnh và lĩnh vực phát triển của nhân viên.

Ngoài ra, việc sao nhiệm vụ này thường cho phép nhà quản lý xem xét lại nhân viên của mình có sẵn sàng tham gia thử thách không, bởi những nhân viên sẵn sàng tham gia thường là những người sẵn sàng chấp nhận và ủng hộ sự thay đổi – đây là điều mà các nhà lãnh đạo cần có.

Ủy quyền là trao cho người khác quyền được hành động và chịu trách nhiệm cho hành động đó của mình. Điều này cũng đồng thời nói rằng người quản lý tin tưởng họ bằng cách giao một công việc quan trọng. Mặt khác, việc ủy quyền cũng giúp bạn có thời gian để dành cho cho làm những công việc khác.

Cung cấp kết nối mạng lưới

Việc giúp nhân viên kết nối với mọi người trong tổ chức hay trong ngành sẽ tạo cơ hội cho họ quan sát và học hỏi được từ nhiều nhà lãnh đạo khác nhau. Kết nối mạng lưới ngành không chỉ làm tăng các mối quan hệ, còn cần thiết cho sự phát triển của từng cá nhân và phát triển doanh nghiệp. Người quan lý có thể khuyến khích nhân viên của mình học cách kết nối.

Đầu tiên, kết nối ở những nơi nhỏ nhất như nơi làm việc của mình trong các bữa trưa hoặc tại các sự kiện sau giờ làm việc. Cuối cùng, khuyến khích họ kết nối với những đồng nghiệp và các chuyên gia khác trong cùng lĩnh vực nhưng ngoài công ty. Việc kết nối sẽ giúp họ cải thiện khả năng giao tiếp của mình và hành động với sự tự tin của người lãnh đạo. Không những thế, lợi ích của việc kết nối cũng tạo ra cơ hội chia sẻ kiến thức và ý tưởng, hơn nữa, chúng còn có thể cung cấp cơ hội kinh doanh. Việc kết nối còn giúp những nhân viên giỏi nâng cao danh tiếng của họ trong ngành, là bước đệm cho họ trở thành những nhà lãnh đạo tài ba.

Xem thêm: Gen Z mong đợi Nhà tuyển dụng cải thiện quy trình tuyển dụng như thế nào?

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một thước đo quan trọng đánh giá khả năng của con...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm việc căng thẳng, vai trò của người lãnh đạo càng...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức nào, và việc có một quy trình tuyển...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ làm việc hiệu quả giữa sếp và nhân viên....

Top 6 chỉ số quan trọng để đánh giá quy trình tuyển dụng

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc sở hữu một quy trình tuyển dụng hiệu quả đóng vai trò vô cùng quan trọng trong...

Bài Viết Liên Quan

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan...

Top 6 chỉ số quan trọng để đánh giá quy trình tuyển dụng

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc sở hữu một quy trình tuyển dụng...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers